ThS. ĐỖ THỊ LỢI
Chúng tôi nghe nói gà bị bệnh Marek nhưng không hiểu đó là bệnh gì? Đề nghị NNVN cho biết bệnh Marek là gì, triệu chứng và cách điều trị?
Đại diện cho nhiều hộ nông dân: Lê Văn Báu thôn Phú Lập, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Trả lời: Bệnh Marek gây nên bởi Herpesvius. Virus chỉ sống trong tế bào không sống được ở ngoài tế bào, rất khó bảo quản dù là ở trạng thái đông khô. Phương thức lây truyền chính đầu tiên qua đường hô hấp và ăn uống. Những vẩy bụi da và lông gà nhiễm bệnh Marek giữ được khả năng nhiễm bệnh tới hơn một năm, gà con dễ nhiễm bệnh. Sự lây nhiễm còn qua dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm mầm bệnh hoặc do người nuôi mang mầm bệnh từ khu chuồng nuôi này sang khu chuồng nuôi khác.
Triệu chứng: Gà bệnh trọng lượng giảm, bỏ ăn, ỉa lỏng và ở gà mái thì giảm tỷ lệ đẻ. Gà đi lại khó khăn, bại liệt, sã cánh một bên (do viêm dây thần kinh vận động). Tỷ lệ chết từ 20-50% ở đàn gà không tiêm vaxcin. Khi thần kinh mề bị tổn thương lúc đó gà có mề và ruột rất nhỏ sẽ vô tác dụng.
Chẩn đoán: Mổ khám thấy các khối u ở gan, thận, phổi và buồng trứng, quả tối… và trong các tổ chức phần mềm khác của gà bệnh.
Phòng bệnh: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ. Đối với bệnh này, dùng Vaxcin để phòng bệnh và dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng cơ thể. Dùng các loại thuốc sau để phòng bệnh: Hanmix-VK4 trộn đều vào thức ăn hỗn hợp với liều 500g/150kg thức ăn đối với gà hậu bị; với gà đẻ trứng trộn 500g/20kg thức ăn; B-Complex pha 1g/1 lít nước uống; ADE pha 100g/200 lít nước hoặc 100 kg thức ăn; Hanmix-B trộn đều thuốc vào thức ăn hỗn hợp đối với gà con, gà giống từ 750-1.500g/250 kg thức ăn; đối với gà thịt 600-1.200g/250 kg thức ăn; gà dò, gà đẻ 500-1.000g/250 kg thức ăn.
Điều trị: Dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Nên dùng một trong các loại thuốc sau: Gentacostrin pha 1g/2 lít nước uống hoặc trộn vào 3 kg thức ăn. Neotesol 60-120mg/kg trọng lượng cơ thể; Syxavet pha 1g/2 lít nước uống; Hamcoliforte pha 1g/lít nước uống; Cosmixfortte pha 1g/lít nước uống.
Đây là căn bệnh thường gặp ở gà mọi lứa tuổi, khi có các triệu chứng trên, người chăn nuôi cần đến các cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn thêm.
KS. Đỗ Khắc Thể Số lần xem trang : 16954 Nhập ngày : 30-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam 10 NĂM DỰ ÁN THÚC ĐẨY SX KHOAI TÂY T ẠI VIỆT NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 3/6/2009) (03-06-2009) PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 3/6/2009) (03-06-2009) CHĂM SÓC NGÔ GIAI ĐOẠN SẮP THU HOẠCH (Báo NNVN - Số ra ngày 1/6/2009) (01-06-2009) BIOCHAR VỎ TRẤU CẢI TẠO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 1/6/2009) (01-06-2009) DT 2008 - Giống đậu tương đột biến chịu hạn (Báo NNVN - Số ra ngày 1/6/2009) (01-06-2009) CẦN CANH TÁC GIỐNG LÚA BC 15 ĐÚNG KỸ THUẬT (Báo NNVN - Số ra ngày 29/5/2009) (01-06-2009) GIỐNG LÚA LAI 3 DÒNG BÁC ƯU 025 (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009) Vuốt thuốc diệt cây lúa bị nhiễm Bệnh VL-LXL (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009) TRUNG QUỐC SẢN XUẤT ĐIỆN TỪ PHÂN GÀ LỚN NHẤT THẾ GIỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009) Sản xuất lúa lai HYT100 trên cánh đồng Mường Lò, Nghĩa Lộ (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|