Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1965
Toàn hệ thống 3622
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản An Giang phối hợp với Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá leo (Wallagu attu)".

 

Theo đó, Trung tâm nhập đàn cá leo bố mẹ từ Campuchia, trọng lượng trung bình từ 1,1 - 1,2 kg/con, và bắt đầu cho nuôi vỗ tại Trại giống thủy sản Bình Thạnh trong thời gian từ tháng 4/2007 đến 6/2008, trong thời gian nuôi vỗ cho ăn thức ăn chủ yếu là cá tạp với khẩu phần bằng 2% trọng lượng thân, cá tăng trọng bình quân từ 1,5 -1,7 kg/con. Trung tâm bắt đầu cho sinh sản nhân tạo đợt đầu tiên. Kết quả: cho 6 cá cái và 2 cá đực tham gia sinh sản, với tổng trọng lượng cá là 8,7 kg, thu được 930 gam trứng.

Hệ số thành thục 10,6%; tỷ lệ rụng trứng 100%, tỷ lệ thụ tinh 20,3%, tỷ lệ nở 90 - 92%; số cá bột ước lượng được 200.000 - 220.000 con. Hiện đàn cá này đang được ương dưỡng trong bể composite tại Trại giống thủy sản Mỹ Thạnh (Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản An Giang).

Cá leo là loài cá rất có giá trị kinh tế và rất được thị trường ưa chuộng; thịt cá thơm ngon, thông thường cá dài khoảng 70 – 80 cm, cá cỡ lớn có thể dài tới 2,4m; cá leo là loài cá dữ, răng nhọn, nhỏ và bén, mắt nhỏ, thường săn mồi về đêm. Thân cá dẹp bên, mặt lưng của thân và đầu có màu xám đen ánh xanh lá cây và lợt dần mặt bụng. Cá leo sống ở các lưu vực sông suối lớn, các khu vực bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông. Chúng ăn chủ yếu là cá nhỏ, động vật giáp xác và động vật thân mềm. Ở nước ta, cá leo sống chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo cá leo chủ yếu là nâng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ương giống trong ao, để hướng đến việc sản xuất cung cấp con giống cho người nuôi, góp phần đa dạng đối tượng cá nuôi cho người nuôi ở ĐBSCL.

K. Nguyên

Số lần xem trang : 16911
Nhập ngày : 16-05-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CHÚ Ý BỆNH SỌC LÁ HẠI BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007