ThS. ĐỖ THỊ LỢI Cho dù có nhiều tác động gián tiếp, ảnh hưởng trực tiếp của nhật thực và nguyệt thực lên ngành nông nghiệp nước ta nhưng cho đến nay chưa được nghiên cứu. Trong khi đó hình thái nhật và nguyệt thực trong năm 2009 khá đặc biệt, với việc xuất hiện tập trung làm hai đợt trong tháng 1+2 và 7+8, và với việc năm Kỷ Sửu trong Kinh Dịch thuộc quẻ Ly mà các ảnh hưởng cực đại liên quan đến sức nóng mặt trời sẽ diễn ra trong tháng 3 và tháng 8+9. Thời điểm cụ thể xuất hiện hai kỳ nhật thực vào ngày 26/1 và 22/7, và bốn kỳ nguyệt thực vào đêm 9/2, 7/7, 6/8 và 31/12. Kỳ nhật thực đầu tiên của năm 2009 xảy ra vào ngày mồng một Tết Nguyên đán. Mặt trời bị che khuất trên một hành lang rộng 363km, bắt đầu từ nam Đại Tây Dương lúc 6 giờ 6 phút giờ GMT, rồi di chuyển hướng đông đến nam Châu Phi trước khi chuyển hướng đông bắc băng qua Ấn Độ Dương và đạt mức che phủ cực đại vào lúc 7 giờ 58 phút 39 giây với cường độ tối lên đến 0,9282. Lúc này mặt trời được nhìn thấy dưới hình vành khuyên kéo dài đến 7 phút 54 giây, rồi tiếp tục di chuyển đông bắc băng qua vùng Đông Nam Á và kết thúc trên đảo Mindanao của Philippines vào lúc 9 giờ 52 phút giờ GMT tức 16 giờ 52 phút giờ Việt Nam. Ở phía nam nước ta và tại Campuchia, nhật thực không che khuất ánh sáng nhưng bầu trời trở nên tối hơn trong khoảng 3 đến 4 giờ chiều ngày 26/1.
Kỳ nhật thực thứ hai không chỉ quan trọng vì cách quãng hai kỳ nguyệt thực trước và sau chỉ hai tuần mà còn vì đó là nhật thực toàn phần, mặt trời hoàn toàn bị che khuất trong hơn 5 phút trên trục di chuyển qua phía nam tỉnh Tứ Xuyên nơi vừa hứng chịu các trận động đất gần đây, nghĩa là rất gần Việt Nam. Phần nhật thực toàn phần sẽ kéo thành vệt dài, bắt đầu từ vịnh Khambhat của Ấn Độ lúc 0 giờ 53 phút giờ GMT, quét qua các thành phố Surat, Indore, Bhopal, Varanasi, Pata của Ấn Độ, đến Vũ Hán, Hàng Châu, Thượng Hải của Trung Quốc và Ryukyu, Iwo Jima của Nhật Bản, trước khi chuyển hướng về phía nam Thái Bình Dương và đạt mức che phủ cực đại tại đó trong khoảng 6 phút 39 giây vào lúc 2 giờ 35 phút 19 giây. Kỳ nhật thực này sẽ kết thúc lúc 4 giờ 18 phút giờ GMT giữa Thái Bình Dương.
Cả hai kỳ nhật thực quan trọng này đều ảnh hưởng đến Việt Nam, không chỉ là hiện tượng bầu trời miền Nam trở tối vào chiều 26/1 hay miền Bắc bị che khuất bán phần vào sáng 22/7, mà vì chúng đều bắt đầu chu kỳ ánh sáng Mặt Trời trở nên gay gắt chói chang mà đỉnh điểm sẽ diễn ra vào tháng 3 và các tháng 8, 9. Trong lịch âm, Kỷ Sửu năm nay cũng ứng vào quẻ Ly tức hai lần hỏa, chứng tỏ ảnh hưởng của mặt trời lên thời tiết sẽ rất mãnh liệt và thời điểm cũng trùng với chu kỳ tăng cường ánh sáng mặt trời sau mỗi nhật thực. Vì vậy, ngành dự báo khí tượng thủy văn liên quan đến nông nghiệp và sức khỏe, bão lụt và hạn hán… có thể phải làm việc cật lực hơn trong năm Kỷ Sửu 2009 này.
Hoàng Xuân Phương Số lần xem trang : 16849 Nhập ngày : 17-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : 17-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|