ThS. ĐỖ THỊ LỢI Cục BVTV vừa có Công điện gửi Sở NN -PTNT, Chi cục BVTV các tỉnh phía Bắc về việc tập trung phòng chống rầy nâu hại lúa ĐX cuối vụ.
Công điện nêu rõ: Vụ lúa ĐX 2008 - 2009 ở miền Bắc đang phát triển tốt và bước vào giai đoạn trỗ bông-đỏ đuôi, nhưng sâu bệnh hại lúa; đặc biệt là rầy nâu, rầy lưng trắng đang phát sinh gây hại trên diện rộng. Theo báo cáo của các Chi cục BVTV, hiện có gần 80.000 ha lúa nhiễm rầy, tập trung tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như Nam Định (24.000 ha), Thái Bình (10.000 ha), Ninh Bình (13.500 ha), Hà Nam (8.000 ha)… Mật độ rầy phổ biến 2.000 - 3.000 con/m2, cục bộ lên đến 10.000 con/m2 và đã gây cháy chòm ở một số diện tích.
Biện pháp kỹ thật
+ Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, phải triển khai phun trừ những nơi có mật độ rầy cao từ 3.000 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc có hiệu lực trừ rầy cao. Khuyến cáo nông dân giữ mức nước trong ruộng 2-3 cm khu phun thuốc. Những ruộng lúa chắc xanh-đỏ đuôi có mật độ rầy cao khi phun thuốc nhất thiết phải rẽ lúa thành từng băng (4-5 hàng lúa) để thuốc tiếp xúc với rầy.
+ Đối với đạo ôn cổ bông, cần tiếp tục phun phòng trên những diện tích lúa đã bị đạo ôn lá trỗ trong tháng 4 đến đầu tháng 5 nhưng chưa được phun thuốc.
|
Do thời tiết mưa ẩm, âm u kéo dài rất thuận lợi cho rầy phát triển nên diện tích nhiễm rầy sẽ tăng nhanh trên các giống nhiễm và sẽ cháy trên diện rộng (từ nay đến cuối tháng 5), ứng với giai đoạn lúa trỗ- đỏ đuôi nếu không theo dõi và phòng trừ kịp thời. Ngoài ra, bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục phát sinh gây hại, đặc biệt là ở những nơi đã bị đạo ôn lá, gặp thời tiết thuận lợi; sau cuốn lá nhỏ và sâu đục thân gây hại trên các trà lúa trỗ muộn, sau 10/5.
Để tăng cường việc phòng trừ hiệu quả rầy nâu, rầy lưng trắng và các sâu bệnh hại lúa, Cục BVTV đề nghị Sở NN - PTNT, Chi cục BVTV các tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 13/CĐ-BNN ngày 7/4/2009 của Bộ NN - PTNT.
Tập trung lực lượng cán bộ để kiểm tra, nắm chắc diễn biến của rầy nâu, rầy lưng trắng và bệnh đạo ôn, sâu đục thân…Theo dõi sát diễn biến thời tiết, xác định thời gian, diện tích từng trà lúa cần phun trừ cụ thể đối với từng loại sâu bệnh để tham mưu cho địa phương tổ chức, chỉ đạo nông dân phòng trừ. Phối hợp với các cấp chính quyền tăng cường hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng và sâu bệnh khác.
Minh Văn Số lần xem trang : 16830 Nhập ngày : 08-05-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|