ThS. ĐỖ THỊ LỢI TS Hà Quang Dũng, GĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia ,Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, (sau đây gọi tắt là Trung tâm) cho biết: Quyết định 95/2007/QĐ-BNN của Bộ NN - PTNT về việc khảo kiểm nghiệm, công nhận giống cây trồng, quy định thời hạn từ khi được sản xuất thử đến khi đề nghị công nhận chính thức tối đa 3 năm đối với cây ngắn ngày, 7 năm đối với cây dài ngày; quá thời hạn trên nếu giống không được công nhận chính thức sẽ không được tiếp tục sản xuất thử. Tuy nhiên, trong bối cảnh sản xuất hiện nay, quyết định trên cần tiếp tục được xem xét để có sự điều chỉnh phù hợp thực tiễn hơn.
Về điều kiện, thủ tục công nhận chính thức giống cây trồng mới: Giống đã qua sản xuất thử ít nhất 2 vụ đối với cây ngắn ngày, 2 năm thu hoạch đối với cây dài ngày và đạt diện tích tối thiểu theo quy định.
Để được công nhận là giống chính thức, bắt buộc phải tiến hành khảo nghiệm VCU (tức đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống mới như năng suất chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận và khả năng sản xuất hạt giống theo quy phạm khảo nghiệm VCU đối với từng loài cây trồng) và khảo nghiệm DUS (tức đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng mới theo quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng).
Cũng theo TS Dũng, giống sản xuất thử được sản xuất ở những tỉnh, vùng sinh thái được công nhận cho sản xuất thử. Trường hợp mở rộng sản xuất thử sang vùng sinh thái khác thì tổ chức, cá nhân có giống sản xuất thử phải có văn bản đề nghị và được sự đồng ý của Cục Trồng trọt. “Nhằm giảm bớt thời gian khảo nghiệm VCU và DUS, giúp các cơ quan, đơn vị, DN nhập khẩu giống; đặc biệt là các giống lúa lai được công nhận giống chính thức để đưa nhanh vào phục vụ SX, Trung tâm đề xuất quy trình khảo nghiệm DUS đối với giống lúa lai NK chỉ trong 1 năm, và cùng với khảo nghiệm VCU thì từ khi khảo nghiệm đến công nhận chính thức tối đa chỉ 2 năm” - TS Dũng nói.
Năm 2007 Trung tâm đã khảo nghiệm VCU 177 giống lúa lai, 125 giống lúa thuần, khảo nghiệm DUS 43 giống lúa. Năm 2008 khảo nghiệm 170 giống lúa lai, 180 giống lúa thuần, khảo nghiệm DUS 94 giống.
Năm 2007 Bộ NN-PTNT đã công nhận chính thức 8 giống lúa gồm Vân quang 14, CNR36, TBR-1, VND99-3, CL9, OM4498, Khang dân đột biến, PAC 807. Năm 2008 công nhận 19 giống gồm BM9855, BM9820, ĐB5, ĐB6, AC5, Hương cốm, TH 3-4, B-Te1, Việt lai 24, HC1, OM5930, Q.ưu số 6, Phú ưu số 1, Vật tư NA1, Thục hưng 6, Nhị ưu 86B, BC15, MTL384, MTL392.
Được biết, năm 2007 Bộ NN-PTNT đã phê duyệt trang thiết bị kiểm nghiệm phân bón cho Trung tâm , song đến nay vẫn chưa có nguồn kinh phí đầu tư. Đây là đơn vị đầu mối quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước về phân bón của Bộ NN-PNT nên rất cần sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực để TT hoàn thành nhiệm vụ .
|
Để khảo nghiệm DUS chuẩn xác, Trung tâm xác định tính đúng giống bằng kỹ thuật mới, đó là kỹ thuật di truyền phân tử. Cụ thể dùng phương pháp điện di mao quản hoặc PCR (xác định gen). Phương pháp này có đặc điểm là quan sát tính trạng về hình thái để “test” nhanh tính khác biệt giống, từ đó có thể khẳng định kết quả khảo nghiệm DUS. Đây là loại máy hiện đại để xác định tính đúng giống, được nhập khẩu từ Mỹ và mới áp dụng. Năm 2008 trong khảo nghiệm tập đoàn lúa lai Trung Quốc, Trung tâm đã xác định được 3 giống lúa lai không đúng tính giống… Tới đây Trung tâm sẽ lập bộ phận đánh giá bệnh hại lúa, giống nhiễm nhằm đảm bảo nguồn giống tốt khi đưa ra SX đại trà.
“Đối với giống lúa SX trong nước, Trung tâm sẽ đề xuất quy trình khảo nghiệm thời gian tối thiểu ít nhất vẫn là 3 năm, nhưng bước khảo nghiệm DUS có thể giảm xuống còn 1 - 2 vụ. Riêng giống lúa lai và lúa thuần NK chỉ khảo kiểm nghiệm từ 1,5 – 2 năm là có thể công nhận chính thức, giảm ½ thời gian so với trước đây” - TS Dũng cho biết.
Hiện cả nước có khoảng 30 Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng, 17 phòng kiểm nghiệm giống. Thế nhưng, TS Dũng cho biết đa số các phòng kiểm nghiệm này chưa có thiết bị điện di mao quản nên chỉ xác định được độ thuần, độ sạch, tỷ lệ hạt khác giống mà chưa xác định được tính đúng giống. Vì thế việc kiểm nghiệm tại địa phương vẫn chưa thể xác định giống chuẩn. Đánh giá về mạng lưới khảo nghiệm giống ở địa phương, TS Dũng cho rằng các Trung tâm KKN ở Thanh Hoá, Phú Thọ, Nam Định, Cty CP GCT Thái Bình… đã phối hợp với Trung tâm làm công tác khảo nghiệm khá tốt. Vấn đề cốt lõi là phải đào tạo nâng cao năng lực cán bộ khảo nghiệm…
Trường Giang
Số lần xem trang : 17038 Nhập ngày : 16-05-2009 Điều chỉnh lần cuối : 22-05-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|