Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2375
Toàn hệ thống 3427
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Không chỉ ở Ai Cập, mà con cá tra, basa của Việt Nam đã bị nói xấu ở một số thị trường khác (Tây Ban Nha, Ý). Điều đáng buồn là con cá VN cứ bị báo chí nước NK chê bai (nhằm cạnh tranh không lành mạnh) thì những cơ quan có trách nhiệm chứng minh chất lượng sản phẩm thuỷ sản của VN lại... im lặng. 

 

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ý (thị trường quan trọng của thuỷ sản Việt Nam ở khu vực EU), từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều phương tiện thông tin đại chúng nước này đã đưa nhiều thông tin theo chiều hướng xấu về con cá tra, basa của Việt Nam. Điển hình như tờ La Pepubblica, một trong những tờ báo lớn nhất của Ý, trên số ra ngày 26/2/2009, đã đăng tải một bài viết nói rằng cá tra, basa Việt Nam được nuôi ở khu vực ô nhiễm, hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo nàn. Còn kênh truyền hình RAI3 đã phát một phóng sự về nghề nuôi cá tra, basa ở ĐBSCL với những hình ảnh được quay theo ý đồ riêng, gây lo ngại không ít cho người tiêu dùng. Một số trang báo địa phương cũng đăng tải những bài viết có nội dung tương tự.

Chưa dừng ở đó, một số tổ chức phi chính phủ ở Ý đang lên những kế hoạch “tấn công” vào con cá tra, basa của Việt Nam. Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Ý, trong tháng 4 này, Slow Food, một tổ chức quốc tế thành lập ở Ý đã tổ chức một buổi hội thảo chỉ trích cá tra, basa Việt Nam. Theo đó, tổ chức này đã cho rằng cá basa, cá tra, được nuôi ở nguồn nước ô nhiễm, nên phải ngăn cản những sản phẩm này vào Ý.

Tất cả những chuyện nói xấu cá basa nêu trên, chỉ nhằm mục đích cứu vớt con cá cơm truyền thống của Ý đang bị đánh bật ra khỏi bàn ăn của người tiêu dùng Ý, khi nó không cạnh tranh được với con cá tra, basa đến từ Việt Nam. Với lợi thế là giá bán rẻ hơn nhiều loại thuỷ sản khác, cá tra, basa Việt Nam đang ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn trong các gia đình Ý. Nhiều trường học của Ý cũng đã đưa cá tra, basa Việt Nam vào thực đơn học sinh.

Điều lạ là con cá basa đã bị nói xấu suốt mấy tháng nay ở Ý, vậy mà cơ quan chức năng Việt Nam lại chưa hề thấy động tĩnh gì trong việc khẳng định chất lượng, bảo vệ hình ảnh con cá tra, basa Việt Nam ở nước này. Trong khi đó, Ý đang là một trong những thị trường quan trọng của thuỷ sản Việt Nam tại khu vực EU. Trong năm 2008, nước này đã bỏ ra tới 118,8 triệu euro để nhập thuỷ sản từ Việt Nam. Nên nhớ rằng cũng trong thời gian qua, ở Tây Ban Nha đã rộ lên một số dự luận cho rằng còn cá tra, basa Việt Nam gây tác động xấu tới sức khoẻ người tiêu dùng.

May cho con cá basa Việt Nam là cho đến giờ này, các cơ quan chức năng của Ý vẫn chưa đưa ra biện pháp gì để hạn chế NK cá tra, basa Việt Nam.

Nhưng chẳng lẽ, người nuôi và DNXK cá tra, basa cứ phải trông chờ vào cái “may” ấy. Điều mà họ đang rất cần là trách nhiệm của NAFIQAD trong việc chứng minh cho nước ngoài thấy rằng những điều người ta đã bôi nhọ cá tra, basa Việt Nam là không đúng sự thật, thì lại chưa thấy đâu.

Chính vì thế, nếu như Thương vụ Việt Nam tại Chile đang sốt ruột về việc cơ quan “gác cổng” của Việt Nam, mà cụ thể là Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản- NAFIQAD, vì còn thờ ơ với vấn đề kiểm soát cá hồi NK từ nước này (hiện đang bị virus ISA hoành hành), thì Thương vụ Việt Nam tại Ý lại cũng sốt ruột không kém khi cơ quan chức năng này gần như chưa có biện pháp gì để bảo vệ hình ảnh con cá tra, basa Việt Nam tại Ý.

Trong khi đó, NAFIQAD lại đi làm một việc rất lạ đời khác. Ấy là khi con cá tra, basa cũng bị nói xấu ở Ai Cập và đứng trước nguy cơ bị cấm, thì NAFIQAD hành động chậm chạp, nhưng nhờ tinh thần trách nhiệm, sự nhanh nhạy, nhiệt tình và quyết liệt của Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập nên đã sớm giúp cho con cá basa Việt Nam cứu được bàn thua trông thấy. Và đúng lúc phía Ai Cập dỡ bỏ lệnh cấm nhập cá basa Việt Nam, thì NAFIQAD lại ra lệnh tạm ngừng …XK thuỷ sản sang nước này, khiến cho cả DNXK của Việt Nam lẫn nhà NK Ai Cập đều ngơ ngác trước cái quyết định  ấy. Vì thế, chẳng ai lấy làm ngạc nhiên khi chỉ vài ngày sau (2/4/2009), NAFIQAD đã sớm phải thu hồi quyết định này.

Thanh Sơn

Số lần xem trang : 16892
Nhập ngày : 23-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NÊN MỞ TOANG CỬA NHẬP KHẨU TĂCN? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  MÁY GẶT VÀ SUỐT LÚA CỦA NÔNG DÂN ĐBSCL: MỘT CHẶNG ĐƯỜNG DÀI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TÂY NGUYÊN: KHÔNG XỨNG TIỀM NĂNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  TỶ PHÚ CÁ HỒI (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (13-03-2009)

  BĂN KHOĂN VÙNG CHÈ LÂM ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (13-03-2009)

  NHÂN GIỐNG THÀNH CÔNG NHIỀU LOẠI THỦY SẢN MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  Bảo tồn và phát triển cây trồng, vật nuôi bản địa gắn với du lịch sinh thái (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  GÀ ĐẺ CẦN ĂN BÍ ĐỎ VÀ UỐNG NƯỚC TRÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  PHÒNG TRỊ BỆNH CÁ BỐNG TƯỢNG (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  BỆNH LỢN NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007