ThS. ĐỖ THỊ LỢI Trước hết vụ xuân 2009, đến thời điểm này được các nhà chuyên môn xác định là một trong những vụ xuân hội tụ đầy đủ những điều kiện tốt nhất cho nấm bệnh đạo ôn phát sinh gây hại. Và bệnh đạo ôn không chỉ gây hại nặng trên lúa ở Thái Bình mà cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc.
Những điều kiện hội tụ đầy đủ để nguồn nấm bệnh đạo ôn phát sinh với mật độ dầy đặc và tấn công lúa xuân là:
Thứ nhất: Vụ xuân 2009 là vụ xuân rất ấm giai đoạn cấy xuân muộn. Tháng 2 dương lịch nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) 4,5 độ C, tuần đầu tháng 3 nhiệt độ vẫn cao hơn, nhưng từ tuần 2 tháng 3 đến hết tuần 2 tháng 4 lại thấp hơn TBNN và thấp hơn 2008. Vì vậy lúa xuân muộn cấy xuống bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm, sinh trưởng thân lá mạnh, kín đất vào đầu tháng 3, nhiệt độ cao làm tốc độ khoáng hoá trong đất mạnh, dinh dưỡng giải phóng nhanh và dạng dễ tiêu, lúa hút mạnh đạm, lá lúa xanh mỏng hơn, mặt khác giá kali cao khiến việc bón phân kali hạn chế dẫn đến một phần diện tích bón mất cân đối.
Thứ hai: Bộ giống lúa cao sản và giống chất lượng cao (Q5, Khâm dục, Khang dân, BC-15, BT-7...) hầu hết nhiễm đạo ôn từ mức TB đến nặng (BC-15).
Thứ ba: Những đợt gió mùa đông bắc nửa cuối mùa chuyển dần theo hướng lệch đông, mang theo nhiều hơi nước từ biển, khiến ẩm độ không khí với nhiều ngày bão hoà, hoặc trên 85-90%, trời nhiều mây, âm u..., với hiện tượng này thì Thái Bình là một trong những tỉnh ven biển bị ảnh hưởng trầm trọng với giờ mưa nhỏ, mưa phùn, ngày “nồm” cao hơn các tỉnh sâu trong lục địa.
Thứ tư: Nguồn nấm bệnh đạo ôn được phát hiện từ rất sớm ngay trên mạ nửa đầu tháng 2 với những ổ có tỷ lệ bệnh cao, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi: ẩm độ cao, nền nhiệt thích hợp trên 20 độ C khiến nguồn bệnh nhân nhanh và phát tán, đồng thời nguồn nấm bệnh được đánh giá là tồn tại dầy đặc ngoài môi trường, cao hơn rất nhiều năm.
Thứ năm: Giai đoạn nguồn bào tử nấm bệnh cao trùng với giai đoạn nhạy cảm của lúa, đặc biệt các giống nhiễm khiến mức độ phát bệnh trở nên nhanh hơn. Ở Thái Bình giống nhiễm như BC-15 có tỷ lệ lùn lụi cao, sau đó đến Q5, BT-7. Ở vụ xuân hiện tượng đó không phải là hiếm, như vụ xuân này thì lùn lụi do đạo ôn cũng được cảnh báo sớm ngay từ đầu vụ.
Chỉ riêng các giống lúa lai, đến nay hầu hết khá an toàn với đạo ôn lá, nhiều giống không hề có vết bệnh như Syn6, Thục hưng 6, CNR-36, HYT-103, HYT-102, HYT-100, TH3-3...
Với diễn biến thời tiết như những ngày qua, các tỉnh miền Bắc đứng trước một đại họa đạo ôn cổ bông rất lớn, nếu không phòng trừ đúng thời điểm, đúng thuốc thì nguy cơ thất bát những diện tích lúa trổ cuối tháng 4, đầu tháng 5 là hiện thực.
