ThS. ĐỖ THỊ LỢI Vừa được cấp chứng nhận Global GAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang) hiện đang tất bật với những đơn đặt hàng thu mua trái vú sữa xuất khẩu. Mới đây, lô hàng vú sữa Lò Rèn Global GAP đầu tiên đã được xuất sang thị trường Nga với giá cao gấp đôi thị trường nội địa.
Thu hoạch rộ, giá vẫn cao
Trên nhiều tuyến đường dẫn đến chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim (Vĩnh Kim - Châu Thành - Tiền Giang), những chuyến xe chở đầy ắp trái vú sữa, dưới sông thuyền ghe cũng tấp nập cập bờ để chuyển trái lên chợ cho kịp phân loại, đóng gói xuất khẩu. Chủ vựa trái cây Dũng Nhu, cho biết: “Thời điểm này các mặt hàng trái đang đổ về chợ ngày càng nhiều, đặc biệt năm nay sản phẩm vú sữa Lò Rèn đã có thương hiệu khiến các đối tác đặt hàng thu mua xuất khẩu ào ào với giá cao nên bà con nhà vườn rất phấn khởi…!”. Theo nhiều thương lái, giá vú sữa Lò Rèn ngay từ đầu vụ đã lên đến 220.000 đồng/chục (14 trái), cao kỷ lục từ trước tới nay; loại trái trọng lượng từ 250 gam trở lên có giá 15.000 đồng/trái. Nhưng thời điểm trước Tết (khoảng tháng 11 DL), có ngày giá vú sữa vọt lên tới 30.000 đồng/trái, nhiều chủ vựa đi “săn” khắp nơi vẫn không đủ hàng.
Chúng tôi có mặt tại chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, chứng kiến hoạt động mua bán, phân loại, đóng gói các loại hàng trái rất sôi động suốt cả ngày. Cầm trên tay những trái vú sữa to tròn bóng đẹp còn tươi rói, chủ vườn Đoàn Văn Mỹ, ấp Thạnh Hoà, xã Long Hưng, huyện Châu Thành phấn khởi tâm sự: “Chẳng như ngày xưa, nhà vườn thu hoạch xong là phải đến cậy thương lái đẩy hàng đi cho. Nay sản phẩm vú sữa của bà con chúng tôi đã có thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Global GAP), nếu các chủ vựa muốn có hàng phải đặt trước mới…ôkê nhá!”.
Ông Nguyễn Văn Ngàn, Chủ nhiệm HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim cho biết: Thời điểm này các nhà vườn đang thu hoạch rộ nên thường chợ bắt đầu hoạt động nhộn nhịp từ lúc 2 giờ sáng đến tận tối mịt. Hiện mỗi ngày có đến hàng trăm tấn trái cây các loại đổ về chợ, riêng mặt hàng vú sữa đạt chuẩn, cao cấp… HTX nhập hàng được bình quân khoảng từ 1 đến 2 tấn/ngày, chủ yếu ưu tiên đóng hàng sớm đi Hà Nội và xuất khẩu. Vui là năm nay dù đang chính mùa thu hoạch nhưng hầu như không còn cảnh “hàng nhiều dội chợ" như những năm trước.
Vú sữa Lò Rèn GlobalGAP
Tiền Giang hiện có hơn 2.300 ha vú sữa, trồng tập trung ở hai huyện Châu Thành và Cai Lậy. Vú sữa Lò Rèn cũng là loại cây ăn trái đặc sản chủ lực của Tiền Giang. Hiện loại cây này đang được đầu tư phát triển thành vùng chuyên canh khoảng hơn 3.000 ha vào năm 2010, tại 17 xã thuộc hai huyện trên. Tháng 11/2007, HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đã chính thức đi vào sản xuất vùng chuyên canh theo tiêu chuẩn Global GAP, nhờ áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, bón phân, thuốc BVTV... nên cây vú sữa cho năng suất cao, bình quân khoảng từ 10- 15 tấn/ha.
Tới tham quan các mô hình trồng vú sữa theo quy trình Global GAP, thấy các nhà vườn đang tập trung thu hoạch và cẩn thận bao từng trái rồi đóng thùng chuyển về HTX. Chủ vườn Đoàn Văn Mỹ, ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng chia sẻ: “Mới đầu tui tưởng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế khó lắm, nhưng mần rồi mới thấy hấp dẫn, muốn có sản phẩm tốt, bán được giá cao thì từng hộ phải có ý thức cao, tuân thủ theo đúng quy trình…”.
Rất nhiều đối tác trong nước và quốc tế ào ào đổ về đặt hàng với HTX vũ sữa Lò Rèn Vĩnh Kim thu mua vú sữa cao cấp để xuất sang thị trường Nga, Anh, Nhật Bản, Hà Lan…
Mới đây, Cty Thuận Thái (TP.HCM) cũng đã đặt vấn đề với HTX thu mua vú sữa để xuất khẩu qua thị trường Mỹ. Sản phẩm vú sữa Lò Rèn đang là mặt hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh xuất khẩu sau thanh long và không xa sẽ có mặt tại thị trường nhiều nước trên thế giới.
|
Theo cách hiểu đơn giản của ông Mỹ cũng như nhiều chủ vườn ở đây về quy trình sản xuất theo Global GAP là phải đảm bảo chắc chắn sản phẩm trái của mình an toàn cho người tiêu dùng, bản thân người sản xuất và môi trường, cũng như có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng... Khi cây đã cho trái đẹp, an toàn nhưng chỉ cần một trong những khâu sau thu hoạch, bảo quản không đúng kỹ thuật sẽ làm vỏ trái bị vết xước hay thâm đen thì cũng giảm mất 50% giá trị của trái.
Trao đổi với NNVN, ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ nhiệm HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim cho biết: Hiện nay HTX có khoảng 130 hộ/13 tổ (thuộc 10 xã) đang tham gia trồng vú sữa theo quy trình Global GAP, với tổng diện tích 2.500 ha. Tuy nhiên, diện tích vú sữa của mỗi nông hộ trong HTX vẫn còn nhỏ lẻ, bình quân từ 2 - 4 công (2.000m2- 4.000m2).
Chỉ có một vài hộ trồng chuyên canh vú sữa nhiều như ông Nguyễn Văn Đông, xã Bàn Long (10.000 m2), hay hộ ông Võ Văn Xê, xã Hữu Đạo (14.000 m2). Thực tế hiện nay diện tích vườn chuyên canh vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim mới chỉ chiếm 1/3 diện tích, còn lại vẫn là vườn tạp. Bên cạnh đó, các phương pháp sản xuất an toàn triển khai cũng còn hạn chế, vì thói quen canh tác theo tập quán cũ của nhiều nhà vườn rất khó thay đổi. Tuy nhiên, ông Sơn cho hay nhờ sản phẩm vú sữa Lò Rèn đã có chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP nên đã thôi thúc phong trào sản xuất theo hướng mới, từ đó khiến lượng hàng xuất khẩu đã tăng gấp 10 lần so với trước.
Minh Sáng Số lần xem trang : 17195 Nhập ngày : 21-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|