Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 522
Toàn hệ thống 1102
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Cùng với thời gian, người nông dân nên thay đổi và cố gắng áp dụng những kỹ thuật mới nếu như họ muốn thành công. Cho dù là trên một hay 100 mẫu đất, người nông dân phải sẵn sàng để thử nghiệm những kỹ thuật mới…

 

Ông V. Veeraraghavan, làng Mudaiyur, Thirukazhikundram, Tamil Nadu (Ấn Độ) là một ví dụ tiêu biểu cho cái cách mà một người nông dân chỉ với diện tích từ 2 đến 3 mẫu đất được tổ tiên để lại, ông đã nhanh chóng thành công trong việc phát triển cây dưa hấu, mở rộng diện tích lên 120 mẫu nhờ sản xuất hiệu quả bằng việc sử dụng axit humic.

Sau một khóa học về nông nghiệp, ông Veeraraghavan may mắn được tiếp xúc với ông Raja Intheren – một cố vấn nông nghiệp – người đã chỉ dạy cho ông cách tiếp nhận diện tích đất canh tác thuê lại, trên cơ sở đó trồng một số vụ mùa ngắn hạn để bán sản phẩm với giá tốt.

Sau một số vụ thử nghiệm, ông Veeraraghavan đã bắt đầu sử dụng 120 mẫu đất trên để trồng dưa hấu.

Tại sao ông ấy lại chọn dưa hấu? Ông Veeraraghavan lý giải : Dưa hấu là loại quả trồng ngắn hạn (khoảng 60 ngày) và nếu được làm trong một diện tích lớn thì người nông dân có thể kiếm được lợi nhuận tốt. Không chỉ có loại dưa hấu thông thường (dưa hấu đỏ), người nông dân cũng có thể phát triển đa dạng với các loại dưa hấu vàng, dưa hấu màu da cam.

Để khẳng định tác dụng của axit humic đối với sản lượng dưa hấu, ông Veeraraghavan đã tiến hành thử nghiệm trên chính cánh đồng của mình. Có 100 mẫu đất trồng dưa ông sử dụng hóa chất phân bón thông thường. Còn 20 mẫu dưa hấu còn lại, ông thử nghiệm sử dụng axit humic. Kết quả cho thấy thật đáng ngạc nhiên: Sau khi sử dụng axit humic, sản lượng tăng từ 10 lên đến 12 tấn/mẫu. Điều này giúp ông nhanh chóng quyết định sử dụng axit humic cho toàn bộ diện tích đất trồng dưa hấu của mình.

Hiệu quả sử dụng axit humic so với đối chứng như thế nào? Nếu người nông dân thực hiện canh tác trên 20 mẫu đất cho một vụ thu hoạch thì chi phí mà họ bỏ ra để mua phân bón, thuốc trừ sâu là khoảng 10.000 Rs (Rupee – đơn vị tiền tệ của Ấn Độ, 1USD~46,11 Rs). Nhưng nếu sử dụng axit humic cho cùng diện tích đất canh tác trên, người nông dân sẽ chỉ mất khoảng 1.000 Rs - một chi phí thấp hơn rất nhiều, trong khi năng suất lại tăng.

Hiện nay, giá của một chai axit humic 1 lít là 25Rs, nó được pha loãng trong 2 lít nước và phun cho 1 mẫu. Hoặc cũng có thể được trộn với đất trồng (pha loãng với khoảng 10 đến 20 lít nước). Những tác dụng tốt của axit humic đối với việc tăng sản lượng dưa hấu đang ngày càng phổ biến ở Ấn Độ.

Thái Thị Như Quỳnh

Số lần xem trang : 17007
Nhập ngày : 18-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007