Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 608
Toàn hệ thống 1194
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Mấy năm trở lại đây cây lúa đã bị dịch rầy nâu phá hại gây nên bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá làm thiệt hại đến năng suất cũng như sản lượng một cách đáng kể. Hầu hết các giống lúa hiện đang canh tác đều bị rầy bám và gây hại ở các mức độ khác nhau, nhiều giống, nhiều diện tích phải trục bỏ.

 

Song Bộ NN&PTNT và các nhà chọn giống đã khẩn trương khắc phục bằng cách phục tráng chọn thuần lại các giống kháng và nhiễm nhẹ rầy nâu như OM2395, AS996, OM4498. Đồng thời xác định lại mục tiêu lai tạo ưu tiên số một là kháng rầy và chống chịu bệnh đạo ôn. Kết quả, 2 năm trở lại đây đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phóng thích được hàng loạt giống lúa đáp ứng được yêu cầu sản xuất trên.

Qua phân tích phần mềm IRRI STAT FOR WINDOW cụ thể đã tính toán tương tác giữa kiểu gen và môi trường (G x E) thông qua hệ thống khảo kiểm nghiệm giống. Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất các giống sau cho 7 vùng sinh thái đặc thù ở ĐBSCL để cán bộ kỹ thuật cùng bà con nông dân tham khảo và áp dụng.

Như chúng ta đều biết một cơ cấu giống ổn định và hiệu quả phải là cơ cấu có nhiều giống chủ lực và giống lấp vụ, giống ngắn ngày, dài ngày. Tuy nhiên, một vùng sinh thái đến 1 đơn vị huyện hoặc tỉnh cũng không nên bố trí sản xuất quá nhiều giống mà chỉ từ 5-7 giống là vừa, cũng không nên như vụ hè thu 2008 có những tỉnh giống IR 50404 và OM 576 chiếm tới 25% diện tích trong cơ cấu. Do vậy, chỉ nên bố trí từ 5-7 giống và giống cho năng suất cao ổn định kháng rầy nâu và bệnh đạo ôn một cách ổn định mới được. 

Về cơ sở khoa học, muốn xác định một cơ cấu giống lúa ổn định, hiệu quả phải dựa vào 3 chỉ tiêu chính: 1/Dựa vào phong tục tập quán canh tác cổ truyền của người dân vùng đó. 2/ Có kết quả trắc nghiệm giống về năng suất, tính kháng, cụ thể là rầy nâu và đạo ôn. 3/ Phản ứng giữa kiểu gen giống đó với môi trường lúa có biên độ khí hậu ra sao? Qua số liệu phân tích của chương trình khảo kiểm nghiệm giống quốc gia chúng tôi đề xuất:

Đối với vụ đông xuân (ĐX), thời gian sinh trưởng không phải là yếu tố hạn chế tới năng suất thì vùng 1 vùng 2 ven sông Tiền, sông Hậu đất phù sa cổ nước ngọt không bị mặn xâm nhập khi mùa khô về, bà con nên bố trí các giống như: OM5494, OM4900, OM5472, OM5453, OM5451 và OM6162 (có thời gian sinh trưởng từ 92-105 ngày).

Vụ 2 (vụ xuân hè) nên bố trí giống lúa tỷ lệ hạt chắc cao, ít bị lép như: OM4218, OM2517, TN128, OM6561, OM6072 (có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày).

Và vụ 3 do yếu tố thời vụ bà con phải cân nhắc sao cho thu hoạch trước 15 tháng 10 tức là lúa bà con vô bồ rồi nước lũ mới lên, bà con cân nhắc các giống sau: OM4101, OM5464, OM4218 (có thời gian sinh trưởng từ 88-90 ngày).

Có một vài giống có khả năng phản ứng mạnh với môi trường và cho năng suất khá cao như OM6072 (vùng tây sông Hậu), giống OM6377 (M22/AS 996) tỏ ra thích nghi mạnh với môi trường phèn nặng và mặn nhẹ như Hòn Đất, vùng Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang) và các vùng bán đảo Cà Mau. Đặc biệt có những nông dân đã đạt 9,6-9,8 tấn/ha. Tuy nhiên, hầu hết các giống lúa cũ trong cơ cấu giống ở ĐBSCL cũng đã bị thoái hóa và do canh tác nhiều năm không được lọc thuần và phục tráng, nên năng suất rất thấp như: OMCS 2000, OM 2514, OM2718, OM2717, OM 2517, OM1490...

