Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 691
Toàn hệ thống 2485
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Như NNVN đã đưa tin, ngày 12/2/2009, HTX Mỹ Thành (Mỹ Thành Nam, Cai Lậy, Tiền Giang) đã chính thức đón nhận giấy chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP, đánh dấu một bước tiến mới rất quan trọng trong sản xuất lúa ở nước ta. Và xu hướng sản xuất lúa theo tiêu chẩn GAP đang được nhân rộng, không chỉ ở Cai Lậy mà còn ở nhiều địa phương khác thuộc ĐBSCL...

 

Chuyện ở Mỹ Thành Nam

Về Mỹ Thành Nam trong những ngày này, chuyện thời sự mà bạn được nghe nhiều là làm lúa GAP. Bà Tư Tiếng, chủ tiệm cà phê Thu Hà trên quốc lộ 1A, đoạn chạy qua Mỹ Thành Nam, hồ hởi: “Chú hỏi lúa GAP hả. Ngoài này thì chưa, nhưng ở mấy ấp trong kia, người ta đang rủ nhau làm lúa GAP nhộn nhịp lắm”. Rồi tưởng tôi là kỹ sư nông nghiệp, đến đây tìm cơ hội làm ăn từ lúa GAP, bà Tư Tiếng dặn dò: “Nhà tui còn 3 công ruộng, mấy đứa con lớn lên đi học rồi làm trên thành phố, ở Mỹ Tho rồi. Mình tôi làm không nổi. Nếu chú muốn làm lúa GAP, đến đây tôi cho mướn ruộng".

Mấy ấp đang nhộn nhịp làm lúa GAP là ấp 5 và ấp 9. Ấp 5 chính là nơi đặt trụ sở của HTX Mỹ Thành, có 16 hộ xã viên vừa chính thức được cấp giấy chứng nhận sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP trên diện tích 11,4 ha. Ông Trương Văn Bảy, Chủ nhiệm HTX Mỹ Thành, cho biết, để làm được lúa GAP như hiện nay, là một quá trình dài để nông dân làm quen dần với sản xuất theo cộng đồng, chất lượng, an toàn… Cụ thể, từ năm 1995, nông dân Mỹ Thành Nam đã bắt đầu áp dụng chương trình IPM trong sản xuất lúa. 3 năm sau, là chương trình “Sức khoẻ hạt giống”. Tới năm 2002, Mỹ Thành Nam đã xây dựng mô hình “Cánh đồng lúa sạch”. Một năm sau đó, chương trình “3 giảm, 3 tăng” được đưa vào sản xuất. Từ năm 2004-2006, Mỹ Thành Nam đã xây dựng quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn… Sau đó, 16 hộ xã viên của HTX Mỹ Thành được chọn tham gia vào chương trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, và đã thành công.

Lão nông Nguyễn Văn Hà, một trong số những nông dân vừa được chứng nhận GlobalGAP, nói vui “Làm lúa GAP vừa khoẻ lại vừa… mệt. Khoẻ là vì không phải mất nhiều công phun xịt thuốc tùm lum như khi làm lúa theo kiểu cũ. Còn mệt là bởi dư nhiều thời gian so với trước đây, nên cứ bị rủ đi… nhậu hoài”.

Với 4 tiêu chí lớn là an toàn môi trường, an toàn cho người sản xuất, an toàn sức khoẻ người tiêu dùng và giảm chi phí sản xuất, lúa GAP thực sự đã thuyết phục được nhiều hộ nông dân ở Mỹ Thành Nam cũng như các xã lân cận. Cũng theo ông Trương Văn Bảy, môi trường và sức khoẻ người lao động ở những ruộng làm lúa GAP đã được cải thiện rõ rệt. Riêng về khoản lợi nhuận, rõ ràng lúa GAP đã ăn đứt lúa thường. Chưa nói tới việc được Cty ADC bao tiêu với giá cao hơn lúa sản xuất thông thường 20%, mỗi ha lúa GAP đã giúp nông dân giảm được chi phí sản xuất tới 3-4 triệu đồng. Sản xuất lúa GAP còn giúp nông dân tiết kiệm được nhiều công sức chăm sóc lúa.

Phấn chấn sau khi được cấp chứng nhận GlobalGAP, cộng với sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con trong vùng và sự hỗ trợ của chính quyền, ngành nông nghiệp địa phương, HTX Mỹ Thành đã quyết định mở rộng diện tích lúa GAP từ vụ hè thu tới. Theo đó, vụ hè thu sẽ mang tính tập dượt, để đến vụ 3, sẽ làm chính thức với khoảng trên 100 hộ tham gia thực sự trên tổng diện tích khoảng 120 ha thuộc các ấp 5 và 9A của xã Mỹ Thành Nam, ấp 3 và 4 của xã Mỹ Thành Bắc. Những diện tích mở rộng này đều phải nằm tập trung thành cánh đồng rộng để có thể sản xuất đồng loạt và sạ tập trung một loại giống (OM 3536). Việc mở rộng này không theo kiểu ồ ạt, mà được tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, chắc đến đâu, làm đến đó và phải có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Nhân rộng mô hình GAP ra toàn ĐBSCL

Theo TS Lê Hữu Hải, Trưởng phòng NN&PTNT Cai Lậy, hiện nay, trên toàn huyện này đã có 530 ha lúa sản xuất theo hướng an toàn. Trong thời gian tới, Cai Lậy sẽ nâng diện tích lúa an toàn lên 1.000 ha. Đây chính là cơ sở để mở rộng sản xuất thành công lúa theo tiêu chuẩn GAP. Riêng với những hộ bắt đầu tham gia làm lúa GAP ở Mỹ Thành Nam, Mỹ Thành Bắc, tỉnh Tiền Giang đã có chủ trương cho vay vốn 3 năm không lãi suất để làm các công trình phụ, cần phải có trong sản xuất theo tiêu chuẩn GAP như sân phơi, nhà vệ sinh, hầm biogas…

TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết, chương trình sản xuất lúa GAP ở Mỹ Thành Nam đã được Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) rất quan tâm. Một số doanh nghiệp nước ngoài chuyên kinh doanh lương thực, thực phẩm sạch cũng sang để tìm hiểu. Hiện nay mô hình sản xuất lúa GAP đang được xây dựng ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu và TP Cần Thơ. Diện tích lúa GAP ở mỗi địa phương khoảng 100 ha. Bộ NN&PTNT đang xây dựng tiêu chuẩn VietGAP cho riêng cây lúa để tổ chức sản xuất GAP lâu dài. Cục Trồng trọt sẽ mời gọi các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ kinh phí để giám sát quá trình làm lúa GAP và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, Cục cũng sẽ xây dựng các tổ chức chứng nhận để giúp nông dân hiểu được giá trị đích thực, lợi nhuận đích thực và lợi thế môi trường trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP.

Trong tương lai, mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP sẽ được nhân rộng ra khắp các tỉnh, TP thuộc khu vực ĐBSCL. Việc mở rộng này cũng sẽ được tiến hành thận trọng tuỳ thuộc và khả năng của các địa phương và nhu cầu thị trường. Theo TS Phạm Văn Dư, những nơi có thể chọn để làm mô hình lúa GAP, cần phải có các tiêu chí như: nông dân đã có quá trình sản xuất lúa gạo trên cơ sở ứng dụng IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” và các giải pháp kỹ thuật tiên tiến khác.

Thanh Sơn

Số lần xem trang : 16916
Nhập ngày : 02-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007