Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9657
Toàn hệ thống 11459
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Những năm gần đây nghề nuôi nhím trở nên khá phổ biến ở nhiều địa phương như. Tuy nhiên việc cho nhím sinh sản và tăng đàn thì không phải ai cũng làm được. Mới đây trang trại nhím giống Ba Huệ (Nguyễn Văn Huệ) ở ấp 1, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM, đã cho sinh sản thành công giống nhím, chủ động cung cấp con giống cho thị trường.

 

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Huệ cho biết, trước đây anh đã từng nuôi ba ba, trăn, kỳ đà… nhưng trong quá trình nuôi anh thấy nuôi con gì cũng không hiệu quả bằng nuôi nhím. Nhím là loài động vật hoang dã, thuộc họ gặm nhấm, thức ăn rất dễ kiếm, chi phí thấp, chủ yếu là củ khoai lang, củ mỳ, bí đỏ, rau muống, thậm chí tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như: cà rốt, trái cây, rau xin ở chợ về rửa sạch cho ăn cũng được.

Anh Huệ cho hay, thịt nhím là món ăn đặc sản, thị trường tiêu thụ rất mạnh, nhím đẻ ra không đủ cung cấp cho người nuôi. Nhớ lại những ngày đầu mới vào nghề nuôi nhím, anh Huệ kể: Cách đây khoảng 10 năm về trước mua được cặp nhím để nuôi đâu phải đơn giản, tới các cơ sở nuôi nhím hỏi mua giống, chủ cơ sở còn không muốn cho vô coi, đừng nói là mua. Anh phải lặn lội tìm kiếm thông tin trên báo chí, sách vở, tình cờ một hôm đọc trên báo thấy có người nuôi nhím, anh ôm khư khư tờ báo chạy ngược chạy xuôi, kiếm mấy chỗ mới mua được 1 cặp. Nhờ chịu khó cần cù, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng KHKT vào chăn nuôi, đàn nhím ngày một tăng dần, lúc cao điểm lên tới cả trăm cặp vừa nhím bố mẹ và nhím con.

Qua nhiều năm gắn bó với nghề, anh Nguyễn Văn Huệ đã tích cóp được kinh nghiệm và muốn chia sẻ cùng bà con nông dân. Trước hết phải biết nhận dạng con cái con đực, ngay từ lúc nhím còn nhỏ phân biệt nhím cái, nhím đực bằng cách đặt nhím nằm ngửa để kiểm tra bộ phận sinh dục, nếu có gai giao cấu lồi ra là nhím đực, không thấy là nhím cái. Nhím đực trưởng thành có mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài, hung dữ hơn, hay xù lông, rung chuông, chân đạp phành phạch để uy hiếp đối phương. Nhím cái mỏ ngắn hơn, đầu hơi tròn, thân mập, đuôi ngắn hơn.

Anh Huệ cho hay: Nhím nuôi được 8 tháng tuổi trở lên, nếu sinh trưởng và phát dục tốt, nhím có thể giao phối lần đầu. Biểu hiện động đực thường không rõ ràng, nhất là nhím bắt từ thiên nhiên. Nhím động dục mỗi lần từ 2 – 3 ngày. Trong điều kiện nuôi nhốt, nếu cho ăn tốt, nhím thường động dục thường xuyên hơn. Nếu khi phối giống nhím không chửa thì 30 - 32 ngày sau nhím sẽ động đực lại, lúc này bộ phận sinh dục cái tiết ra chất nhờn và có mùi, nhím đực tìm đến qua mùi tiết ra ở nhím cái. Biểu hiện của nhím đực, lông xù ra, lắc mạnh (rung chuông). Nhím thường giao phối khoảng từ 3 – 5 giờ sáng. Con đực xù lông, rung chuông, đi xung quanh con cái, khi nào con cái chịu thì nó nằm im, con đực leo lên lưng con cái tiến hành giao phối.

Qua việc nuôi nhím giống và nhím thương phẩm, một năm gia đình anh Nguyễn Văn Huệ có thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Hiện nay con giống sản xuất ra chưa đủ cung cấp cho thị trường, thấy anh Huệ sản xuất được giống nhím tốt bà con nông dân trong huyện tới tham quan học hỏi đều được anh hướng dẫn tận nhiệt tình chu đáo.

Do biểu hiện động đực không rõ ràng, người nuôi cần nhốt chung con đực và con cái trong thời gian dài. Lưu ý khi phát hiện nhím có biểu hiện động dục cần cho giao phối ngay. Nếu người nuôi chưa có kinh nghiệm thì nuôi ghép 1 đực - 1 cái, cho chúng sống với nhau từ 5 tháng tuổi. Thời gian nhím mang thai khoảng 90 – 95 ngày, khi nhím cái bụng to bè ra hai bên, cần tách riêng con đực ra để tránh tranh ăn. Nhím thường hay đẻ ban đêm, trung bình 2 con, đẻ tốt có khi tới 4 – 5 con.

Nếu đẻ nhiều tách từng cặp cho bú luân phiên. Khoảng 1 tuần sau nhốt chung trở lại, trước khi đẻ khoảng 30 ngày cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhím mẹ. Sau khi sinh cho nhím uống nước đầy đủ, cho thêm xương bò để nhím gặm tăng thêm hàm lượng can xi, có người còn cho nhím liếm đá liếm. Khi nhím đẻ cần che kín gió, đảm bảo nhiệt độ trong chuồng từ 25 – 30oC trong tuần đầu để nhím mẹ ủ ấm cho nhím con. Nhím được 2 tháng tuổi bắt đầu tách bầy, có thể tách sớm hơn 10 – 15 ngày nếu nhím con khoẻ mạnh. Khi tách bầy là xuất bán được.

Hiếu Cầu

Số lần xem trang : 17120
Nhập ngày : 13-05-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  NÊN MỞ TOANG CỬA NHẬP KHẨU TĂCN? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  MÁY GẶT VÀ SUỐT LÚA CỦA NÔNG DÂN ĐBSCL: MỘT CHẶNG ĐƯỜNG DÀI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TÂY NGUYÊN: KHÔNG XỨNG TIỀM NĂNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

  TỶ PHÚ CÁ HỒI (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (13-03-2009)

  BĂN KHOĂN VÙNG CHÈ LÂM ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (13-03-2009)

  NHÂN GIỐNG THÀNH CÔNG NHIỀU LOẠI THỦY SẢN MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  Bảo tồn và phát triển cây trồng, vật nuôi bản địa gắn với du lịch sinh thái (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  GÀ ĐẺ CẦN ĂN BÍ ĐỎ VÀ UỐNG NƯỚC TRÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  PHÒNG TRỊ BỆNH CÁ BỐNG TƯỢNG (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  BỆNH LỢN NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007