Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6689
Toàn hệ thống 8407
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hiện nay, nhiệt độ và ẩm độ cao là điều kiện rất thích hợp cho bệnh sọc lá phát triển và gây hại nặng cho cây bắp, làm cho cây bắp sinh trưởng kém, không cho bắp hoặc bắp không hạt, gây thiệt hại nặng nề cho người dân trồng bắp.

 

Một trong những nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng là nông dân chưa nhận diện được bệnh và dùng thuốc chưa đúng.

Để phòng trừ bệnh có hiệu quả, bà con cần chú ý những điểm sau:

1. Tác nhân gây bệnh: Bệnh sọc lá do nấm Peronosclerrospara sorghi gây ra. Nấm bệnh tồn tại vài năm trong đất, gặp điều kiện thích hợp là ẩm độ và nhiệt độ cao (24-35 độ C) chúng nảy mầm và xâm nhập vào những phần nằm dưới mặt đất của cây con. Nhiệt độ thấp nấm bệnh không phát triển.

Nấm bệnh trên lá cây bệnh sẽ phát tán đi theo gió. Các bào tử nấm phát tán đi từ ruộng này sang ruộng khác, từ vùng này sang vùng khác. Bệnh thường gây hại nặng vào các tháng 4-6.

2. Nhận diện bệnh:

- Lá có sọc vàng hoặc trắng dọc theo phiến lá từ gốc lá ra chóp lá.

- Lá hẹp hơn bình thường, đứng, có thể bị rách.

- Những sợi tơ nấm màu trắng phát triển ở cả hai mặt của phiến lá.

- Cây bệnh bị vàng đi, sinh trưởng kém, không cho trái hoặc trái không hạt.

- Triệu chứng có thể thay đổi tùy theo giống.

3. Một số biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng.

- Gieo trồng đồng loạt.

- Không chọn giống từ những cây nhiễm bệnh.

- Nên trộn bổ sung thuốc Ridomil liều lượng 15 gram/kg hạt giống một ngày trước khi gieo.

- Không trồng liên tục nhiều vụ, luân canh với cây khác nhất là lúa.

- Bón phân NPK, không bón nhiều phân đạm.

- Những vùng áp lực bệnh nặng nên xịt thuốc Ridomil khi cây con mọc 7-10 ngày sau khi gieo. Khi cây được 20-25 ngày phun kỹ, đều 2 mặt lá, nên kiểm tra lại nếu còn triệu chứng bệnh thì xịt thêm thuốc Ridomil xử lý lần 2 sau đó 5 ngày với liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

- Sau khi thu hoạch nên cày phơi đất và rải vôi 500 kg/ha ít nhất 15 ngày trước khi gieo trồng vụ sau.

Thái Loan

Số lần xem trang : 16959
Nhập ngày : 16-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  "Không có loại vacxin tai xanh nào bảo hộ như mong muốn" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/9/2010) (08-09-2010)

  LÀM GIÀU BẰNG HOA THIÊN LÝ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/9/2010) (08-09-2010)

  Dưa bao tử cao sản Mimoza (Báo NNVN - Số ra ngày 6/9/2010) (08-09-2010)

  ĐIỀU KỲ DIỆU NGÔ BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 2/9/2010) (08-09-2010)

  QUẢN LÝ SÂU TƠ TRÊN RAU HỌC THẬP TỰ (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  Phòng trừ bệnh hại lúa mùa giai đoạn đòng - trổ (Báo NNVN - Số ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  Treppach Bul 607SL - Thuốc trừ bệnh mới trên cây trồng (Báo NNVN - Số ngày 24/8/2010) (26-08-2010)

  Trung tâm Giống cây trồng- Vật nuôi Quảng Trị: Giới thiệu nhiều giống lúa mới chất lượng (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  LÀM GIÀU TỪ GÀ RỪNG (Báo NNVN - Số ra ngày 15/8/2010) (26-08-2010)

  Phân hữu cơ khoáng Vedagro cho chanh không hạt (Báo NNVN - Số ra ngày 28/6/2010) (29-06-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007