ThS. ĐỖ THỊ LỢI Trong ba năm qua, hoạt động sản suất lúa gạo các tỉnh phía Nam đối mặt với một loại dịch hại nguy hiểm là rầy nâu (RN) truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL, LXL). Nhìn lại vào những năm đầu của thập niên 70 và 90 của thế kỷ trước, ngành trồng lúa cũng đã từng đối mặt với dịch hại RN.
Nhưng quần thể RN lúc đó là quần thể RN sạch, tỷ lệ mang mầm bệnh siêu vi trùng trong cơ thể chúng rất thấp. Triệu chứng gây thiệt hại trên lúa do RN chích hút trong những đợt dịch đó chỉ là hiện tượng cháy rầy.
Tuy nhiên đợt dịch RN bắt đầu từ năm 2006 đến nay nguy hiểm hơn vì quần thể RN mang mầm bệnh rất cao, có khi lên đến 70-80%. RN chích hút nhựa cây lúa bị bệnh sẽ di trú và truyền bệnh sang các trà lúa non mới gieo sạ. Sau khi rầy di trú đẻ trứng, thế hệ RN kế tiếp trong ruộng đều không mang bệnh vì mầm bệnh không truyền qua trứng. Tuy nhiên thế hệ rầy nâu thứ hai, thứ ba nếu chích hút cây lúa nhiễm VL, LXL trong ruộng thì mầm bệnh sẽ ủ trong cơ thể chúng và khi lúa sắp chín sẽ di trú truyền sang các ruộng lúa non khác.
Trong những năm qua tại vùng ĐBSCL hàng ngàn ha bị nhiễm VL, LXL, trong đó có hàng trăm ha phải tiêu hủy hoàn toàn. Chủ trương của ngành nông nghiệp trước đây là nếu tỷ lệ cây lúa bị nhiễm bệnh trên 10% thì phải tiêu hủy toàn bộ mảnh ruộng. Hiên nay tỷ lệ cho phép duy trì là dưới 30% lúa bị nhiễm bệnh VL, LXL. Các khuyến cáo đi kèm là phải nhổ bỏ hoàn toàn tận gốc các cây lúa bị nhiễm bệnh, chôn vùi xuống sâu trong đất sình dưới ruộng và không được quăng cây bệnh lên bờ vì chúng có thể tiếp tục sống. Tuy nhiên trong thực tế nông dân ít khi thực hiện vì tốn thêm chi phí lao động và họ cho rằng công việc đó chỉ có lợi cho người khác chứ không có lợi cho chính bản thân họ. Việc tiêu diệt triệt để các cây lúa bị nhiễm VL, LXL mang tính chất cộng đồng và nếu mỗi người nông dân đều nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng sẽ góp phần làm giảm nguồn cây bệnh trên đồng ruộng dẫn đến giảm tỷ lệ rầy nâu di trú mang mầm bệnh.
Trong hai năm qua (2008-2009) Viện lúa ĐBSCL đã nghiên cứu sử dụng một số thuốc diệt cỏ triệt sinh như glyphosate, paraquat... để diệt cây lúa nhiễm bệnh VL, LXL trong ruộng và trên bờ. Ngoài ra còn các nghiệm thức có pha thêm urea để gia tăng sự hấp thụ hoạt chất diệt cỏ vào trong cây. Hóa chất được áp dụng trong ruộng bằng hình thức có chụp che chắn hoặc vuốt tay để diệt cây lúa bệnh nhưng vẫn bảo vệ được cây lúa khỏe không bị tổn thương bởi thuốc. Lúa nhiễm bệnh, lúa rày, lúa cỏ, lúa hoang mọc ven hoặc trên bờ ruộng được phun dạng trùm mền để diệt toàn bộ. Trong ruộng, kết quả nghiên cứu cho thấy vuốt thuốc cho kết quả tốt và tiện lợi hơn so với phun có che chắn.
