ThS. ĐỖ THỊ LỢI
Ông có thể phác thảo đôi nét về tình hình cây nhãn ở nước ta?
Nhãn là cây ăn quả diện tích đứng đầu, sản lượng đứng thứ ba ở VN (2004). Năm 2007 có 102.870 ha nhãn, giảm khoảng 20.000ha so với 2004, chủ yếu giảm ở miền Nam. Hiện diện tích nhãn tại miền Bắc khoảng 44.000 ha.
Ông đánh giá thế nào về cơn sốt giống nhãn muộn và những cảnh báo?
Hiện ở miền Bắc trên 90% nhãn đang có là nhãn chính vụ nên trồng nhãn muộn góp phần rải vụ bởi giống nhãn này chín sau 2/9. Khi trồng bà con nên chú ý cây đúng giống, đúng tiêu chuẩn (chiều cao, đường kính, gốc ghép) và nên mua ở những cơ sở trạm, trại, viện, trường hoặc những cơ sở tư nhân được công nhận chứ không nên mua của người bán dạo. Các cơ sở bán giống theo pháp lệnh giống phải có cây đầu dòng và chọn gốc ghép thích hợp chứ không phải là từ nguồn thu gom lung tung. Chính tôi đến một số cơ sở sản xuất giống nhãn muộn ở Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) hỏi chủ vườn lấy cái gì làm gốc ghép thì họ vô tư bảo: “Em ra ngoài chợ, mua hết những hạt giống họ quét về rồi gieo lên, chăm sóc đến khi đường kính lớn rồi ghép”.
Gốc ghép rất quan trọng. Chuyên môn không phải làm như các nhà vườn nói trên. Làm thế khi ghép nó sẽ có những biến dạng khác nhau do ảnh hưởng của hạt ghép, lô ghép lên cây gây quả chín sớm, chín muộn, quả to, quả nhỏ, ra sớm, ra muộn… Nghề làm cây ăn quả của thế giới cũng như VN gốc ghép rất quan trọng. Ở Châu Âu có cuộc cách mạng rất lớn trên táo ở thế kỷ 19. Khi đó, trại giống hoàng gia Anh từng thu thập khắp hạt giống táo ở các nước Châu Âu và tìm ra một loại gốc ghép khi ghép cây lùn lại, tán nhỏ, năng suất quả cao, dễ hái quả, trồng mật độ cao, dễ chăm sóc…
Cuộc cách mạng đó là lớn nhất về gốc ghép của Châu Âu và bây giờ các nước đều đa số mua bản quyền về gốc ghép táo lùn của Anh với giá rất cao. Qua đó mình muốn nói, gốc ghép tương thích mới ra được một sản phẩm ưng ý chứ không phải chọn “hầm bà lằng” vì sản phẩm sau này chưa chắc phẩm chất đã như nhau, thời gian chín như nhau. Theo tôi gốc ghép tốt nhất cho nhãn muộn là giống nhãn nước.
Nhược điểm thứ hai là thiếu cây đầu dòng. Ở các nhà vườn có hiện tượng lấy lung tung mắt ghép. Nhà nước đã có quy định sản xuất giống phải có cây đầu dòng, được công nhận và cơ sở phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống mình làm ra. Việc này địa phương nên quản lý đằng này vì chạy theo lợi nhuận, cứ treo biển nhà sản xuất nhãn chín muộn, tỉnh không kiểm soát, huyện không kiểm soát, xã không kiểm soát thế mà xe cứ ùn ùn đến lấy hàng đi khắp các nơi.
Ví dụ một sơ sở sản xuất nhãn muộn xuất 2 vạn cây giống/năm phải có 3 vạn mắt ghép mới đủ trong khi một cây đầu dòng 5-6 năm tuổi khai thác hết cỡ khoảng 2.000 mắt ghép thì lấy đâu ra đủ ghép mấy vạn cây kia? Họ không hiểu gì nhiều lắm về kỹ thuật sản xuất giống tốt dẫn đến nguy cơ khi sản xuất ra rất nhiều, dân trồng với diện tích lớn chất lượng kém sẽ rất khó xuất khẩu cũng như đáp ứng được thị trường trong nước.
Hiện tại có những giống nhãn chín muộn nào để các nhà vườn chọn lựa?
Có bốn giống nhãn chín muộn là Phố Hiến muộn PHM 99.1.1, Phố Hiến muộn PHM 99.1.2, Hà Tây muộn (Quốc Oai) HTM1 và giống Hương Chi HC4 (có đặc điểm là ra nhiều đợt hoa). Cách phân biệt cây giống qua ngoại hình rất khó biết đâu là nhãn chín muộn, đâu là nhãn thường trừ Hương Chi muộn do vậy không nên mua dạo.
Không phải vùng đất nào, khí hậu nào cũng trồng được nhãn muộn, vậy ông có lời khuyên nào đối với các nhà vườn?
Đất thích hợp với cây nhãn phải tơi xốp, đủ ẩm nếu chủ động được nước thì có thể trồng lên cao nhưng lưu ý nhãn chịu hạn kém, không thể trồng lên đỉnh đồi rồi chờ nước trời được. Khi có giống tốt, đất tốt cần những kỹ thuật đi kèm theo là bón phân, cắt tỉa đặc biệt là tỉa hoa, quả. Bao bọc quả (bằng bao chuyên dùng hoặc bằng cói, rọ tre) chính là biện pháp hữu hiệu để giảm số lần phun thuốc BVTV, bảo đảm an toàn VSTP. Thời điểm nhãn muộn thu hoạch, ở miền Bắc có nhiều loại quả có múi, xoài rồi là hoa quả ở miền Nam ra nữa.
Vì vậy nếu trồng nhãn muộn mà chất lượng kém, giá đắt sẽ không bán được. Do đó lời khuyên của tôi khi muốn cải tạo vườn là phải căn cứ vào chính mảnh vườn nhà anh để tìm ra một loại cây phù hợp nhất về chất đất, khí hậu, thị trường chứ không nhất thiết phải là nhãn muộn. Mọi người đều trồng nhãn muộn thì muộn lại thành vụ chính. Vì thế không nên làm kiểu phòng trào mà vải Lục Ngạn là một ví dụ, đua nhau trồng sinh ế ít đầu tư thành ra sâu bệnh nhiều khiến cho lỗ phải chặt bỏ.
Xin cảm ơn ông!
PV báo NNVN Số lần xem trang : 16756 Nhập ngày : 25-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|