Tuy nhiên mọi vấn đề đều có 2 mặt của nó: Vụ xuân năm nay nếu không chủ trương và vận động nông dân gieo cấy các giống ngắn ngày, gieo cấy sau lập xuân chắc chắn lúa xuân năm nay sẽ trổ sớm hơn 2007, vì nếu gieo cấy dài ngày sẽ điều tiết nước vào sớm, nông dân sẽ tiện thể cấy tràn luôn cả dài cả ngắn trước Tết thì giờ này, có lẽ phân nửa diện tích đã trỗ bông và dù thế nào, dù dài hay ngắn, không những sẽ bị đạo ôn cổ bông đánh cho tan nát mà mỗi bông cũng sẽ mất đi vài chục hạt do phân hoá trong điều kiện nền nhiệt không an toàn. Thiệt hại không phải chỉ do bệnh mà chủ yếu sẽ do lúa trổ sớm ít hạt, lép lửng cao...
Chủ trương gieo cấy các giống lúa ngắn ngày được thống nhất cao từ Bộ NN-PTNT, các nhà khoa học chứng minh rằng nó là trà lúa đảm bảo tính ổn định hơn. Cũng phải thừa nhận rằng, giống lúa thuần ngắn ngày cả năng suất và chất lượng đang thiếu những giống kháng đạo ôn. Nhưng lúa lai có thể giải quyết được vấn đề này.
|
Ba lăm ngàn ha lúa bị bệnh đạo ôn ở Thái Bình, thực tế khoảng trên 15 ngàn bị mức trung bình và chỉ vài ngàn ha bị nặng; diện tích lùn lụi tính từ đầu vụ khoảng 100ha, nhiều ruộng lúa BC-15 với những ổ lụi đầu tiên ở một số xã thuộc Quỳnh Phụ, Hưng Hà sau dùng 2-3 lần thuốc đặc hiệu như Filia, Fujione, Beam, Nativo + Antracol, vết bệnh khô, lúa đã hồi phục và trả lại màu xanh. Phía nam tỉnh bệnh phát sinh muộn hơn do lúa kín đất sau, đầu tháng 4 khi phòng trừ bị mưa phùn, mưa rào ảnh hưởng, hiệu lực thuốc giảm nên sự phục hồi chậm hơn, theo đó không ít hộ để lúa bị cháy và lùn lụi.
Cuối tháng 4, đầu tháng 5, Thái Bình sẽ huy động tổng lực cho chiến dịch phòng ngừa đạo ôn cổ bông trên diện tích lúa trổ trước 10/5 và đợt sâu cuốn lá hại lá đòng cho toàn bộ diện tích đại trà. Chi cục BVTV tỉnh đã làm việc với các Công ty SX, KD thuốc BVTV để chuẩn bị đủ cơ số thuốc cho đợt quyết định này. Sở NN&PTNT cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ra một chỉ thị về chiến dịch phòng trừ sâu bệnh cuối vụ, triển khai với tất cả các Chủ tịch, Bí thư các xã, lãnh đạo các huyện, thành phố, các ban ngành, đoàn thể, nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tất cả cán bộ kỹ thuật của hệ thống trồng trọt được tăng cường cho các địa phương, hệ thống truyền thông tăng cường tối đa thời lượng cho chiến dịch..., đó là những gì mà Thái Bình đã và đang chuẩn bị để bảo vệ tốt vụ lúa xuân 2009.
Trần Xuân Định - Phạm Văn Nhạc Số lần xem trang : 17155 Nhập ngày : 21-04-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam NUÔI DÔNG (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009) TÂY NGUYÊN: NÔNG DÂN BÁN CÀ PHÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 23-28/2/2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) CÁCH TẬP CHO LỢN CON ĂN SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) BỘ GIỐNG LÚA TRIỂN VỌNG Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) GIỐNG THỎ NEWZELAND (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ NANO ĐỂ TĂNG CƯỜNG VSATTP (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) VÚ SỮA LÒ RÈN RỘ MÙA... XUẤT NGOẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 20/2/2009) (21-02-2009) CÔNG NGHỆ MỚI NGĂN CHẶN SỰ LÂY LAN CỦA VIRUS HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 20/2/2009) (21-02-2009) Nam bộ: Còn hơn 500.000 ha lúa ĐX cần theo dõi diễn biến sâu bệnh (Báo NNVN - Số ra ngày 20/2/2009) (21-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|