Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1184
Toàn hệ thống 3023
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Vấn đề giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu bao gồm những giải pháp công nghệ đi kèm với những quyết tâm chính trị.

 

Thomas Friedman, nhà hoạt động nổi tiếng về biến đổi khí hậu vừa phát biểu gần đây trong một diễn văn, rằng “hãy thay đổi quan điểm lãnh đạo chứ không chỉ thay những bóng đèn”.

Chúng ta đang cần những nhà lãnh đạo cộng đồng, quốc gia và cả doanh nghiệp có chủ trương đúng đắn để làm chậm lại tiến trình biến đổi trước khi con người có đủ trình độ khoa học để thích ứng. Và chúng ta cũng đang cần những công nghệ khả dĩ thực hiện chủ trương này.

Trong số những kỹ thuật tiềm năng nhất, người ta chú ý đến 5 công nghệ mới khả dĩ đáp ứng mục tiêu làm giảm biến đổi khí hậu, không chỉ về chất mà cả về lượng để hạn chế tối đa sự phóng thích khí thải nhà kính vào bầu khí quyển, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn năng lượng và tài nguyên hiện có trong bối cảnh dân số thế giới tăng nhanh.

Sản xuất nhiên liệu sinh học từ rong tảo: Rong tảo mọc trong các ao, hồ, đầm, phá và dọc theo bờ biển hoặc quanh các hải đảo là nguồn sinh khối tăng trưởng nhanh nhất, đến nhiều chục lần so với cây cỏ trên cạn. Từ lâu người ta biết rằng chất béo trong tảo khá cao, thường khi lên tới 50% hay đến gần 90% trong các dự án nuôi trồng. Người ta trích ly chất béo để sản xuất nhiên liệu sinh học, xác bã còn lại được dùng vào hàng chục việc khác. Một hàm lượng nhiên liệu sinh học cực lớn cho nhân loại là lợi điểm thứ nhất của giải pháp, nhưng ưu điểm thứ hai không kém là nguồn dinh dưỡng nuôi tảo lại lấy từ các thứ nước thải và khói chứa CO2 của các nhà máy cùng nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt của ánh nắng mặt trời.

Sản xuất điện trong các tháp mặt trời: Trong khi kỹ thuật pin mặt trời phải lệ thuộc quá nhiều vào một số kim loại hiếm và kim loại đất hiếm, hoặc vào các tấm silicon có độ tinh sạch cực cao thì nguồn năng này có thể khai thác với giá rẻ hơn thông qua hệ thống tháp mặt trời. Người ta lắp đặt hàng ngàn tấm kính điều khiển bởi một hệ thống sao cho tia nắng mặt trời phản chiếu luôn tập trung vào một tháp cao nằm ở trung tâm nhằm đun sôi dung dịch. Hơi nước cực mạnh của nồi đun được dẫn xuống chân tháp làm chạy những turbine cỡ lớn phát ra dòng điện hàng trăm hay hàng ngàn megawatt.

Cải thiện mặt đất canh tác bằng than nhiệt phân: Đất đai canh tác đang ngày một xấu đi và thu hẹp lại nếu tính trên tỷ lệ gia tăng dân số, vì vậy nhu cầu cải thiện vừa cấp bách vừa phải đạt đến độ bền vững. Người ta sử dụng loại than nhiệt phân gọi là biochar để trộn vào đất giúp cho đất giữ nước, giữ carbon và chất dinh dưỡng, đặc biệt để các loại phân bón không bị trôi đi tích tụ ô nhiễm nguồn nước hạ lưu.

Giải pháp khí hậu ở đây là cách sản xuất biochar, theo đó cây cỏ, phế phẩm nông nghiệp và các loại rác hữu cơ sẽ được đem đốt trong điều kiện thiếu oxygen để không làm phát sinh CO2. Thông thường quá trình nhiệt phân sinh khối cho ra 20% biochar, 20% syngas dùng làm nhiên liệu, và 60% dầu sinh học thay thế dầu mỏ trong sản xuất các vật dụng như đồ nhựa. Nhưng khi cần khối lượng lớn để cải tạo đất, người ta thay đổi cách đốt chậm hơn để có tỷ lệ biochar lên trên 50%.

Dùng gió nén không khí để phát điện: Thông thường người ta sản xuất điện gió bằng cách gắn turbin phát điện vào mỗi quạt gió, nhưng khi chiều gió thay đổi hoặc tốc độ gió quá thấp, quá cao sẽ làm luồng điện gián đoạn. Thực ra chi phí cho các turbin gió không rẻ nếu muốn phát nguồn điện đủ lớn cho các mục đích công nghiệp. Người ta thay thế turbin nơi mỗi quạt gió bằng bộ nén khí, theo đó khí nén của hệ thống quạt gió, đôi khi đến hàng trăm cái, được tập trung vào một hệ thống bể chứa bên dưới mặt đất và được xả ra đều đặn để chạy các máy phát điện cỡ lớn. Luồng điện không còn bất thường, mà cả giá điện cũng sẽ thấp hơn vì đầu tư đơn giản và rẻ tiền hơn.

Tự động hóa việc khai thác lưới điện: Xem ra việc này không lạ nhưng chuyện chậm trễ trong điều chỉnh hệ thống đã gây ra những thiệt hại rất lớn, xét về hiệu suất sử dụng năng lượng. Hệ thống điều khiển tự động thay cho các quyết định của con người sẽ đánh giá những gì sắp xảy ra cho người tiêu thụ và cho hệ thống lưới điện, nhờ đó xuất phát các lệnh đúng lúc, đúng nơi, một mặt tạo nên hiệu suất sử dụng lưới cao nhất, mặt khác ngăn ngừa các sự cố xảy ra cho hệ thống và cho khách hàng.

Hoàng Xuân Phương

Số lần xem trang : 16797
Nhập ngày : 30-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  THUỐC TRỪ CỎ THẾ HỆ MỚI FENRIM 18.5WP (BáoNNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009)

  Phụ gia chứa zeolit đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi, trồng trọt (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (11-02-2009)

  ĐBSCL: LÀM LÚA TÀI NGUYÊN THU LÃI RẤT CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (10-02-2009)

  BÌNH THUẬN NỖ LỰC VÌ NÔNG NGHIỆP AN TOÀN (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (10-02-2009)

  SẮP CÓ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ ĐẤT CANH TÁC ĐẦU TIÊN (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (10-02-2009)

  "NÔNG SẢN TIẾN VUA" THOÁI TRÀO (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (10-02-2009)

  CÁCH DIỆT ỐC BƯƠU VÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (10-02-2009)

  CÁ HỒNG ĐỎ: GIỐNG NUÔI MỚI GIÁ TRỊ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009) (09-02-2009)

  Bùng Phát LMLM ở Long An: Dân lại khổ vì... bò dự án! (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009) (09-02-2009)

  Tiền Giang: Một nông dân lai tạo thành công giống dê mới (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009)(09-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007