Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 11026
Toàn hệ thống 12734
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Các nhà khoa học bộ môn Côn trùng, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã thành công trong việc nhân nuôi và sử dụng một số thiên địch trong việc phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc hóa học theo hướng đấu tranh sinh học.

 

Ba loài thiên địch đáng chú ý được chú trọng nhân nuôi và sử dụng là nhện bắt mồi, bọ xít bắt mồi và ong mắt đỏ. PGS. TS Nguyễn Thị Kim Oanh, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Nuôi nhện, bọ xít, ong mắt đỏ rồi thả trên đồng ruộng để chúng ăn các loài côn trùng gây hại nhằm bảo vệ mùa màng, hạn chế việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học như hiện nay là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học.

- Nhện bắt mồi có tên khoa học là Amblyseius. sp có sẵn trong môi trường tự nhiên ở nước ta có vòng đời ngắn, sức sinh sản cao, thường phát triển mạnh từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm. Thức ăn chủ yếu của loài nhện này là các con nhện đỏ son thường cư trú trên cây đậu và các loài cây trồng khác. Quy trình nhân nuôi loài nhện này khá đơn giản: gieo đậu trong môi trường sạch cho đến khi cây ra đủ 6 lá thì thả nhện đỏ son vào với tỷ lệ 10 con trưởng thành/cây. Khi thấy số lượng nhện đỏ nhiều (khoảng 500 con/cây) thì thả nhện bắt mồi vào (2-3 con).

Chỉ sau 7-8 tuần số lượng nhện bắt mồi đã tăng lên gấp 13 lần so với ban đầu, đem thả trên những khu vực trồng rau màu cần bảo vệ, chúng sẽ tiêu diệt hết các loài nhện đỏ, nhện trắng gây hại cây trồng mà không cần phun thuốc hóa học. Trong trường hợp môi trường ít nhện đỏ có thể sử dụng thêm các thức ăn khác như nhện trắng, phấn hoa, mật ong để giúp nhện bắt mồi duy trì sự sống. Các thử nghiệm thả nhện bắt mồi tại vùng Thanh trì, Hoàng Mai và Gia Lâm (Hà Nội) cho thấy nhện mắt mồi có khả năng kìm hãm nhện đỏ son trên cây đậu cô ve ngoài đồng ruộng. Với mật độ thả 3 con/cây trong vòng 16 ngày mật độ nhện bắt mồi đã tăng gấp 13 lần, mật độ nhện đỏ son giảm từ 70 con/cây xuống còn khoảng 3 con/cây. Trong khi với công thức đối chứng (không thả nhện bắt mồi), mật độ nhện đỏ tiếp tục tăng tới 100 con/cây.

- Việc thả bọ xít bắt mồi (Orius sauteri P) vào ruộng dưa chuột được thực hiện tại xã Văn Đức (Gia Lâm-Hà Nội) cho thấy số lượng bọ trĩ bị khống chế, không tăng vượt quá ngưỡng gây hại (không cần phun thuốc), năng suất quả không kém vụ trước, mã quả đẹp, không bị cong queo, biến dạng. Các đánh giá cho thấy, việc sử dụng nhện và bọ xít bắt mồi tuy có tốn công hơn so với phun thuốc (giá thành tương đương) nhưng đảm bảo dưa chuột sạch, dễ bán và bán được giá cao nên tổng thu nhập cũng cao hơn. Trước đây nông dân thường phải phun thuốc từ 8 tới 13 lần/vụ (hết khoảng 130.000-150.000 đồng/sào) để trừ bọ trĩ nhưng quả dưa vẫn bị cong queo. Bây giờ với cách làm này đã hạn chế được ô nhiễm môi trường, bảo vệ được sức khỏe cho mọi người mà chất lượng dưa vẫn đảm bảo nên mọi nhà muốn làm theo.

- Với ong mắt đỏ (Trichogramma ), kỹ thuật nhân nuôi đơn giản đã được chuyển giao cho nông dân các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Đồng Tháp, Bình Dương và vùng trồng bông ở Nha Hố (Ninh Thuận) nuôi để diệt sâu đục thân, sâu tơ hại trên cải bắp, ngô, bông… Kết quả bước đầu cho thấy số lượng bọ trĩ và sâu đục thân giảm không kém so với phun thuốc hóa học.

Theo tính toán của các nhà khoa học, chi phí cho việc sử dụng thiên địch hiên nay không rẻ hơn so với phun thuốc hóa học (khoảng 130.000 đồng/sào/vụ), nhưng hiệu quả bước đầu là như nhau. Nếu duy trì phương pháp này chúng ta có thể tạo ra nguồn thiên địch lâu dài trong tự nhiên, từ đó giảm chi phí nhân nuôi dẫn đến sẽ giảm được giá thành.

Công Hào

Số lần xem trang : 17076
Nhập ngày : 02-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Trung Quốc: Tạo ra giống bò chứa miễn dịch chống bệnh ung thư ở người (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  CHỐNG ẨM ƯỚT GÂY BỆNH TẰM VỤ XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TỪ THAN BÙN VÀ RÁC THẢI (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  "KHÔNG PHẢI ĐẤT NÀO, VÙNG NÀO CŨNG THÍCH HỢP VỚI NHÃN MUỘN" (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  BI HÀI GIẤC MƠ NHÃN MUỘN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  TẠO NƯỚC NGỌT BẰNG CÂY TRỒNG KHỬ MUỐI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009)

  SINH SẢN NHÂN TẠO THÀNH CÔNG CÁ BÔNG LAU TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009)

  TƯỚI HỢP LÝ CHO LÚA XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009)

  MIỀN BẮC CÓ TRỒNG ĐƯỢC DƯA LÊ TÚ THANH KHÔNG? (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009)

  ĐBSCL: DỰ BÁO VỤ LÚA ĐX 2008-2009 THẮNG LỢI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007