Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 704
Toàn hệ thống 2498
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Ở xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có những ngư dân vốn dạn dày với sông nước đang làm cuộc ''phiêu lưu'' bỏ ra hàng chục triệu đồng nuôi cá chình lồng. Họ hồn nhiên ví von: ''Nghề đem tiền gửi đáy sông''.

 

Phiêu lưu cùng lồng cá

Dòng Ô Lâu và Ô Giang chảy quanh các thôn Văn Trị, Câu Nhi, Hà Lỗ của xã Hải Tân. Từ bao đời nay, sông nước đã gắn bó bền chặt với hành trình mưu sinh nhọc nhằn của gần trăm hộ dân sống bằng nghề chài lưới. Vậy nhưng, tôm cá ngày một cạn kiệt nên đã có không ít ngư dân phải rời bỏ sông nước làm cuộc hành trình lên vùng cao Hướng Hóa theo chủ trương di dân. Nhưng vẫn còn nhiều ngư dân quyết không từ bỏ mặt nước, bám trụ với các triền sông mạnh dạn chuyển từ nghề đánh bắt sang nuôi cá lồng.

Cha con ông Phạm Văn Đãi chèo xuồng chở chúng tôi ra thăm mấy lồng cá. Chỉ một khúc sông Ô Giang rộng chừng 20 mét nhưng đã có gần chục lồng cá được neo chặt bởi những thân tre. Ông Đãi được coi là người ''khai khẩn'' ra nghề nuôi cá lồng ở thôn Văn Trị này. Cách đây hơn 15 năm ông đã nảy ra ý định chặt tre đan thành lồng rồi thả cá, từ đó nghề nuôi cá lồng trên sông hình thành. Bây giờ kỹ thuật nuôi đã cải tiến nên nghề nuôi cá lồng có điều kiện phát triển và cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với đánh bắt cá tự nhiên.

Bình quân một lồng cá rộng chừng 5m2, thả khoảng 200 con cá trắm cỏ, trừ các khoản chi phí lãi khoảng 10 triệu đồng/lồng. Vậy thì khoản chi phí gồm những gì? Tôi hỏi, ông Đãi cặn kẽ giải thích: ''Nuôi cá trắm cỏ chủ yếu lấy công làm lãi, chi phí thấp và giá bán cũng hạ. Ngoài tiền giống khoảng hơn 2 triệu đồng các khoản khác coi như không đáng kể vì thức ăn cho cá chủ yếu là cỏ ở vùng này không hiếm. Chỉ có nuôi cá chình mới thật sự là một ''canh bạc'' mạo hiểm bởi chi phí cho một lồng cá rất cao. Riêng một lồng bằng nhôm gần 5 triệu đồng, cá giống khoảng 5 triệu, rồi tiền thức ăn nên để có được một lồng cá chình là ngót ngét ''thả xuống sông'' hơn 15 triệu. Tuy nhiên cá chình lại bán được giá nên cho thu nhập cao.

Bình quân một con chình cỡ 3 kg trị giá 1 triệu đồng. Ông Đãi kể rằng cách đây mấy hôm có người bán 1 con cá lên đến 1,2 triệu đồng. Nói xong, ông Đãi cởi bỏ chiếc áo nhảy vào lồng cá dùng lưới bắt cho chúng tôi xem đàn cá chình 6 tháng tuổi, còn người con trai ông thì nói: ''Cha thử kiểm tra xem đã có bao nhiêu tiền thả ở trong nước''. Câu hài hước nhưng đầy khí khái của cư dân vùng sông nước.

