Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 675
Toàn hệ thống 2470
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Thời gian gần đây, nghề nuôi nhông trên cát đang được nhiều hộ dân ở các xã ven biển như Bình Thạnh, Bình Hải… của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nuôi vì nơi đây có bãi cát là môi trường thuận lợi cho nhông trú ngụ. Tuy nhiên, mới đây một phương thức nuôi nhông mới, không dùng cát đã được thử nghiệm thành công. Bước đầu, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Đó là mô hình nuôi nhông trên sàn gỗ của ông Trần Duy Nhị, 54 tuổi, ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn. Ý tưởng này được ông “thai ngén” trong một thời gian khá dài, ông phải bỏ nhiều công tìm hiểu đặc điểm, tập tính sinh hoạt, kỹ thuật nuôi, chăm sóc cũng như cách phòng trừ dịch bệnh cho nhông. Tuy nhiên, đối với ông - một bác sĩ thú y thì đó là điều không quá khó. Thế rồi, khi đã có vốn kiến thức kha khá trong tay, cuối năm 2008, ông quyết định thực hiện ý tưởng của mình.

Chuồng trại nuôi được ông thiết kế theo kiểu nhà sàn. Tận dụng diện tích mặt ao sẵn có, ông xây chuồng lên trên với diện tích 32m2, dưới nền ông lát ván, xung quanh tường áp tôn cao 1-1,5m để nhông không thoát được ra ngoài. Phía trên chuồng được lợp lá che mát. Trong chuồng, ông đặt các thùng xốp, bên trong có chứa cát ướt, kê cách mặt đất và các ống nhựa khoảng 20-25cm để nhông ẩn nấp, trú nắng.

Nhông giống được ông mua về từ Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) với số lượng 2.400 con nhông hậu bị (nuôi trên cát). Sau 3 tháng nuôi, đàn nhông bắt đầu thích nghi và sinh sản. Ông Nhị cho biết: Đây là giống nhông cồ có khả năng tăng trưởng nhanh, năng suất và chất lượng thịt cũng đạt hơn so với giống nhông cỏ hiện có ở địa phương. Tuy nhiên, do trong quá trình vận chuyển và thời gian đầu chưa thích nghi với điều kiện mới nên số lượng hao hụt khoảng 200 con, số còn lại vẫn phát triển tốt. Mặc dù, đây là lần đầu tiên ông thử nghiệm phương pháp nuôi mới này nhưng kết quả đem lại đã vượt quá sự mong đợi của ông. Trong số 3.000 trứng chỉ có khoảng 40-50 trứng không đạt. Sau 21 ngày đẻ, trứng nở. Nhông con nuôi khoảng 27 ngày là xuất bán.

Đến nay, sau 4 tháng nuôi, ông đã bán được 100 kg nhông giống (35-40 con/kg), với giá 240.000 đồng/kg, thu về 24 triệu đồng. Hiện trong chuồng vẫn còn hơn 2.000 con nhông bố mẹ. Sắp tới, đàn nhông sẽ đẻ đợt 2. Như vậy, chỉ trong vòng 4 tháng, đàn nhông đã mang lại cho ông nguồn thu khá lớn. Với kết quả đạt được, sắp tới, ông sẽ mở rộng thêm diện tích chuồng trại để vừa nuôi nhông giống vừa nuôi nhông thịt cung cấp cho thị trường.

Trao đổi với chúng tôi về cách nuôi và chăm sóc nhông, ông Nhị tiết lộ: Thức ăn của nhông là các loại rau xanh tươi như cải bắp, xà lách, cà rốt, giá, cà chua…, ngày cho ăn 1 lần vào buổi sáng. Nhông là loài bò sát có sức đề kháng rất tốt nên người nuôi ít lo bị dịch bệnh, lại nhàn rỗi. Mỗi ngày dành khoảng 15 phút cho nhông ăn rồi sau đó có thể đi làm việc khác.

Mặc dù nuôi nhông không phải là mô hình mới nhưng với phương pháp nuôi trên sàn gỗ như ông Nhị thì chưa ai thực hiện. Do đó, có thể coi mô hình nuôi nhông trên sàn này là hướng đi độc đáo. 

Tuy nhiên, nhông là loài ưa sạch nên cần lưu ý thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thức ăn phải khô ráo không bị ẩm ướt. Thức ăn thừa trong ngày phải được thu gom bỏ ra ngoài (lưu ý nhông không ăn thức ăn thừa ngày hôm trước). Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, phát hiện bệnh kịp thời để có biện pháp xử lý. Khi nhông bị các bệnh thường gặp như nấm da đầu thì phải cho uống thuốc Ampiciline, hay bị đường tiêu hoá thì cho uống thuốc Metronidazol. Đồng thời bổ sung vitamin B1 để kích thích tiêu hoá và chống suy dinh dưỡng cho đàn nhông…

Phương pháp nuôi nhông trên sàn gỗ có nhiều ưu điểm hơn nuôi nhông trên cát như chi phí đầu tư chuồng trại thấp, không dùng nhiều cát nên có thể thực hiện mô hình ở nhiều nơi; trong quá trình nuôi có thể theo dõi được sự phát triển, tăng trọng để bổ sung kịp thời các chất tinh bột, thuốc vitamin B1, thuốc dưỡng thai… trong từng giai đoạn phát triển của đàn nhông; theo dõi và phòng ngừa được dịch bệnh, kiểm tra được số lượng chết; vệ sinh chuồng trại hàng ngày dễ dàng nên không gây ô nhiễm môi trường nuôi, nhông ít bị nhiễm các bệnh về đường tiêu hoá và nấm da đầu; thu hoạch dễ dàng, chỉ cần lật các thùng xốp hay nhấc các ống nhựa lên là bắt được nhông. Đặc biệt, khi nhông đến thời kỳ sinh sản, chúng tự chui vào các thùng xốp đào hang đẻ trứng, do đó kiểm soát được số lượng trứng, hạn chế được số lượng hao hụt…

Phương Dung

Số lần xem trang : 16967
Nhập ngày : 06-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  "Không có loại vacxin tai xanh nào bảo hộ như mong muốn" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/9/2010) (08-09-2010)

  LÀM GIÀU BẰNG HOA THIÊN LÝ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/9/2010) (08-09-2010)

  Dưa bao tử cao sản Mimoza (Báo NNVN - Số ra ngày 6/9/2010) (08-09-2010)

  ĐIỀU KỲ DIỆU NGÔ BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 2/9/2010) (08-09-2010)

  QUẢN LÝ SÂU TƠ TRÊN RAU HỌC THẬP TỰ (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  Phòng trừ bệnh hại lúa mùa giai đoạn đòng - trổ (Báo NNVN - Số ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  Treppach Bul 607SL - Thuốc trừ bệnh mới trên cây trồng (Báo NNVN - Số ngày 24/8/2010) (26-08-2010)

  Trung tâm Giống cây trồng- Vật nuôi Quảng Trị: Giới thiệu nhiều giống lúa mới chất lượng (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  LÀM GIÀU TỪ GÀ RỪNG (Báo NNVN - Số ra ngày 15/8/2010) (26-08-2010)

  Phân hữu cơ khoáng Vedagro cho chanh không hạt (Báo NNVN - Số ra ngày 28/6/2010) (29-06-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007