Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1297
Toàn hệ thống 3114
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

- Nhà em được tất cả bẩy sào rưỡi ruộng cấy, em cấy bốn sào giống BC 15, thì đạo ôn nó xơi cả bốn, đã phun thuốc sâu tới mười lần mà vẫn không cứu được. Bây giờ may ra thì vớt được mỗi sào 10 cân. Vụ này năm ngoái, mỗi sào của em là hai tạ tư. Bác hỏi thì em nói vậy thôi, nhưng em lạy bác, bác đừng đưa em lên loa…

 

Chị Phạm Thị Giăng ở huyện Hưng Hà đã phản ánh với chúng tôi như vậy, bằng một thái độ vừa bức xúc vừa buồn rầu. Không riêng gì chị, mà đi đến địa phương nào trong tỉnh Thái Bình này, chúng tôi cũng phải nghe những tiếng than thở, bởi ham cấy giống lúa BC 15 (một giống lúa thuần do kỹ sư Đặng Tiểu Bình ở Thái Bình chọn tạo từ giống 13-2, Công ty CP giống cây trồng Thái Bình mua bản quyền, hiện được gieo cấy ở nhiều tỉnh) rồi nhiễm đạo ôn, thiệt hại nặng, có cứu được thì chi phí làm ra một cân lúa cũng rất cao, chất lượng gạo lại giảm, bởi phải sử dụng quá nhiều thuốc BVTV… Có đảng viên ở huyện Hưng Hà còn gọi điện trực tiếp cho chúng tôi để phản ánh, nhưng lại xin giấu tên vì “sợ chi bộ đưa ra kiểm điểm, khai trừ”. Tôi hỏi chị Giăng:

- Chúng tôi không đưa lên loa, mà sẽ đăng báo. Tại sao chị lại sợ?

- Là vì chồng em đã bảo em cấy giống tạp giao. Nhưng em cứ nhất định cấy BC 15. Bây giờ bị thế này, vợ chồng đã xô xát mấy bận rồi, nó đánh em sưng cả mặt. Nếu đưa lên loa, em sợ lại bị đòn…

- Tôi đi tìm hiểu về thiệt hại của bà con, nêu lên báo để xem công ty giống cây trồng trả lời thế nào, chứ không phải để bêu riếu bà con, chị đừng sợ. Theo bà con phản ánh thì công ty giống không sòng phẳng trong kinh doanh. Họ nói giống này chỉ bị nhiễm đạo ôn nhẹ, trong khi thực tế lại ngược lại. Phải không chị?

- Đúng thế đấy ạ.

Chỉ riêng ở xã Nam Hà (huyện Tiền Hải, Thái Bình), chúng tôi đã ghi nhận được hàng chục hộ gia đình gần như mất trắng vì BC15. Chị Điểm ở thôn Vinh Trung, một hộ thâm canh, chăn nuôi giỏi của xã, có tổng số 7 sào ruộng, chị cấy 6 sào ba thước giống BC15, kết quả là sau khi tốn mấy trăm ngàn tiền thuốc BVTV, phun tổng cộng 8 lần thì:

- Em tuyệt vọng không muốn nhìn ruộng lúa nữa. Vụ xuân năm ngoái em thu hơn một tấn thóc trên 7 sào. Năm nay, may ra được tám chục cân, là nhờ 12 thước còn lại ấy, em cấy giống khác…

Đạo ôn nặng trên giống BC 15 cũng làm hộ ông Hoàng Văn Trung mất trắng 3 sào 6 thước, ông Trần Văn Tơ mất 4 sào trên tổng số 8 sào đất canh tác, chị Năm mất 5 sào. Rồi các ông Thoả, ông Tiền… cũng thế. Chuyện vợ chồng cãi vã, xô xát đến bay mâm bay bát ra sân hay thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau vì “cái thằng” BC 15 xẩy ra khá nhiều. Ông Nguyễn Văn Thắng than thở:

- Tôi mất 7 sào trên tổng số 1 mẫu 1 sào ruộng cấy. Cứ mỗi lần ra ruộng, nhìn lúa là tôi lại chẩy nước mắt. Từ hàng tháng nay, không bữa cơm nào tôi ăn được ngon, cứ ngồi xuống mâm là vợ tôi lại chì chiết, cằn nhằn. Đêm ngủ thì bà ấy quay mặt vào tường. Chả là bà ấy không đồng ý cấy BC15, mà tôi thì thích loại này vì cơm của nó ngon, dai, đậm đà, hạt rất trong, ăn được nhiều, nên tôi cứ cấy…

Chủ nhiệm HTXNN Nam Hà Trương Văn Nam cho biết:

- HTX tôi không đưa BC 15 vào cơ cấu giống lúa năm nay, nhưng bà con vẫn cứ cấy, tổng cộng đến 400 mẫu. Kết quả là nhiễm đạo ôn toàn bộ, mất tới 50 mẫu bị thiệt nặng. Thuốc BVTV ở đây, phải tính bằng tấn chứ không thể nói đến tạ hay cân được. Bình quân mỗi nhà phun đến 8 lần. Sau khi lúa hồi phục, phun 2 lần nữa. Nay lại phải thêm 1 lần lúc lúa trỗ…

Rời khu Nam Tiền Hải, chúng tôi sang khu Bắc, và thật bất ngờ vì tình hình ngược lại. Ông chủ nhiệm HTXNN xã Bắc Hải khẳng định:

- Chúng tôi cấy 600 mẫu BC 15, nhưng chỉ mất 16 mẫu dính đạo ôn, trong đó có 5 mẫu giảm năng suất. Giảm, nhưng cũng không dưới 1,5 tạ/sào.