Nghiệm thức dung dịch glyphosate 18%o (phần ngàn) hỗn hợp với nitrogen 23%o cho tỷ lệ giết chết cây lúa cao nhất là 100% quan sát lúc 5 ngày sau khi vuốt (NSKV). Bốn nghiệm thức vuốt thuốc khác cũng đạt hiệu quả rất cao là: T5 [Glyphosate + nitrogen (12%o+23%o)] (giết chết 99,4%); T6 [Glyphosate (18%o)] (97,2%); T3 [Glyphosate + nitrogen (6%o+23%o)] (94,5%) và T4 [Glyphosate (12%o)] ( 91,3%). Đến thời điểm 10 NSKV thì 100% số tép lúa đều bị giết chết hoàn toàn ở tất cả các nghiệm thức nghiên cứu. Nồng độ glyphosate càng cao và có kết hợp với nitrogen thì hiệu quả giết chết các tép lúa càng cao.
Khi áp dụng trên thực tế đồng ruộng cần chuẩn bị kỹ để bảo vệ cơ thể chống phơi nhiễm thuốc diệt cỏ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thùng dung dịch thuốc phải có kích thước vừa phải khoảng 20cm x 30cm và phải có miệng nhỏ, đường kính khoảng 15cm. Thùng nhỏ có quai giúp mang dung dịch thuốc không bị tràn đổ rơi vãi khi xuống ruộng và nhúng thuốc vào găng tay dễ dàng. Găng tay cao su mềm bên trong phải dài gần đến khuỷu tay khi đeo, đủ độ dày (0,5 đến 1mm) để không cho thuốc xuyên thấm qua da (tương tự như găng tay dùng cho công nhân trong các nhà máy chế biến thủy sản). Găng tay vải dày được đeo bên ngoài găng tay cao su để nhúng dung dịch thuốc diệt cỏ. Chỉ nên nhúng thuốc vừa thấm ướt đủ lớp vải.
Với phương pháp này, những loài thực vật không mong muốn trong ruộng lúa cũng có thể bị tiêu diệt. Cây lúa cỏ lúc mới bắt đầu trỗ thì có thể phân biệt với lúa trồng do cây cao hơn và dạng bông rất khác biệt.
Vuốt thuốc lúc này sẽ giết chết cây lúa cỏ, không cho chúng tạo hạt chắc, góp phần làm giảm quỹ hạt lúa cỏ trong đất. Vuốt thuốc giết chết cây lúa von trong ruộng lúa giúp làm giảm khả năng lan truyền bệnh qua hạt giống, qua gió, qua đất ở những vụ kế tiếp...
|
Nên pha nồng độ dung dịch gấp đôi, gấp ba theo khuyến cáo trên nhãn chai. Mục đích pha đậm hơn là để giết chết nhanh đối tượng cần diệt. Nên pha thêm một ít phân urea vào dung dịch để gia tăng tốc độ hấp thụ của hóa chất diệt cỏ qua thân lá và gia tăng hiệu quả. Nồng độ glyphosate nên biến thiên từ 12%o đến 18%o và nồng độ nitrogen là 23%o.
Cách pha chế một dung dịch 18%o glyphoaste và 23%o nitrogen được tiến hành như sau: Đong hai lít nước và rót vào xô nhựa. Lượng 75cc (millilít) thuốc diệt cỏ Glyphosan 480 DD (hoặc các sản phẩm thương mại khác có chứa 48% hoạt chất glyphosate như: Carphosate 480 SC, Round Up 480 SC…). Cân 100 gram phân urea hạt trong cho vào dung dịch. Dùng que gỗ, tre khoấy đều. Rót 2 lít dung dịch vào thùng nhựa có quai xách và mang đi vuốt từng cây lúa bị bệnh. Lưu ý không để găng tay vải có dính thuốc chạm vào cây lúa khỏe sẽ gây tổn thương hoặc chết cho lúa. Sau khi vuốt, cây lúa nhiễm VL, LXL sẽ bị giết chết dễ dàng.
PGS.TS Dương Văn Chín Số lần xem trang : 16807 Nhập ngày : 27-05-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|