ThS. ĐỖ THỊ LỢI Mô hình nuôi cá thác lác cườm hiện đang phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL, đã giúp cho không ít hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Người thực hiện mô hình đầu tiên thành công là ông Nguyễn Minh Tâm ở xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Thác lác lên hương
Như bao nông dân khác, khi phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đặt biệt với mô hình nuôi cá thác lác cườm ở tỉnh Hậu Giang, nông dân Nguyễn Minh Tâm cũng mạnh dạn chuyển đổi từ 2 công đất ruộng sang đầu tư đào ao nuôi cá thác lác cườm. Ông Tâm cho biết: “Những năm trước gia đình tui đã từng nuôi hết cá tra đến cá lóc nhưng đều bị thất bại nặng, ngâm vốn vay ngân hàng mãi không trả nổi. Nhưng nghĩ không lẽ mình chịu thua, tui tiếp tục thử nghiệm mô hình cá thác lác cườm, ai ngờ còn lời hơn nuôi cá tra hay ba sa nữa…!”.
Ban đầu ông Tâm mua được 8.500 con giống từ tỉnh Hậu Giang về thả nuôi, do chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật cho nên cá nuôi bị hao hụt hơn phân nửa. Không nản, ông tìm tòi học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi cá thác lác cườm ở các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Cần Thơ… Chỉ một năm sau gia đình ông thu hoạch lứa cá đầu tiên được gần 4 tấn cá thịt, giá bán bình quân 37.000 đ/kg, trừ hết chi phí vẫn cho lời hơn phân nửa.
Thấy nuôi cá thác lác cườm có triển vọng đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Tâm quyết định đầu tư mở rộng quy mô ao nuôi. Mới tháng trước ông Tâm lại tiếp tục thu hoạch được khoảng 6 tấn cá thịt, bán được giá trên 50.000 đ/ký, cho lời khoảng 150 triệu đồng. Đến nay khi đã nắm vững kỹ thuật, ông Tâm còn mở rộng đầu tư ương cá giống thác lác cườm để cung cấp cho nông dân trong và ngoài huyện cùng triển khai nuôi. Ông Tâm cho biết: “Với trên 200 con cá bố mẹ, vào thời điểm cá đẻ tui hợp đồng với các chuyên gia thủy sản ở Cần Thơ đến hướng dẫn kỹ thuật sinh sản nhân tạo. Đến nay tui đã cung cấp được trên 200.000 con giống cho người người dân trong huyện nuôi, thu nhập từ con giống cũng không thua kém gì so với nuôi cá thịt…”.
Cá thác lác cườm - dân gian quen gọi là Nàng Hai - thịt ngon nên được thị trường ưa chuộng. Hiện loại cá này đang được nhiều DN từ TP.HCM xuống tận các hộ nuôi đặt hàng thu mua với số lượng lớn để xuất khẩu. Giá cá nội địa hiện ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg, khiến nông dân đang rất háo hức.
|
Theo kinh nghiệm của ông Tâm, để có con giống tốt, thời gian đầu ương cá bột nên sử dụng thức ăn chuyên dùng, vừa tiện cho việc chăm sóc, theo dõi sự tăng trưởng của con giống. Khi cá đạt cỡ 2-3 phân, bắt đầu tập cho cá ăn các loại thức ăn chế biến, để chuẩn bị xuất bán cho người chăn nuôi. Với cách làm này, cá giống sẽ khỏe mạnh không hao hụt, lớn nhanh và người nuôi không gặp rủi ro. Hiện nay, ông Tâm đang tăng số lượng đàn giống cá bố mẹ gấp 5 lần so với năm trước và chuẩn bị cho sinh sản cá nhân tạo. Đồng thời, mở rộng thêm các ao nhân giống nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mô hình nuôi cá thác lác cườm trong tỉnh và bán con giống ra các tỉnh lân cận.
Xây dựng vệ tinh nuôi cá
Hiện nay ông tâm còn giúp cá giống cho hơn 20 “vệ tinh” trong xã cùng triển khai nuôi và tận tình hướng dẫn kỹ thuật cho từng hộ nuôi hiệu quả. Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Hiền, ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú (Châu Phú - An Giang) đến nay cũng đã thành công với mô hình này.
Gặp chúng tôi, anh Hiền vui vẻ tâm sự: “Loại cá này đến nay đã có thương hiệu, xuất khẩu tốt, chỉ cần đầu tư đúng mức cho vài ba vuông nuôi cá thác lác cườm thì đã có thể hốt… “đô” rồi!”. Anh Hiền cho biết, lúc đầu anh thả nuôi 7.000 con cá giống trên diện tích 1.000 m2, được ông Tâm hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cá lớn rất nhanh, bình quân đạt từ 400-500 gram/con. Hiện nay, tuy chưa đến thời điểm thu hoạch, nhưng anh Hiền vẫn lạc quan khẳng định chắc nịch: “Với đà này, chỉ cần sau đợt thu hoạch lứa cá đầu tiên tui sẽ kéo lại toàn bộ vốn lỗ lã từ mấy vụ nuôi cá tra trước đây…!”.
Trao đổi với NNVN, ông Trần Ngọc Bình, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú cho biết, Hội cũng tiến hành tổng kết kinh nghiệm mô hình nuôi cá thác lác cườm từ hộ gia đình ông Tâm, lấy đó làm mô hình mẫu, giới thiệu và nhân rộng cho nông dân trong toàn huyện triển khai ứng dụng, nhằm đa dạng hóa vật nuôi trên địa bàn. Đồng thời để hướng tới kịp đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, sắp tới sẽ quy hoạch lại vùng nuôi và kêu gọi sự liên kết từ các hộ nuôi đến DN thu mua, nâng cao chất lượng cá và bảo đảm ổn định đầu vào, đầu ra...
Lê Hoàng Vũ - Minh Sáng Số lần xem trang : 16987 Nhập ngày : 22-04-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam NUÔI DÔNG (Báo NNVN - Số ra ngày 24/2/2009) (24-02-2009) TÂY NGUYÊN: NÔNG DÂN BÁN CÀ PHÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 23-28/2/2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) CÁCH TẬP CHO LỢN CON ĂN SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) BỘ GIỐNG LÚA TRIỂN VỌNG Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) GIỐNG THỎ NEWZELAND (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ NANO ĐỂ TĂNG CƯỜNG VSATTP (Báo NNVN - Số ra ngày 23/2/2009) (23-02-2009) VÚ SỮA LÒ RÈN RỘ MÙA... XUẤT NGOẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 20/2/2009) (21-02-2009) CÔNG NGHỆ MỚI NGĂN CHẶN SỰ LÂY LAN CỦA VIRUS HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 20/2/2009) (21-02-2009) Nam bộ: Còn hơn 500.000 ha lúa ĐX cần theo dõi diễn biến sâu bệnh (Báo NNVN - Số ra ngày 20/2/2009) (21-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|