ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hội thảo “Thành tựu và hiện trạng toàn cầu về thương mại cây trồng biến đổi gen năm 2008” do Bộ NN - PTNT phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Ông Clive James-người sáng lập và Chủ tịch Ban điều hành ISAAA đã nhận định nhờ những lợi ích to lớn và lâu dài cho môi trường, kinh tế và phúc lợi xã hội, cây trồng biến đổi gen (CNSH) tiếp tục được trồng rộng rãi trong năm 2008, năm thứ 13 được đưa vào thương mại hoá trên thị trường. Số nước trồng cây trồng sinh học đã lên tới con số 25 - một mốc lịch sử - một làn sóng mới về việc đưa cây trồng sinh học vào canh tác. Tổng diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn thế giới từ trước tới nay đã đạt mức 2 tỉ mẫu Anh (tương đương với 800 triệu ha), sau khi đạt con số 1 tỉ mẫu Anh vào năm 2005 thì chỉ mất có 3 năm để diện tích trồng cây CNSH đạt thêm 1 tỷ mẫu tiếp theo. Năm 2008, diện tích đất trồng cây CNSH tiếp tục tăng mạnh, đạt 125 triệu ha, tăng so với con số 114,3 triệu ha năm 2007.
Đúng như các nhà khoa học dự đoán, những nước mới tham gia vào cộng đồng CNSH nông nghiệp ngày càng sử dụng nhiều những giống cây CNSH đa tính trạng thay vì những giống chỉ mang tính trạng đơn lẻ như trước đây, tỉ lệ ứng dụng tính trạng tổng hợp này ở cây ngô và đậu tương đạt mức cao nhất. Cụ thể trong năm 2008, 85% trong tổng số 35,3 triệu ha trồng ngô của Mỹ là các giống ngô CNSH, 78% trong số đó là những giống lai mang từ 2 đến 3 tính trạng; chỉ có 22% còn lại là những giống lai đơn tính trạng.
Ngô SmartStaxTM có chứa 8 gen quy định nhiều tính trạng khác nhau, dự kiến sẽ được đưa vào canh tác tại Mỹ từ năm 2010. Tương tự, bông CNSH cũng chiếm hơn 90% diện tích trồng bông của Hoa Kỳ, Australia và Nam Phi, tỷ lệ những giống bông nhiều tính trạng ở 3 nước này lần lượt là 75%, 81% và 83%. Rõ ràng là đặc tính tổng hợp ở cây CNSH ngày càng trở nên quan trọng và góp phần quan trọng trong việc tính mức tăng diện tích một cách chính xác theo đặc tính được triển khai cũng như diện tích trồng đơn thuần. Đậu tương CNSH tiếp tục là giống cây chính được trồng trong năm 2008 với diện tích 65,8 triệu ha, chiếm 53% diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu, tiếp theo là ngô CNSH (37,3 triệu ha, chiếm 30%), bông CNSH (15,5 triệu ha, chiếm 12%) và cải canola chuyển gen (5,9 triệu ha, chiếm 5% diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu).
Có nhiều thay đổi nhưng kể từ khi được đưa vào canh tác đại trà từ năm 1996 đến năm 2008, tính trạng chịu thuốc diệt cỏ tiếp tục là tính trạng được ứng dụng rộng rãi nhất. Năm 2008, tính trạng này được triển khai ở đậu tương, ngô, cải canola, bông và alfalfa, chiếm 63%, tương đương với 79 triệu ha tổng diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu. Trong vòng 2 năm liên tiếp, các giống cây mang 2 tính trạng và 3 tính trạng phát triển mạnh mẽ, được trồng trên diện tích lớn (26,9 triệu ha, tương đương với 22% diện tích cây trồng CNSH trên toàn cầu), nhiều hơn so với cây đơn tính trạng kháng sâu bệnh (chỉ được trồng trên diện tích 19,1 triệu ha, tương đương với 15% tổng diện tích đất).
Cây đa tính trạng là nhóm cây CNSH tăng số lượng nhanh nhất trong năm 2007 và 2008, với tỉ lệ tăng trưởng 23%, cao hơn nhiều so với cây đơn tính trạng chịu thuốc diệt cỏ (tăng 9%) và kháng sâu bệnh (giảm 6%). Cây đa tính trạng - giống cây CNSH ngày càng giữ vị trí quan trọng. Đã có 10 nước trên thế giới trồng những giống cây này trong năm 2008. Cây trồng CNSH mang nhiều tính trạng ngày càng trở nên quan trọng đối với ngành nông nghiệp, sẽ trở thành xu hướng ứng dụng trong tương lai, đáp ứng các nhu cầu của người nông dân và người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Năm 2008 giá trị của thị trường CNSH toàn cầu ước tính khoảng 7,5 tỉ đôla, tổng giá trị từ năm 1996 đến 2007 đạt trên 50 tỉ đôla. Dự đoán, đến năm 2015 diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi, đạt mức 200 triệu ha.
|
Năm 2008, số nông dân trồng cây CNSH tăng thêm 1,3 triệu người, nâng tổng số người trồng cây CNSH tại 25 nước trên thế giới lên 13,3 triệu người – đáng chú ý 90% trong số đó hay 12,3 triệu người là những người nông dân sản xuất nhỏ, nghèo tài nguyên… Có hơn 10 triệu người nông dân Trung Quốc được hưởng lợi gián tiếp từ bông Bt. Phát biểu tại Viện hàn lâm khoa học TQ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã bày tỏ: “Để giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực, chúng ta cần dựa vào các giải pháp khoa học công nghệ, dựa vào CNSH, dựa vào công nghệ chuyển gen”.
Tiến sĩ Dafang Huang, cựu giám đốc Viện nghiên cứu CNSH thuộc Viện hàn lâm nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) kết luận: “Gạo chuyển gen GM là giải pháp duy nhất để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng trên thế giới”. Một số người nhận định TQ sẽ phát triển mạnh cây CNSH và những giống cây này sẽ lan mạnh vào VN như chuyện từng xảy ra với lúa lai nhiều năm trước. Rất có thể xảy ra điều đó vì chuyện biến đổi gen nay đã được xã hội đánh giá “dễ tính” hơn. Nhưng định hướng nào cho phát triển CNSH ở nước ta, một vấn đề tuy cấp bách mà nghe chừng vẫn hết sức… mông lung bởi chưa có những hoạch định rõ ràng, đầu tư đúng tầm.
Dương Đình Tường Số lần xem trang : 16837 Nhập ngày : 18-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009) KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009) NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009) Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009) ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|