Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9705
Toàn hệ thống 11508
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Bê bị ngộ độc nước thường xảy ra vào mùa nóng nực khi uống quá nhiều nước. Bê non dưới 6 tháng tuổi hay bị bệnh này, đặc biệt là bê trong giai đoạn cai sữa. Sau khi uống nhiều nước, bụng phồng to, con vật tỏ ra đau đớn, niêm mạc tím tái, toát mồ hôi, cơ bắp run, nếu bị nặng có thể sùi bọt mép.

 

Hô hấp lúc đầu giảm, sau tăng lên đến khó thở, nghe thở mạnh thấy có tiếng rung lồng ngực. Trường hợp nặng phổi thuỷ thũng. Con vật bị bệnh ỉa chảy vọt cần câu, phân như nước. Nước tiểu có màu đỏ sẫm hay nâu đỏ hoặc có thể có màu nâu đen. Bệnh nặng con vật có thể bị tử vong.

Phòng bệnh: Không nên cho bê uống quá nhiều nước một lúc vào mùa hè nóng nực. Lượng nước một lần uống không quá 8% trọng lượng của cơ thể. Khi cho bê uống nước, nên bổ sung thêm 0,4- 0,8% muối ăn.

Trị bệnh: Nguyên tắc của trị bệnh là bổ sung muối, chất điện giải và tăng cường thuốc lợi tiểu. Xin giới thiệu phác đồ điều trị bệnh ngộ độc nước ở bê bằng thuốc nam, thuốc tây kết hợp có hiệu quả trị bệnh cao, thực tế phác đồ này được nhiều cán bộ thú y cơ sở điều trị có hiệu quả bê con ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian vừa qua.

Phác đồ điều trị: Thuốc nam cho uống:

- Nước muối: 500-1.000 ml dung dịch nước muối 5%.

- Râu ngô, bông mã đề, thân dứa dại: mỗi thứ lượng bằng nhau tổng 3 loại khoảng 0,5kg sắc với 3lít nước, lấy 1lít nước thuốc đặc cho uống.

Kết hợp với tiêm thuốc thú y:

- Cafein: 10-50 mg/kg thể trọng.

- Urotropin: 0,5-1 g/con/ngày.

- Hypothiazid: 20-50 mg/con/ngày.

Các loại thuốc thú y nên mua của những hãng sản xuất thuốc thú y lớn đảm bảo chất lượng, có uy tín nhiều năm như: Bi-0; Thú y xanh Việt Nam, VEMEDIM; Nafa... Cần điều trị như phác đồ trên liên tục cho tới khi bê khỏi bệnh.

KS. Nguyễn

Số lần xem trang : 17049
Nhập ngày : 18-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CHÚ Ý BỆNH SỌC LÁ HẠI BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007