ThS. ĐỖ THỊ LỢI Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia mới tổng kết 15 năm hoạt động vì sự nghiệp dịch vụ công tuyên truyền chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, canh tác, quản lý, có hiệu quả cao cho nông dân học tập và ứng dụng, đây cũng là một kênh đào tạo ngành nghề cho người lao động ở nông thôn. Ông Tống Khiêm - GĐ Trung tâm KN-KNQG đã trao đổi với NNVN nhiều ý kiến thiết thực tới đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, một vấn đề thời sự hiện nay.
Theo ông Tống Khiêm, không phải đến bây giờ Nhà nước mới có chương trình, đề án đào tạo nghề cho nông dân, nhiều năm qua, Bộ LĐTB-XH là cơ quan chủ quản, nhiều bộ ngành, nhiều cấp từ TW đến địa phương, đã tham gia đào tạo nghề cho nông dân. Cũng qua nhiều năm và qua nhiều kênh đào tạo như vậy, có đủ thời gian với không ít thông tin, nhìn lại và đánh giá kết quả đào tạo nghề cho nông dân, để trình lên Chính phủ đề án đào tạo nghề cho 1 triệu lao động ở nông thôn. Dạy nghề cho người lao động ở nông thôn là một khái niệm chung, còn cụ thể có 2 nhóm nghề, nghề nông nghiệp gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, chế biến bảo quản và nghề dịch vụ, điện nước, cơ khí, thợ nề, thợ mộc, may mặc, sửa chữa xe máy…
Nói về đào tạo nghề nông, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi làm việc với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, đã đưa ra ý kiến: “Nên chăng giao cho Bộ NN-PTNT chủ trì và Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia tổ chức thực hiện? Bởi lâu nay chính đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp đã là ngươì thầy, người bạn của nông dân”.
Ông Tống Khiêm cho biết, thời gian qua nhiều cơ sở dạy nghề của Hội nông dân, phải mời giảng viên là cán bộ của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học dạy nghề của ngành Nông nghiệp và cán bộ của Khuyến nông các cấp. Các giáo án, các mô hình và tài liệu của ngành Nông nghiệp của Trung tâm khuyến nông là tài liệu giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề của Hội nông dân. Thực tế này cho thấy người dạy nghề cho nông dân phải là các thầy cô giáo chuyên ngành nông nghiệp và các cán bộ khuyến nông, các nông dân có nhiều kinh nghiệm.
Ông Tống Khiêm đồng tình với ý kiến của nhà giáo Nguyễn Lân Hùng, nếu như Bộ LĐ-TB-XH là chủ đầu tư được nhà nước giao quản lý vốn cho đề án đào tạo nghề cho nông dân, thì người dạy nghề cho nông dân phải thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ NN-PTNT, không nên giao vốn cho các đoàn thể không có điều kiện chuyên môn về công tác đào tạo và chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nếu như trong giáo dục, chúng ta quản lý từ cấp nhà trẻ mẫu giáo, đến đại học, sau đại học, thì không có lý gì các cơ sở dạy nghề của ngành giáo dục, lại bỏ qua việc dạy nghề cho nông dân. Vì thế việc dạy nghề, phải trả về cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, để Bộ này phối hợp với Bộ NN-PTNT, là đơn vị chuyên ngành cùng thực hiện dạy nghề cho nông dân.
Đào tạo thế nào cho có hiệu quả? Theo ông Tống Khiêm việc đầu tiên phải cải cách lại cách quản lý vốn đào tạo. Lâu nay chúng ta vẫn làm theo cách nhà nước rót vốn cho cơ sở đào tạo, ngoài việc trả kinh phí cho giảng viên, nông dân dự khoá đào tạo được hỗ trợ tiền ăn ở khi theo học. Do quy định tài chính hạn hẹp không đủ chi phí, nên thực tế nhiều khoá học, học ít khai nhiều, ít có thông tin phản hồi giữa người học nghề với cơ sở đào tạo để đánh giá hiệu quả.
Để thực hiện đề án đào tạo nghề cho 1 triệu nông dân có hiệu quả, ông Tống Khiêm đề nghị, thay vì cấp vốn đào tạo cho cơ sở dạy nghề, là phát phiếu hay tích kê có mệnh giá tiền cho nông dân, để họ tự chọn cơ sở dạy nghề (cơ quan dịch vụ). Ví như người nông dân muốn thâm canh các giống lúa mới, ở phía Nam họ có thể tìm đến Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL…, ở phía Bắc có thể đến học tại trường Đại học NN Hà Nội hay mời thầy dạy là các chuyên gia giỏi của các Trung tâm Khuyến nông, các chuyên gia của công ty giống cây trồng, v.v. Người học nghề cũng có thể đến trang trại của các nông dân làm kinh tế giỏi để học chăn nuôi thuỷ sản, cách trồng cây ăn quả, làm nấm, trồng hoa, chế biến nông sản…
"Quản lý vốn đào tạo theo việc cấp phiếu, hoặc tích kê mệnh giá tiền đào tạo nghề cho nông dân, là trao cho họ quyền tự chủ được chọn ngành nghề đào tạo theo sở thích và điều kiện tìm kiếm việc làm của mình, tránh được tình trạng phân chia vốn dàn trải cho các cơ sở đào tạo, tránh được man khai học viên, man khai thời gian học, lớp học hình thức, để được đầu tư vốn. Việc nông dân tự tìm các địa chỉ dạy nghề có uy tín là cơ sở ban đầu cho việc học nghề của nông dân có hiệu quả."
|
Nông dân học ở đâu thì cơ sở đó được trả các tích kê có mệnh giá tiền, tương ứng với bao nhiêu người học, tùy theo mệnh giá, người nông dân đi học nghề sẽ được trung tâm đào tạo chi cho số tiền ăn nghỉ khi theo học. Nông dân nào muốn theo học nhiều nghề, quá mệnh giá tiền theo tích kê được cấp phát, sẽ phải bỏ thêm tiền của cá nhân để theo học và vẫn được cơ sở đào tạo hỗ trợ tiền ăn ở khi theo học, theo số tiền học đóng góp.
Quản lý vốn theo cách này, giống như các Trung tâm luyện thi, cơ sở nào thầy giỏi có tín nhiệm sẽ có nhiều nông dân tìm đến học, không còn tình trạng đánh trống ghi tên, đào tạo nghề kém hiệu quả như trước đây. Không chỉ chú trọng đến việc dạy nghề, các cơ sở phải có những thông tin phản hồi của người học nghề, cơ sở nào có nhiều thông tin, dữ liệu về người lao động sau khi học nghề có cơ hội tìm việc, hoặc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, không những thu hút được người lao động mới đến học, mà cũng giúp cho các cơ quan quản lý, đánh giá được kết quả của việc đầu tư đào tạo nghề cho người lao động, để có thể cấp thêm kinh phí cho công tác tuyên truyền về đào tạo nghề cho nông dân. Đây sẽ là các địa chỉ để những người học nghề mới có thể đến tham quan và học tập.
Nghiêm Thị Hằng (ghi) Số lần xem trang : 16828 Nhập ngày : 27-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|