Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 308
Toàn hệ thống 905
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Ông Mạc Hồng Sự (thôn Gia, xa Yên Đồng,Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã nảy ra cách trồng lúa cho cá phá! Kết quả lại thu lãi to.

 

Nhìn đầm cá rộng 1,3 mẫu của ông Sự thời điểm này chỉ thấy toàn lúa đang thì đẻ nhánh ken dày đặc. Đứng xa thấy ngọn lúa rùng rùng như có vịt thả đồng. Tới gần quan sát kỹ mới thấy từng đàn cá trắm cỏ đang phơi mình đua nhau ngấu nghiến lúa. Ông Sự cho biết trước đây, với hơn 600 đầu trắm cỏ trọng lượng từ 500 đến 700g/con như hiện tại thì mỗi ngày chúng phải ngốn ít nhất 200kg cỏ mới đủ. Với giá cỏ mà các chủ đầm ở Vĩnh Phúc hiện nay mua là 30.000đ/tạ thì mỗi ngày đàn cá của ông ngốn hết trên 60 nghìn là ít. Bây giờ thì khoẻ re, ông Sự không còn phải vất vả kiếm cỏ cho cá hay phải bỏ tiền mua cỏ nữa mà chỉ đủng đỉnh ngồi xem đàn cá lớn nhanh như thổi. 

Ông Sự kể: Cá trắm cỏ phàm ăn và dễ nuôi. Nếu đảm bảo được thức ăn thì lãi to. Cái khó là kiếm cỏ để chúng ăn thoải mái thì khó xuể. Tới những năm 2005, mô hình nuôi cá – lúa kết hợp nở rộ tại nhiều trang trại ở Vĩnh Phúc. Thế nhưng hầu hết các chủ đầm đều chỉ dám thả xen vào đầm lúa các loại cá không ăn cỏ như mè, trôi, gáy... Nếu thả cá trắm cỏ, chúng sẽ “tàn sát” lúa đến tận gốc. Ông Sự nảy ra ý nghĩ: “Tại sao mình không thử cho cá trắm cỏ ăn lúa?”. 

Năm 2008, khi lúa bắt đầu đẻ nhánh ông cho thả thử nghiệm 150 con trắm cỏ loại 200g/con vào đầm lúa 5 sào. Kết quả làm ông hết sức ngạc nhiên. Cá trắm cỏ ham ăn lúa hơn cả các loại cỏ thông thường như cỏ sữa, cỏ vực… Sau một thời gian thả sang đầm lúa, cá “chê” luôn cả loại cỏ sữa trước đây chúng rất hạp. Chỉ sau hơn 2 tháng, trọng lượng cá đã đạt hơn 1kg/con. Đến thời điểm lúa bắt đầu chín thì 2/3 diện tích lúa đã bị đàn cá “xơi” gọn. Điều làm ông Sự ngạc nhiên hơn là trắm cỏ còn tung mình lên mặt nước kéo lúa bông xuống ăn y hệt như vịt thả đồng. Đến lúc cá đạt trọng lượng 1,5kg/con có thể thu hoạch thì gần như 100% diện tích lúa cũng được những chú trắm cỏ thu dọn sạch sẽ.

Cá ăn lúa tới phần nào gọn luôn phần đó nên hầu như không có chất thải. Bên cạnh trắm cỏ, trong đầm vẫn có thể thể thả xen với số lượng lớn các loại cá tầng đáy có thể ăn phần gốc lúa như trôi, gáy, mè… Với 1,3 mẫu đầm thả cá theo phương pháp này, ông Sự hầu như không mất công và chi phí gì mà vẫn thu về ngót nghét 50 triệu đồng/năm.

Sau 2 lần nuôi thử nghiệm, vụ đông xuân 2009 này ông Sự quyết định chuyển hẳn 1,3 mẫu đầm sang gieo sạ lúa cho cá trắm cỏ ăn. Bắt đầu vụ, ông tháo cạn đầm và gieo sạ lúa Khang dân với mật độ dày. Đồng thời ông dành một ao kế bên ươm sẵn hơn 600 con trắm cỏ. Đến thời điểm lúa gieo sạ được trên 30 ngày (cao khoảng 30cm), ông bắt đầu cho dâng nước từ từ vào đầm lúa để lúa vượt cao lên. Cùng lúc, ông cho thông 2 ao để cá trắm cỏ lớn cỡ ngón chân cái đã ươm sẵn ở đầm bên cạnh chuyển sang đầm lúa. Đến nay, mới chỉ sau 1 tháng 20 ngày (kể từ lúc chuyển sang đầm lúa) nhưng theo quan sát của chúng tôi, hầu hết cá đã đạt trọng lượng hơn 600g/con. Theo tính toán của ông Sự, mỗi đầu cá trắm cỏ nếu đảm bảo nguồn thức ăn như thông thường chỉ tăng nhanh nhất khoảng 300g/con/tháng. Còn nếu thả cho ăn lúa, chúng có thể tăng tới hơn 400g/con/tháng. Dự tính sau hơn 2 tháng nữa (sau vụ thu hoạch lúa xuân) thì có thể thu hoạch cá. Trọng lượng cá sẽ đạt hơn 1,5kg/con. 
 

Ông Sự phân tích: Với 1,3 mẫu đầm nếu trồng lúa cùng lắm chỉ thu được 2 tấn. Với giá thóc hiện nay là 4.000đ/kg, trừ chi phí phân đạm, công cấy gặt… cùng lắm chỉ thu được 5 triệu đồng. Trong khi đó nếu thả 600 con trắm cỏ để chúng… xơi lúa thì sẽ thu về không dưới 15 triệu - gấp 3 lần để lúa lại. Ưu điểm của cách nuôi này là cá rất ít bị bệnh do ao luôn sạch sẽ.

Lê Bền

Số lần xem trang : 16948
Nhập ngày : 17-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007