ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hơn 10 năm nay, phong trào trồng lúa Nhật phát triển mạnh ở tỉnh An Giang. Vụ đông xuân 2008-2009, diện tích lúa Nhật trong toàn tỉnh đạt gần 2.000ha. Có được kết quả này là nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa Công ty Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty Kitoku Sinryo Nhật Bản.
Ưu điểm nổi bật của mô hình liên kết này là hai bên đều có lợi. Nông dân tham gia trồng lúa Nhật rất yên tâm và chủ động bởi Công ty liên doanh Angimex-Kitoku đầu tư khép kín, từ việc bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân trồng và chăm sóc lúa, đến việc đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó, bà con nông dân rất yên tâm sản xuất, dù thị trường có biến động. Người trồng lúa Nhật luôn đạt lợi nhuận cao, nhờ có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. TP. Long Xuyên là địa bàn đầu tiên áp dụng mô hình liên kết trồng lúa Nhật. Đến nay, nhiều nông dân ở các huyện khác như Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân cũng bắt đầu liên kết với công ty nước ngoài trồng lúa xuất khẩu. ông Mai Tấn Phước, khóm Thới An 2, phường Mỹ Thạnh (TP. Long Xuyên), người có kinh nghiệm trong việc trồng lúa Nhật, cho biết: “Vụ đầu tôi chỉ trồng 1ha, đến vụ đông xuân 2008-2009, tôi đầu tư trồng toàn bộ diện tích 3ha và vận động bà con cùng tham gia. ưu điểm của trồng lúa Nhật là lợi nhuận cao hơn giống lúa khác khoảng 5 triệu đồng/ha”. Chị Ngô Thị Mềm, ấp Trung Hưng, phường Mỹ Thới (TP. Long Xuyên) cho biết: “Trước đây, vợ chồng tui đã tính trồng giống này nhưng nghe nói khó trồng, nên ngại. Bây giờ giá lúa lên xuống thất thường, chúng tôi quyết định trồng lúa Nhật vì đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, không sợ bị rớt giá”.
Theo ông Trần Minh Sơn, Trưởng bộ phận lúa Nhật của Công ty Angimex-Kitoku, trồng lúa Nhật tuy khó nhưng nếu bà con làm theo đúng hướng dẫn kỹ thuật thì lúa sẽ đạt năng suất, chất lượng cao. Năm nay, công ty ký hợp đồng bao tiêu với giá như sau: Giống KINU 7.300 đồng/kg, HANA 7.400 đồng/kg, AKITA 7.700 đồng /kg và KOSHI 8.100 đồng/kg. Những nông dân sản xuất lúa không đúng quy cách sẽ được mua với giá thấp nhất là 5.000 đồng/kg. Những hộ đạt năng suất, chất lượng tốt sẽ được thưởng thêm 600 đồng /kg, nhiều hơn 400 đồng/kg so năm trước. “Chắc chắn sẽ có khoảng 80% nông dân được thưởng thêm, vì bà con mình tiếp thu kỹ thuật mới rất nhanh, lại cần cù chịu khó”, ông Sơn cho biết.
Để thuận lợi cho bà con, chúng tôi đầu tư xây dựng 6 kho bảo quản ở Long Xuyên, Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Tân. Hiện, thị trường xuất khẩu lúa Nhật rất ổn định. Vụ hè thu năm nay, Công ty trồng thêm 600ha mới đủ lượng gạo xuất khẩu. Chúng tôi dự kiến phát triển diện tích trồng lúa Nhật lên khoảng 15.000-20.000ha vào 5-10 năm tới”, ông Sơn cho biết thêm.
Mô hình liên kết giữa liên doanh Angimex-Kitoku với nông dân được đánh giá là rất hiệu quả, cần nhân rộng.
Nguyễn Thủy Số lần xem trang : 15193 Nhập ngày : 16-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn CHUYỆN VỀ CHỦ "NGÂN HÀNG BÒ" Ở LẠC THỦY (Báo NNVN - Số ra ngày 4/1/2009) (06-02-2009) NHIỀU MÔ HÌNH MỚI CẦN NHÂN RỘNG (Báo KTNT - Số ra ngày 4/2/2009) (04-02-2009) RAU SẠCH, TỪ GIẤC MƠ THÀNH HIỆN THỰC (Báo KTNT - Số ra ngày 4/3/2009) (04-02-2009) XUẤT KHẨU GẠO KHỞI SẮC (Báo KTNT - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009) SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EM TRONG CHĂN NUÔI VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG (Báo KTNT - Số ra ngày 12/1/2009) (18-01-2009) NƯỚC MẮT NGƯỜI NUÔI BÒ SỮA (Báo KTNT - Số ra ngày 12/1/2009) (14-01-2009) DI THỰC THÀNH CÔNG SÂM NGỌC LINH TẠI VÙNG ĐẤT MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009) CỖ MÁY MANG THƯƠNG HIỆU NÔNG DÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 6/1/2009) (07-01-2009) NHỮNG DOANH NHÂN NÔNG THÔN THỜI HỘI NHẬP (Báo KTNT - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009) Người chế tạo thành công hệ thống máy cắt tách hạt điều tự động (báo KTNT - Số ra ngày /1/2009) (05-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|