Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 4023
Toàn hệ thống 5252
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Tưới nước hợp lý tiết kiệm được lượng nước khan hiếm trong vụ xuân, giảm được đáng kể lượng phân bón và sâu, bệnh hại, giảm chi phí sản xuất.

 

Với đất chua mặn:

Đối với loại đất này thường xuyên phải để một lớp nước ngập 3-15cm trên ruộng tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Không được để ruộng cạn quá 6 giờ, vì khi cạn nước, chất chua mặn sẽ ngấm lên tầng đất canh tác làm hư hại bộ rễ lúa. Nên thay nước vào những giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây lúa. Cách tưới cụ thể như sau:

Từ cấy đến hồi xanh, làm cỏ bón thúc đợt 1 (15-20 ngày sau cấy): Tưới nông 3-5cm. Sau khi bón phân thúc đợt 1, để lắng 1-2 ngày, thay nước ngọt mới, tưới nông 3-5cm, có tác dụng kích thích lúa ra rễ, đẻ nhánh.

Sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 10-20 ngày, tưới ngập 12-15cm trong 20 ngày có tác dụng hạn chế đẻ nhánh vô hiệu.

Giai đoạn làm đòng, trỗ chín cần tưới ngập 3-5cm.

Khoảng 30-40 ngày thay nước cũ một lần bằng nước ngọt mới để thau chua, rửa mặn, tránh ngộ độc mặn cho bộ rễ lúa.

Với vùng nước ngọt:

Vùng nước ngọt chiếm phần lớn diện tích trồng lúa của nước ta, hằng năm trong vụ xuân thường thiếu nước dưỡng lúa nghiêm trọng. Bằng kỹ thuật tưới mới, có thể tiết kiệm được gần 30% lượng nước cần tưới. Kỹ thuật tưới cụ thể như sau:

Giai đoạn từ cấy đến khi bén rễ hồi xanh, bón thúc đợt 1 (khoảng 15-20 ngày): Tưới ngập 2-3cm để chống rét cho lúa cấy.

Sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 1-2 ngày tháo cạn nước, để độ ẩm bão hoà (nhẵm mềm chân), lúa sẽ đẻ nhánh hữu hiệu tập trung, hạn chế bệnh nghẹt rễ sinh lí. Chú ý nếu giai đoạn này với các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc còn có gió mùa đông bắc tràn về, khi thấy nhiệt độ thấp < 13oC kéo dài trên 5 ngày cho nước ngập 5-7cm để chống rét, qua đợt rét lại tháo cạn.

Sau khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu (sau bón thúc đợt 1 khoảng 10-15 ngày, đếm 10 khóm ở giữa ruộng, thấy lúa đẻ trung bình khoảng 6 dảnh là được), tháo ruộng cạn, nứt chân chim, có mùn chun nổi lên trong 7-10 ngày để quá trình oxi hoá trong tầng đất canh tác diễn ra thuận lợi, các khí độc được trung hoà, các loại phân vô cơ, hữu cơ được vi sinh vật háo khí phân giải từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu, rễ lúa có đủ oxi, khoẻ mạnh, ăn được tầng đất sâu, hút nhiều dinh dưỡng nuôi cây.

Các giai đoạn làm đòng đến chín đỏ đuôi chỉ cần tưới đủ ẩm (độ ẩm 90-100%) là đạt yêu cầu.

Từ chín đỏ đuôi đến lúc thu hoạch cần khô nứt chân chim, cho cây lúa cứng cây, chống đổ tốt.

Nếu ta điều tiết được nước tưới như cách trên sẽ tiết kiệm được trên 30% lượng nước. Sâu, rầy, bệnh khô vằn, bệnh nghẹt rễ sinh lý giảm hẳn. Nhờ cây lúa tận dụng được triệt để lượng phân nên giảm được 15-20% lượng phân bón.

Nguyễn Văn Duy

Số lần xem trang : 16950
Nhập ngày : 24-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TÌM RA LOẠI VIUS MỚI GÂY BỆNH CHO CÀ CHUA (NNVN - SỐ RA NGÀY 5/12/2008)(05-12-2008)

  NUÔI CÁ TRA BẰNG THỨC ĂN TỰ CHẾ (NNVN - Số ra ngày 5/12/2008)(05-12-2008)

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007