Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 35
Toàn hệ thống 3258
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Bệnh cúm lợn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm A gây ra và có thể gây nên những tổn thất nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi. Nhằm giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ và sớm phát hiện nguồn bệnh từ đàn lợn của gia đình, chúng tôi xin giới thiệu một số cách phòng chống bệnh cúm lợn đã được Cục thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) ban hành.

 

1. Phân bố của bệnh:

Các ổ dịch cúm lợn thường xảy ra vào mùa đông của các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Bệnh cũng đã được báo cáo ở nhiều nơi trên thế giới từ châu Phi, ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông... ở Việt Nam đến nay chưa phát hiện thấy bệnh cúm lợn.
2. Cơ chế lây truyền
Vật chủ tự nhiên của vi rút cúm típ A là người, động vật có vú và gia cầm. Vi rút có nhiều trong dịch đường hô hấp của lợn mắc bệnh, từ đây mầm bệnh có thể lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khoẻ mạnh thông qua các dịch tiết, không khí khi lợn bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho... Các vật dụng và người cũng có thể mang mầm bệnh từ chuồng lợn bệnh sang chuồng lợn khoẻ mạnh. Mầm bệnh có thể lưu hành trên lợn suốt cả năm nhưng thường gây dịch trong các tháng cuối mùa thu và mùa đông (tương tự như mùa dịch cúm trên người). Sự xuất hiện và lây lan của bệnh thường liên quan đến việc vận chuyển lợn hoặc sản phẩm của lợn chưa qua xử lý thích ứng, đặc biệt là vận chuyển qua biên giới.
3. Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh thường từ 1- 3 ngày. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, làm cả đàn bị bệnh trong cùng thời điểm. Lợn mẫn cảm có thể đột ngột phát bệnh với các triệu chứng như ho, sổ mũi, chảy nhiều nước mũi, khó thở, sốt (40,5- 41,7oC), mệt mỏi, bỏ ăn, lợn con nằm co cụm một chỗ, da mần đỏ. Nếu lợn bệnh không bị các loại mầm bệnh kế phát khác tấn công và được chăm sóc tốt thì có thể bình phục sau 5-7 ngày. Nếu có mầm bệnh khác kế phát thì làm lợn bị bệnh cúm thường trầm trọng hơn, tỷ lệ chết tăng lên.
4. Chẩn đoán:
Chẩn đoán có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, mổ khám bệnh tích, nhưng cần phải khẳng định bằng phân tích xét nghiệm trong phòng thí nghiệm với các phương pháp RT – PCR, tiêm truyền trứng hoặc phân lập nuôi cấy vi rút trên môi trường tế bào, hoá tổ chức miễn dịch, phương pháp kháng thể huỳnh quang hoặc ELISA.
Mẫu xét nghiệm: Đối với lợn còn sống nghi ngờ mắc bệnh cúm, có thể lấy mẫu là dịch mũi (ở lợn lớn) hoặc dịch hầu họng (ở lợn con) và bảo quản bằng dung dịch bảo quản vi rút có chưa glycerol ở nhiệt độ 4oC; đối với lợn bệnh bị chết hoặc buộc phải mổ khám thì lấy phổi, bảo quản lạnh. Các mẫu cần chuyển càng nhanh càng tốt đến phòng thí nghiệm.
Chẩn đoán phân biệt bệnh cúm lợn với một số bệnh quan trọng ở lợn như dịch tả lợn, tụ huyết trùng, suyễn lợn.
+ Đối với bệnh dịch tả lợn: Lợn thường sốt cao 41 – 42,5o C, giữ vững 4-5 ngày liền (trong khi đó bệnh cúm lợn sốt thất thường và không ổn định) và có các bệnh tích đặc trưng của bệnh dịch tả lợn.
+ Tụ huyết trùng lợn có triệu chứng và bệnh tích ở đường hô hấp (phổi có những vùng bị gan hoá cứng ở sâu trong phổi và phía sau, đường tiêu hoá viêm dạ dày và ruột và thuỷ thũng ở đầu).
+ Bệnh suyễn lợn có triệu chứng và bệnh tích ở đường hô hấp, viêm nhục hoá, tuỵ tạng ở các thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỳ hoành, thở khó, thở thóp bụng, tần số hô hấp cao 80 – 200 lần /phút, thậm chí cao hơn.
5. Cách phòng chống:
Phòng bệnh ở lợn:
+ Kiểm soát nghiêm ngặt động vật và sản phẩm động vật nhập khẩu, đặc biệt là vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn chưa qua chế biến.
+ Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, khi phát hiện lợn mắc bệnh khác thường có triệu chứng của bệnh H1N1 thì báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương.
+ Lợn mua về phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch.
+ Do vi rút lợn có đặc điểm phát tán, lây lan chủ yếu qua đường tiếp xúc trực tiếp, do đó khi nghi ngờ lợn mắc bệnh cần phải cách ly ngay để hạn chế lây lan. Đồng thời, thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và các khu vực tiếp giáp xung quanh; tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Phòng bệnh lây sang người:
+ Thực hiện nghiêm ngặt hướng dẫn của ngành y tế
+ Người chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu huỷ lợn bệnh hoặc khi tiếp xúc với lợn cần sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động tối thiểu như khẩu trang, găng tay, ủng, kính... Sau khi tiếp xúc cần vệ sinh tiêu độc khử trùng, rửa chân, tay bằng xà phòng...
Thuý Nga (lược ghi)

Số lần xem trang : 14898
Nhập ngày : 29-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011)

  BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011)

  WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011)

  KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009)

  NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009)

  NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009)

  KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009)

  THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009)

  CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC QUẢ NA (Báo KTNT - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007