Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 4052
Toàn hệ thống 5288
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Với vai trò cố vấn  chương trình “Bạn của nhà nông” trên truyền hình Việt Nam mỗi sáng, nhà giáo Nguyễn Lân Hùng được bà con nông dân cả nước biết tiếng và tin yêu, coi ông như người thầy, người bạn, ông còn là Chủ nhiệm chương trình 100 nghề cho nông dân, vì thế với ông lâu nay, vẫn canh cánh nỗi niềm làm thế nào đào tạo nghề cho nông dân có hiệu quả?

 

Được biết mới đây Chính phủ đã giao cho Bộ LĐTBXH, Bộ NN-PTNT, Bộ Giáo dục - Đào tạo và một số Bộ ngành là thành viên của tổ công tác nghiên cứu và thành lập đề án Đào tạo nghề cho 1 triệu nông dân/năm. Đề án sẽ được trình Chính phủ vào đầu tháng 4/2009, theo đó Chính phủ sẽ ra Nghị quyết về vấn đề này. Nhà giáo Nguyễn Lân Hùng đã gửi một lá thư tâm huyết đến Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, bày tỏ sự quan ngại của mình vào chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu nông dân.

 Ông nói:

- Mặc dù công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho nông dân nói riêng ở nước ta đã được thực hiện qua hàng chục năm, nhưng tôi vẫn thấy còn băn khoăn hay nói đúng hơn thì mô hình này chưa phù hợp. Bởi quan trọng nhất, hiện nay vẫn chưa có được một cơ quan bộ ngành chuyên trách có năng lực chuyên môn để làm tốt việc dạy nghề cho nông dân. Trước đây hàng chục năm lĩnh vực dạy nghề tập trung ở 2 đầu mối cơ quan Bộ LĐTBXH và Bộ Giáo dục - Đào tạo qua chương trình hướng nghiệp.

Sau đó lĩnh vực dạy nghề tập trung ở Bộ LĐTBXH. Nay ta xây dựng đề án đào tạo nghề cho 1 triệu nông dân/năm, thì phải hỏi ý kiến Bộ NN-PTNT, ngành giáo dục và nông dân là những đơn vị có quan hệ gắn bó, hiểu rõ đời sống và nhu cầu học nghề của nông dân. Bộ LĐTBXH bấy lâu với vai trò là chủ đầu tư quản lý ngân sách, vẫn nặng về chia ngân sách cho các cơ sở dạy nghề, chưa phải là đơn vị đầu mối để tìm thầy giỏi, người giỏi dạy nghề nông. Bộ ngành đoàn thể nào, có dự án dạy nghề trình duyệt, cũng được cấp kinh phí dạy nghề, thực chất các Bộ ngành đó ngoài khoản tiền xây dựng cơ sở dạy nghề là chủ yếu, thì đội ngũ giảng dạy vẫn phải đi mời, đi thuê ở các Bộ ngành khác... Chính vì việc phải đi mời giáo viên như vậy, nên đến nay hầu hết các trường dạy nghề đều không có được bộ sách, giáo án giảng dạy về chuyên môn và chuyên sâu cho từng lĩnh vực mà nông dân quan tâm.

PV: Nếu mô hình dạy nghề cho nông dân hiện nay là chưa phù hợp, thì mô hình phù hợp sẽ nên xây dựng trên cơ sở nào?

Ô. NLH: Theo ý kiến cá nhân tôi phải kiên quyết làm cuộc cách mạng về đào tạo nghề cho nông dân. Trước hết phải coi Bộ LĐTBXH là chủ đầu tư đơn vị quản lý ngân sách chứ không phải đơn vị chuyên môn dạy nghề. Đơn vị chuyên môn dạy nghề phải trở về Bộ Giáo dục và Đào tạo, nơi có các trường đại học lớn cùng đội ngũ giáo viên các cấp, các chuyên ngành. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ NN-PTNT, nơi có các trường đại học, trường đào tạo nghề chuyên ngành, có Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia và các Viện nghiên cứu chuyên ngành nông nghiệp, dạy nghề cho nông dân.

Phải kiên quyết thay đổi hình thức duyệt kinh phí cho các đoàn thể có dự án tham gia dạy nghề. Bộ LĐTBXH phải đầu tư tìm các trường đại học, các trường dạy nghề, để bàn về chương trình dạy nghề, viết sách, giáo án dạy nghề cho nông dân. Việc này ví như một ông chủ xây nhà, phải tự đi tìm kiến trúc sư giỏi và đội ngũ thợ giỏi xây mới tin tưởng, chứ kíp thợ nào đến xin cũng cho xây thì hỏng. Việc cần bàn đầu tiên cho mô hình dạy nghề nông, phải là chọn người dạy, chọn chương trình dạy, sau đó mới tổ chức thực hiện.

PV: Theo ông, trước tiên nên dạy nông dân những nghề gì?

Ô.N.L.H: Trong xu thế hội nhập, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp ngày càng dư thừa phải chuyển sang các ngành nghề khác, việc dạy nghề cho nông dân hiện nay rất đa dạng, không chỉ đơn thuần nghề nông, chăn nuôi, trồng trọt, mà mở ra cả các ngành dịch vụ, chế biến, kinh doanh, cơ khí, điện lạnh, xây dựng điện nước… Đây chính là nội dung của các chương trình và giáo án cần có trong các trung tâm dạy nghề cho nông dân.

Theo đó chú trọng nhóm nghề truyền thống trong nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, các giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị cao, nhóm ngành nghề các địa phương có nhiều tiềm năng, nhóm ngành nghề mới… Nghĩa là sau khi học xong nghề, nông dân phải thực hiện có hiệu quả, đưa sản phẩm nông nghiệp lên cao, chuyển dịch ngành nghề lao động ở nông thôn và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động ngành nghề trong và ngoài nước, có như vậy việc đào tạo nghề cho nông dân mới có hiệu quả, đây vừa là trách nhiệm vừa là yêu cầu cấp bách đối với nông nghiệp và nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề đào tạo nghề cho nông dân chính là giải quyết được vấn đề an sinh xã hội.

PV: Là người biên soạn khá nhiều sách dạy nghề nông, ông có được mời tham gia chương trình này?

Ô.N.L.H: Rất tiếc là đến nay chưa ai mời tôi tham gia, nếu được mời không chỉ tôi mà nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà khoa học đều rất tâm huyết với chương trình này. Đó là lý do mà chúng tôi đã cùng nhau tổ chức biên soạn chương trình 100 nghề cho nông dân. Nếu không lắng nghe ý kiến của nông dân, ý kiến của các Bộ chuyên ngành để tìm ra mô hình đào tạo hợp lý, thì tôi tin chắc mô hình đào tạo hiện nay, tiền bỏ ra nhiều, nhưng kết quả sẽ không tương xứng.

PV: Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này!

Nghiêm Thị Hằng (thực hiện)

Số lần xem trang : 17025
Nhập ngày : 25-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TÌM RA LOẠI VIUS MỚI GÂY BỆNH CHO CÀ CHUA (NNVN - SỐ RA NGÀY 5/12/2008)(05-12-2008)

  NUÔI CÁ TRA BẰNG THỨC ĂN TỰ CHẾ (NNVN - Số ra ngày 5/12/2008)(05-12-2008)

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007