Các giống cứng cơm, hàm lượng amylose > 24% như IR50404, OM6073 và OM576 bà con cũng dần thay thế bằng các giống hạt dài ~10mm, trong, không bạc bụng. Tuy nhiên, các giống hạt dài, phẩm chất cao như Jasmine 85, ST5, ST10, VD20, TP5... chúng ta nên phát triển khoảng < 10% trong cơ cấu giống và tập trung thành vùng vì khả năng chống chịu với rầy nâu và đạo ôn còn kém.

Mặc dù những đặc tính tốt hơn giống cũ song một vài giống bà con cũng nên biết yếu điểm của chúng để phòng ngừa trong quá trình canh tác: như OM 5472 nếu canh tác ở vụ hè thu trong điều kiện ánh sáng yếu và mưa nhiều thì bà con nhớ sử dụng phân bón lá ở giai đoạn chín để tránh bị lép cậy ở đáy bông lúa. Giống lúa OM4218 rất thích hợp vụ hè thu. Nhưng vùng nào có áp lực bệnh đạo ôn nặng thì bà con chú ý phòng ngừa bệnh khô vằn cho giống này, mặc dù năm nay nó là giống đứng đầu về năng suất ở tỉnh An Giang.

Sau đây là đặc tính một số giống mới mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bà con để đưa vào cơ cấu giống mới: 

Stt

Tên Giống

TGST

Tên Giống

Tổ hợp lai

Tính chống chịu

Đặc điểm thích nghi

 

(ngày)

Rầy nâu

Đạo ôn

1

OM 5494

98-105

OM 5494

Khang dân/2717//2717

K

K

Thơm nhẹ, thích ứng 2 vụ trong năm

2

OM 4900

105-107

OM 4900

C53/Jasmine 85 (marker)

K

HK

Gạo ngọt cơm, NS cao phù hợp với ĐX hơn

3

OM 5472

92-95

OM 5472

OM 2718/Jasmine 85

K

K

Gao thon, dài, ít sâu bệnh thích ứng cả 3 vụ

4

OM 5451

94-96

OM 5451

Jasmine 85/OM 2490

K

HK

Hạt bóng, NS cao, đóng chùm

5

OM 5453

92-95

OM 5453

Jasmine 85/OM 2718

K

HK

Ngắn ngày, đẻ khỏe

6

OM 5464

88-92

OM 5464

OM 3242/OM 2490

HK

HK

Thơm nhẹ, ngắn ngày

7

OM 4101

88-90

OM 4101

OM 997/IR 56279/OM 3405

K

K

Ưu thế HT, NS cao

8

OM 4218

90-92

OM 4218

OM 2031/MTL 250

K

HK

Phẩm chất tốt, NS cao

9

OM 6072

92-95

OM 6072

Jasmine 85/ST.5

HK

HK

Thơm nhẹ, NS cao

10

OM 4059

88-90

OM 4059

OM 3405/MTL 250

K

HK

NS cao, thích ứng 2 vụ

11

OM 4097

90-92

OM 4097

OM 997/OM 2395

K

HK

NS cao, thích ứng cả 3 vụ trong năm

Trên đây là những gợi ý cho bà con tìm hiểu và các cán bộ kỹ thuật tham khảo. Tất cả các giống trên tuy chưa được công nhận hoặc ở mức cấp khảo nghiệm vùng song chúng cũng đã được khảo nghiệm nhiều vụ cho kết quả tốt, bà con có thể liên hệ với công ty giống các tỉnh và phòng sản xuất của Viện lúa ĐBSCL, chúng tôi sẽ cung cấp nguồn giống trên.

Thạc sỹ Trần Đức Hạnh

Số lần xem trang : 16918
Nhập ngày : 20-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007