ThS. ĐỖ THỊ LỢI Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận bị thiệt hại hàng tỉ đồng, đứng trước nguy cơn phá sản vì thanh long nhiễm “bệnh lạ”. Theo một số chuyên gia, do nông dân bón quá nhiều đạm cho cây thanh long...
Giữa tháng 3 đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận bị thiệt hại hàng tỉ đồng và đứng trước nguy cơn phá sản vì thanh long nhiễm “bệnh lạ”. Trái thanh long từ kho lạnh vẫn nguyên vẹn nhưng cập cảng nước ngoài thì phần lớn thối rữa .
Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận đã gửi mẫu phẩm bệnh cây đến Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (TP.HCM) và ĐH Nông lâm TP.HCM nhờ “chẩn bệnh” nhưng chưa có kết quả.
Bất ngờ... "bệnh lạ"
Năm nay, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận rất vui vì đợt thu hoạch này cho thanh long đỏ, đẹp, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Nông dân trồng thanh long vì thế phấn khởi vì thanh long trái vụ sản xuất bằng phương pháp chong điện có giá cao hơn mọi năm, 13.000-14.000 đồng/kg.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Trần Văn Sơn (Mương Mán, Hàm Thuận Nam) cho biết, Công ty Sơn Thủy của anh vừa xuất khẩu gần 100 tấn thanh long trong tháng 3 năm nay. Hầu hết số thanh long bị thối rữa khi cập cảng ở Trung Quốc. Số thanh long này vận chuyển bằng tàu thủy khoảng 10 ngày.
Thậm chí, số thanh long đông lạnh vận chuyển đường bộ bằng xe ô tô sau hai ngày đến Lạng Sơn cũng chung số phận.
|
Vì mong có thể thu hoạch nhanh, trái lớn nên người trồng thường bón nhiều đạm cho cây thanh long. Ảnh: Vinh Giang |
Không chỉ Công ty Sơn Thủy lỗ gần 2 tỷ mà nhiều công ty khác chuyên xuất khẩu thanh long cũng lỗ tiền tỷ vì bệnh lạ lần đầu tiên xuất hiện hàng loạt như thế này.
Điều đáng nói, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận đã "xắn tay" vào cuộc từ 20 ngày nay nhưng bệnh lạ của thanh long vẫn chưa có kết luận và chưa có thuốc chữa.
Chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận đã gửi mẫu bệnh cho Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II và Đại học Nông lâm TP.HCM.
Về tình trạng này, các chuyên gia về bệnh cây trồng cho biết, đây không chỉ là bệnh của riêng Bình Thuận mà nhiều địa phương khác.
Chỉ vì tham quả to, thu hoạch sớm
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trúc, "bác sĩ cây trồng" của Bệnh viện Cây ăn quả ĐBSCL, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam khẳng định, nguyên do nông dân ham có quả nhanh thu hoạch, quả to, màu mỡ nên bón quá nhiều đạm. Vì thế, chữa "bệnh lạ" này thực ra rất đơn giản, chỉ cần giảm đạm, tăng kali và vi lượng, sẽ không còn hiện tượng trên.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trúc, nhiều nông dân ở Tiền Giang đã đưa trái thanh long có hiện tượng như trên (ban đầu quả mới thu hoạch rất đẹp, to, tròn, căng cứng nhưng chỉ vài hôm là thối rữa) đến Bệnh viện Cây ăn quả Đồng bằng sông Cửu Long “khám bệnh”. Khi ở trên cây, trái mau chín, da căng mượt, đẹp mắt, phì nhiêu nhưng chỉ vài ngày sau khi thu hoạch thối rữa, gây mùi hôi nồng.
|
Chỉ cần giảm lượng đạm, tăng kali và vi lượng, cây thanh long sẽ ko còn bệnh lạ. Ảnh: Vinh Giang |
Nông dân thường sử dụng nhiều phân hoá học, ít sử dụng phân hữu cơ nên khi bón NPK quá liều lượng, cây hấp thu dư lượng đạm mà thiếu kali và các vi lượng (magiê, sắt, kẽm...) sẽ cho trái nhanh, to đẹp nhưng tạo lớp màng tế bào yếu, trái chín, không đủ độ dày lớp vỏ, lớp màng. Thạc sĩ Trúc nói.
Hỏi thăm ĐH Nông lâm TP.HCM, nơi Chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận "cầu cứu", các chuyên gia bảo vệ thực vật, Khoa Nông học cho biết, đây là lần đầu tiên khoa nhận được trường hợp cây thanh long có “bệnh lạ” này. Vì trước đây thanh long chưa xuất khẩu nhiều nên chưa có hiện tượng nói trên. Ca bệnh này khá phức tạp.
TS. Lê Đình Đôn, ĐH Nông lâm TP.HCM khẳng định đây là ca bệnh lạ, khó. Bộ môn Bảo vệ thực vật, Trường ĐH Nông lâm đã nhận mẫu thanh long bị “bệnh lạ” nhưng chỉ một mẫu nên chưa thể có kết luận gì ngoài việc... chụp ảnh lưu giữ tư liệu.
Ông Đôn cho biết cần chờ thêm thời gian. Vài ngày tới, TS. Đôn sẽ trực tiếp ra Bình Thuận, kiểm tra tình trạng trái thanh long bị bệnh kĩ lưỡng hơn, điều kiện kho lạnh lưu trữ (về nhiệt độ, vệ sinh...) sau đó mới có thể đưa ra kết luận.
Theo phỏng đoán của TS. Đôn, nhiều khả năng không phải do nấm, vi khuẩn vì hầu hết các trường hợp nhiễm nấm, vi khuẩn trường đã có nghiên cứu không có hiện tượng như nói trên. Mặt khác, trái thanh long các doanh nghiệp xuất khẩu nhập kho thường được tuyển chọn rất kỹ, khó có chuyện lây lan vi khuẩn, nấm mốc.
Vinh Giang Số lần xem trang : 15277 Nhập ngày : 23-04-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011) BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011) WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011) KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009) NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009) TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009) NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009) KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC QUẢ NA (Báo KTNT - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|