Lợi nhuận từ nuôi cá lồng đã thu hút toàn bộ cư dân vạn chài ở xã Hải Tân đầu tư nuôi cá. Hiện tại Hải Tân có trên 50 lồng cá các loại, đặc biệt là có 21 lồng nuôi cá chình. Bình quân mỗi lồng cá thả khoảng 200 con sau 1 năm đem về cho ngư dân xấp xỉ khoảng 200 triệu đồng. Khoản thu nhập này cao gấp hàng trăm lần so với nghề đánh bắt cá trên sông. Theo ông Đãi, nghề cá trên sông hiện nay 1 ngày 3 người chạy thuyền hàng chục cây số nhưng thu về khoảng 100 ngàn đồng, trừ chi phí còn chưa đầy 50 ngàn làm sao nuôi đủ một gia đình. Chỉ có nuôi cá lồng mới hy vọng lo đủ cuộc sống, dành dụm cho con cái ra ở riêng khi đã cưới vợ, gả chồng.

Vai trò của Khuyến ngư và CLB cá lồng

Cá ai nhỏ, bị phạt

Đó là câu chuyện có thật mà chúng tôi được anh Mạnh, cán bộ Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh kể lại trong chuyến đi thực tế tìm hiểu về nghề nuôi cá lồng ở Hải Tân. Do đặc thù của nghề nuôi phải vật lộn với sông nước, nhất là trong mùa mưa bão nên họ liên kết với nhau thành từng nhóm để hỗ trợ nhau trong các thời điểm khó khăn.

Và họ đưa ra một quy chế rằng đến vụ thu hoạch nếu cá của hộ nào nhỏ hơn hộ nuôi liền kề thì bị phạt một chầu rượu. Gọi là phạt nhưng thực ra đây là dịp để họ ngồi lại với nhau bàn bạc để giúp hộ đó năm sau nuôi đạt hiệu quả cao hơn. Và đây chính là sự manh nha cho CLB nuôi cá lồng ở xã Hải Tân được thành lập cách đây 2 năm.

Anh Nguyễn Hữu Đông, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Hải Tân đồng thời là chủ nhiệm CLB nuôi cá lồng cho tôi biết, được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư tỉnh trong việc hỗ trợ kinh phí để người dân mua cá giống và trực tiếp đưa cán bộ tận địa phương giúp người dân nắm bắt các quy trình nuôi cá, cách bảo quản chăm sóc... Vì vậy, qua các đợt tập huấn, các hộ nuôi được tiếp xúc với nhiều kiến thức hữu ích, từ đó CLB được thành lập với mục đích truyền bá, trao đổi những kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi cá lồng. Hiện nay CLB đã có trên 50 hội viên. Hàng tháng các hội viên tổ chức sinh hoạt 1 lần.

Tại đây nhiều kinh nghiệm về phương pháp nuôi thả được các vị cao niên trong nghề cá như ông Đãi truyền đạt lại. Từ CLB này đã xuất hiện nhiều điển hình về nuôi cá lồng cho thu nhập cao như Lê Văn Bằng, Phạm Văn Tin, Mai Viết Phú... Đó là những ngư dân rất táo bạo như Phạm Văn Tin, tuổi đời chưa đến 30. Lập nghiệp trên sông nước quê hương, vợ chồng Tin mạnh dạn đầu tư lưới cụ để đánh lừ, một nghề còn mới mẻ nhưng cần vốn đầu tư. Đánh lừ chưa đủ, anh Tin còn đi tiên phong nuôi cá chình. Bởi vậy, Tin là một trong những người có thu nhập cao. Hôm chúng tôi về Hải Tân được anh cho biết cách đây 2 ngày, gia đình đã xuất bán 50 con cá chình thu về 16 triệu đồng.

Không còn nghi ngờ về hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi cá lồng trên sông ở Hải Tân. Ngoài việc du nhập thêm một nghề mới, mô hình nuôi cá lồng đã góp phần chuyển đổi ngành nghề cho hàng trăm hộ dân có được nguồn thu nhập ổn định. Về phương diện xã hội, nghề nuôi cá lồng đã ''níu giữ'' được hàng trăm cư dân khỏi phải phiêu bạt mưu sinh, lênh đênh theo dặm dài sông nước.

Hồ Nguyên Kha

Số lần xem trang : 16955
Nhập ngày : 27-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007