- Vì sao thế?

- Đạo ôn là một thứ “bệnh cấp tính” của lúa. Ví như người bị hen cấp ấy. Khi cơn hen kéo lên, người bệnh như bị nút chặt cổ, chỉ năm mười phút là chết. Nhưng nếu thấy thời tiết thay đổi, chỉ cần uống trước một viên thuốc chống dị ứng là cơn hen cấp không xẩy ra. Thời tiết năm nay âm u, mưa nhiều nắng ít, rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn. Nên ngay từ đầu năm chúng tôi đã chủ động đề phòng, tôi triệu tập tổ BVTV đến, tuyên bố sẵn sàng tăng lương cho họ, chỉ yêu cầu họ bám sát đồng ruộng 24/24 giờ, và yêu cầu bà con chủ động phun thuốc phòng trước. Những hộ bị thiệt hại chính là những hộ không nghe theo khuyến cáo của chúng tôi. Ai nói gì thì nói, chứ riêng tôi, tôi thấy cho đến nay ở địa phương này chưa có giống nào ăn đứt được BC15. Vụ mùa tới, chúng tôi sẽ cấy 700 mẫu.

Thì ra vậy. Trước đó qua mấy huyện, chúng tôi cũng thấy hiện tượng cùng một giống lúa BC 15 này, mà kẻ ghét người yêu sao nhiều đến thế, bởi hộ mất thì mất thảm hại, còn hộ được thì được to, như ở HTX Đông Mỹ (huyện Quỳnh Phụ) chẳng hạn. Ngót một ngàn mẫu BC 15 của xã này chỉ có trên chục mẫu bị thiệt hại. Chủ nhiệm HTX cho biết:

- Giống này đúng là hay nhiễm đạo ôn. Nhưng biết được cơ chế gây bệnh, chủ động phòng trước thì bệnh chẳng là cái gì cả. Hơn chục mẫu bị thiệt nặng ấy, là của những hộ đã có nghề khác, việc khác, họ ít chú ý đến lúa má, lúc bị nhiễm cũng thuê người phòng trừ, nên mới thế…

Nghe tôi nói về sự thiệt hại bên xã Nam Hà, ông chủ nhiệm HTXNN Bắc Hải bảo:

- Chuyện ấy tôi biết. Dân Nam Hà toàn sang đây mua hay mang thóc khác đổi ngang lấy thóc thịt BC 15 về làm giống. Hai là tham rẻ, mua giống của cơ sở kinh doanh rởm. Bọn ấy cũng đến đây mua thóc thịt, về đóng gói làm thóc giống bán, giá chỉ gấp rưỡi giá thóc thịt. Giống má thế, lại để khi phát hiện lúa bị nhiễm rồi mới phun thuốc, thì cứu sao kịp nữa?

Trở lại Nam Hà, tôi đem những lời ông chủ nhiệm xã Bắc Hải hỏi lại những bà con bị thiệt hại, ai cũng công nhận là ông nói đúng. Anh Trần Văn Tơ bảo:

- Năm nay mất trắng, thì ghét “cái thằng” BC 15 lắm. Nhưng mà ngẫm lại, vẫn thấy thích nó. Sang năm lại cấy thôi. Vì cơm nó ngon, tôi nghiện rồi.

Thanh Vũ

Số lần xem trang : 16993
Nhập ngày : 06-06-2009
Điều chỉnh lần cuối : 06-06-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KIÊN GIANG: NHÂN GIỐNG CÁ BỐNG TƯỢNG TỪ NÔNG HỘ (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (31-12-2008)

  KHUYẾN NÔNG KIÊN GIANG: HIỆU QUẢ TỪ NHỮNG CÁCH LÀM MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 30/12/2008) (30-12-2008)

  CÁ HỒNG BẠC: GIỐNG NUÔI MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 30/12/2008) (30-12-2008)

  KHÁNH HÒA: NUÔI TÔM HÙM TRÊN ... CẠN (Báo NNVN - Số ra ngày 26/12/2008) (26-12-2008)

  DIỆT TRỪ BÙ LẠCH HẠI CÂY MAI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/12/2008) (26-12-2008)

  PHƯỜNG ... TRANG TRẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 25/12/2008) (25-12-2008)

  BỆNH HÉO RŨ LỞ CỔ RỄ HAI CÂY HOA CÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  BỆNH CÒI XƯƠNG Ở CHÓ (Báo NNVN - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  ĐỂ SUNG CẢNH RA QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 23/12/2008) (23-12-2008)

  SỬ DỤNG CÂY CỎ LÀM THUỐC TRỪ SÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 23/12/2008) (23-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007