ThS. ĐỖ THỊ LỢI
Trong chăn nuôi công nghiệp, lợn con thường được tách mẹ từ rất sớm, lợn mẹ không phải nuôi con nên động dục, có thai sớm, tăng lứa con/năm, tăng hiệu quả chăn nuôi. Để tách lợn con khỏi mẹ được thuận lợi người ta cần tập cho lợn con biết ăn cám sớm, nhanh ăn no giảm bị chột khi tách mẹ.
Lợn con được 4-5 ngày tuổi sau khi bú mẹ no, thời tiết ấm áp chúng đi theo đàn tò mò quan sát những vật có trong chuồng, ta để ý chọn những nơi lợn con hay dạo chơi, rải viên cám ăn thẳng (cám nhằn loại chuyên dùng cho lợn con 7-15 ngày tuổi) vào chiếc mẹt tre, mùi thơm của cám sẽ kích thích lợn con nếm thử, khi trong đàn có một vài con dùng miệng nhằn viên cám, cả đàn sẽ theo nhau tới ăn. Nên có chuồng úm riêng biệt tách con với mẹ, cho lợn con ăn cám nhằn tự do trước khi cho bú mẹ, số lần bú mẹ giảm dần, đồng thời cho uống bổ sung thêm nước ấm có pha thêm ít đường, muối.
Cũng có thể tập cho lợn con biết ăn sớm nhanh hơn bằng cách hoà cám nhằn với ít nước ấm sền sệt như bột trẻ em, dùng chổi lông mềm quét dung dịch cám vào mép lợn con 4-5 ngày tuổi một vài lần, chúng sẽ liếm cám bám ở mép, làm quen với mùi vị của cám nên chóng biết ăn.
Nuôi lợn qui mô công nghiệp, khi lợn con trên hai tuần tuổi, ăn no có thể tách mẹ ra úm thành từng đàn 20-50 con. Nếu chăn nuôi hộ gia đình tuỳ theo kỹ thuật của từng chủ hộ có thể cai sữa lợn con giai đoạn 15-30 ngày tuổi là phù hợp.
Chăm sóc lợn con sau cai sữa: Lợn con nhỏ tuổi sau cai sữa cần chăm sóc ở chế độ đặc biệt. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tỷ lệ sống của lợn con sau cai sữa. Duy trì trong chuồng úm di động hay cố định đảm bảo ổn định nhiệt độ 30-32oC cho lợn 1-15 ngày tuổi. Nhiệt độ 25-29oC cho lợn 16-22 ngày tuổi. Lợn từ 23 ngày tuổi trở lên cần nhiệt độ 22-25oC để tăng trọng được thuận lợi.
Trộn sản phẩm Vườn sinh thái vào cám nhằn cho lợn con ăn tự do có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, tiêu hoá thức ăn tốt, giảm mùi hôi của phân, lợn tăng trọng nhanh, độ đồng đều trong đàn cao. Kết quả sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái nuôi lợn sữa của nhiều hộ nông dân trong tỉnh Bắc Giang trong hai năm 2007-2008 cho thấy, chi phí sản phẩm khoảng 20.000đ/con, tăng trọng hơn 2-3kg/con so với đối chứng không dùng sản phẩm.
Nguyễn Văn Duy Số lần xem trang : 17091 Nhập ngày : 23-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam "Phải kiên quyết làm cuộc cách mạng trong đào tạo nghề cho nông dân" (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009) Trung Quốc: Tạo ra giống bò chứa miễn dịch chống bệnh ung thư ở người (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009) CHỐNG ẨM ƯỚT GÂY BỆNH TẰM VỤ XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009) PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TỪ THAN BÙN VÀ RÁC THẢI (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009) "KHÔNG PHẢI ĐẤT NÀO, VÙNG NÀO CŨNG THÍCH HỢP VỚI NHÃN MUỘN" (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009) BI HÀI GIẤC MƠ NHÃN MUỘN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009) TẠO NƯỚC NGỌT BẰNG CÂY TRỒNG KHỬ MUỐI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009) SINH SẢN NHÂN TẠO THÀNH CÔNG CÁ BÔNG LAU TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009) TƯỚI HỢP LÝ CHO LÚA XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009) MIỀN BẮC CÓ TRỒNG ĐƯỢC DƯA LÊ TÚ THANH KHÔNG? (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|