Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1054
Toàn hệ thống 2891
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

160 nghìn đồng/ kg hơi, trên 300 nghìn đồng/ kg giống là giá heo rừng thời điểm hiện tại, gấp 6-7 lần so heo nhà. Cũng vì vậy, phong trào nuôi loài vật này phát triển khá nhanh ở Đà Nẵng. Làng nuôi heo rừng với hơn 10 trang trại đã hình thành ở các xã miền núi Hoà Vang.

 

Đi tiên phong trong lĩnh vực mới mẻ này phải kể đến chàng thanh niên Trần Đức Quốc, ở phường Thuận Phước ( Hải Châu). Cách đây 5 năm, trang trại nuôi heo rừng đầu tiên ở Đà Nẵng ra đời tại thôn Hoà Trung xã Hoà Ninh( Hoà Vang) với 16 con giống mua từ Bình Phước về. Con giống tốt, chăm sóc chu đáo, chỉ 3 năm sau đàn heo rừng này đã tăng lên hàng trăm con.

Tiếng lành đồn xa, khách hàng trong Nam ngoài Bắc tìm đến mua con giống. Chủ trang trại tuổi vừa tròn 30 ấy, thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật nuôi và cung cấp con giống. Nay, trang trại đã mở rộng gấp 3 lần so hồi mới lập, tổng đàn luôn ổn định 120-150 con cả lớn bé. Theo anh Quốc, 4 năm qua đã có hàng trăm con giống bán đi khắp nơi. Không những vậy, anh còn giúp hơn 10 chủ trang trại khác phát triển nuôi heo rừng. Chính lĩnh vực này đã đưa anh từ chàng trai nghề nghiệp không ổn định thành ông chủ nhiều người biết đến, từng tham dự các Hội nghị về Khuyến nông và kinh tế trang trại toàn quốc.

Anh đúc kết: nuôi heo rừng không khó, hiệu quả kinh tế cao. Đây là loài vật dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn đơn giản, nhu cầu thị trường lớn nên đầu ra rất thuận lợi. Tính ra nếu đầu tư khoảng 1 tỷ đồng vừa mua đất, xây nhà, mua con giống chỉ vài năm là lấy lại vốn. Với 10 trang trại như hiện nay chưa thấm vào đâu so nhu cầu con giống và thịt ở thành phố đông dân như Đà Nẵng.

Ra đời sau trang trại của anh Trần Đức Quốc 2 năm nhưng đầu tư cơ bản kể cả chuồng trại và số lượng con giống, trang trại Sơn Hoà do anh Trần Đức Nhã ở thôn Trung Nghĩa xã Hoà Ninh làm chủ sớm khẳng định vị trí dẫn đầu về quy mô trong làng nuôi heo rừng ở khu vực miền núi Đà Nẵng. Đến nay, trang trại này có không dưới 400 con lớn bé. Anh Nhã cho hay: hầu như ngày nào cũng có khách hàng tìm đến đặt mua con giống. Giá đã nhích lên từ 300 nghìn đồng 6 tháng trước lên 350 nghìn đồng/ kg hiện nay.

Heo hơi bán thịt 160 nghìn đồng/ kg cũng không đáp ứng đủ nhu cầu. Thế mạnh của trang trại này là đất đai rộng, xung quanh chăng lưới B40, heo tha hồ dạo trong rừng mà không lo mất. Môi trường thuận lợi này đã giúp trang trại duy trì được đàn heo rừng giống chất lượng cao. Hiện tại, 18 trong tổng số 36 nái mẹ vừa đồng loạt “ở cữ” cho ra đời trên 100 heo con, nâng tổng đàn heo con, heo choai lên gần 400 con.

Anh Nhã cho hay: ngày vừa lập trại ăn ngủ không yên, vốn đầu tư tiền tỷ, nái mẹ, đực giống xấp xỉ 20 triệu đồng/ con chứ đâu ít. Heo có sự cố hoặc không sinh sản theo ý định, có khi dẹp tiệm. Thế nhưng nỗi lo ấy nhanh chóng giải toả. Heo đẻ nhiều, đẻ đều, chóng lớn, đầu ra rất thuận lợi, trang trại đang bội thu. Tính ra, 2 năm qua số heo xuất chuồng đã xấp xỉ nửa tỷ đồng. Anh Nhã tâm sự: Chính người nuôi cũng không nghĩ giá cao như vậy. Nhu cầu về con giống rất lớn, heo sinh sản ra bao nhiêu, khách đặt hàng bấy nhiêu.

Hiện ở cả 4 xã miền núi Hoà Vang đều đã có các trại heo rừng. Ở Hoà Phú có trại ông Trương Ba, ông Nguyễn Phước Hùng, ở Hoà Liên có trang trại ông Thái, ông Điềm, ở Hoà Bắc có trang trại ông Hùng. Tổng đàn đã lên khoảng 1500-2000 con. Nuôi heo rừng đã và đang là hoạt động được nhiều người chọn đầu tư.

Ôm 600 triệu đồng từ thị xã Cửa Lò xứ Nghệ vào Đà Nẵng lập nghiệp chàng thanh niên 27 tuổi Bùi Anh Tích mạnh dạn đầu tư lập trang trại nuôi heo rừng ở thôn Trung Nghĩa xã Hoà Ninh. Trong số vốn đem theo, anh dành 1 nửa mua 1 ha đất vườn, xây nhà để ở và khu chuồng trại, nửa còn lại mua con giống và vốn dự phòng. Chỉ mới hơn năm, đàn heo từ 20 con tăng trên 100 con. Đợt xuất chuồng đầu tiên anh đã thu 60 triệu đồng.

Anh Tích cho hay: không có lĩnh vực nào nhanh thu hoạch và thu cao như nuôi heo rừng. Ưu việt của kiểu chăn nuôi này là ít lo dịch bệnh. Heo rừng vốn dĩ sức đề kháng bệnh tật rất lớn, chăn thả theo kiểu nửa hoang dã, nửa nuôi nhốt phát triển khá nhanh. Với kết quả bước đầu thuận lợi, anh có kế hoạch nâng quy mô trang trại lên 3-4 lần so hiện nay.

Đánh giá chung, các trại heo ở Hoà Vang đều thu được kết quả cao không ngờ. Được biết, sau thành công của các chủ trại ở nơi này, rất nhiều nhà nông có "máu mặt"  trong tỉnh và các địa phương lân cận cũng đã đến "làng nuôi heo rừng" để tìm kiếm, học hỏi kinh nghiệm.

Nguyễn Cầu

Số lần xem trang : 16905
Nhập ngày : 11-05-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CHÚ Ý BỆNH SỌC LÁ HẠI BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007