Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 237
Toàn hệ thống 1796
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Công việc nặng nhọc nhất khi thu hoạch đậu nành là bốc vác và vận chuyển từ ruộng về sân phơi. Đậu nành khi chín vẫn còn rất nhiều lá xanh và lá vàng bám trên cây. Nếu cứ để cả lá mà thu hoạch thì sẽ tốn thêm rất nhiều công lao động cho các khâu cắt cây, bốc vác, phơi khô, ra hạt và sàng sảy hạt cho sạch.

 

Nếu thu hoạch vào mùa mưa thì còn khó khăn hơn nhiều do lá đậu nành hấp thụ nước làm cho quá trình phơi khô sẽ kéo dài, có thể ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Vì thế, việc làm rụng lá đậu nành trước khi thu hoạch không chỉ giảm chi phí công lao động mà còn có tác dụng để lại cho đất một lượng phân hữu cơ rất lớn. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm làm rụng lá đậu nành trước khi thu hoạch ở Cần Thơ và Vĩnh Long:

1. Dùng muối ăn để làm rụng lá đậu nành

Trước khi thu hoạch 3-5 ngày, hòa tan 2,5-3 kg muối ăn (loại muối thô) vào bình phun thuốc 16 lít, thêm nước cho đầy và phun đều lên lá đậu nành, phun 2 bình cho một công ruộng (1.000m2). Sau 2-3 ngày lá sẽ khô và rụng xuống đất, trong vòng 4-5 ngày lá sẽ rụng gần hết. Trước khi phun dung dịch muối ăn cần kiểm tra độ chín của hạt vì nếu phun sớm quá một số quả chưa đến độ chín sẽ làm hạt bị lép, vỏ nhăn sẽ làm giảm năng suất và chất lượng đậu nành.

2. Đưa nước vào ruộng

Khi đậu đã chín, tận dụng con nước lớn đưa nước vào ruộng từ 10-15 cm. Chú ý chỉnh mức nước sao cho nước không ngập quả đậu nành thấp nhất. Phương pháp này chỉ sử dụng được cho những ruộng đậu nành không bị đổ ngã. Sau 2 ngày ngâm nước thì rút hết nước đi, lá đậu nành sẽ trở nên vàng và rụng xuống đất.

Một số bà con nông dân còn sử dụng thuốc trừ cỏ Gramoxom (còn gọi là thuốc cỏ cháy) hoặc 2,4 D để phun lên lá làm rụng lá đậu nành trước khi thu hoạch. Theo chúng tôi thì không được sử dụng phương pháp này vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

KS. Lê Minh

Số lần xem trang : 16971
Nhập ngày : 05-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Trung Quốc: Tạo ra giống bò chứa miễn dịch chống bệnh ung thư ở người (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  CHỐNG ẨM ƯỚT GÂY BỆNH TẰM VỤ XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TỪ THAN BÙN VÀ RÁC THẢI (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  "KHÔNG PHẢI ĐẤT NÀO, VÙNG NÀO CŨNG THÍCH HỢP VỚI NHÃN MUỘN" (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  BI HÀI GIẤC MƠ NHÃN MUỘN (Báo NNVN - Số ra ngày 25/2/2009) (25-02-2009)

  TẠO NƯỚC NGỌT BẰNG CÂY TRỒNG KHỬ MUỐI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009)

  SINH SẢN NHÂN TẠO THÀNH CÔNG CÁ BÔNG LAU TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009)

  TƯỚI HỢP LÝ CHO LÚA XUÂN (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009)

  MIỀN BẮC CÓ TRỒNG ĐƯỢC DƯA LÊ TÚ THANH KHÔNG? (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009)

  ĐBSCL: DỰ BÁO VỤ LÚA ĐX 2008-2009 THẮNG LỢI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007