Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 461
Toàn hệ thống 1049
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Năm 2008, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia đã tiến hành khảo nghiệm 119 giống lúa lai do các cơ quan nghiên cứu chọn tạo trong nước, các công ty giống cây trồng trong và ngoài nước đăng ký khảo nghiệm. Qua thực tế, Trung tâm có nhận xét về các giống triển vọng đề nghị công nhận tạm thời:

 

TH3-5: Khảo nghiệm cơ bản cho thấy sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng đẻ nhánh khoẻ, có thời gian sinh trưởng tương đương giống Bồi tạp Sơn Thanh. Bình quân đạt 73,2 tạ/ha cao hơn giống đối chứng Bồi tạp Sơn Thanh (67,8tạ/ha). Trong vụ xuân, giống nhiễm sâu bệnh nhẹ. Vụ mùa mức độ nhiễm bệnh bạc lá tương đương giống Bồi tạp Sơn Thanh.

TH7-2, thời gian sinh trưởng dài hơn Bồi tạp Sơn Thanh 3-4 ngày, vụ xuân năng suất 63-73 tạ/ha, vụ mùa 56,9 tạ/ha, nhiễm sâu bệnh nhẹ, riêng vụ mùa tại Thái Bình nhiễm bệnh bạc lá điểm 5-7.

Thiên nhị ưu 16: Sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian sinh trưởng tương đương Bồi tạp Sơn Thanh. Vụ xuân năng suất bình quân đạt 72,1 tạ/ha, vụ mùa đạt 60-61 tạ/ha, đều cao hơn giống đối chứng Bồi tạp Sơn Thanh. Mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ.

Đắc ưu 11: Thời gian sinh trưởng tương đương Nhị ưu 838, vụ mùa năng suất đạt 61,8 tạ/ha, vụ xuân đạt 77,6 tạ/ha. Giống nhiễm sâu bệnh nhẹ. Riêng bệnh bạc lá, tương đương giống Nhị ưu 838.

D ưu 177: Thời gian sinh trưởng tương đương giống Nhị ưu 838, vụ xuân năng suất 62-78 tạ/ha, nhiễm sâu bệnh nhẹ.

Kim ưu 18: Thời gian sinh trưởng tương đương Nhị ưu 838, năng suất trung bình trong vụ mùa 60 tạ/ha, xuân 75,9 tạ/ha. Nhiễm sâu bệnh nhẹ.

Phú ưu số 4: Thời gian sinh trưởng tương đương Nhị ưu 838, năng suất tương đương 838 tuy nhiên giống chịu thâm canh cao, trong điều kiện khảo nghiệm sản xuất tại một số địa phương có năng suất cao.

Phú ưu số 6 thời gian sinh trưởng tương đương Nhị ưu 838, vụ xuân năng suất đạt 74 tạ/ha, vụ mùa 55,5 tạ/ha.

Thiên nguyên ưu 9: Thời gian sinh trưởng tương đương Nhị ưu 838, vụ xuân năng suất bình quân 74 tạ/ha, trong điều kiện khảo nghiệm năng suất thực thu từ 58-80 tạ/ha, mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ.

Thiên hương ưu 8: Thời gian sinh trưởng tương đương 838 trong vụ xuân nhưng vụ mùa giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 4-6 ngày. Năng suất vụ xuân đạt 74,8 tạ/ha, vụ mùa 58,6 tạ/ha, nhiễm sâu bệnh nhẹ. 

Trung tâm có kết luận và đề nghị như sau:

Các giống TH 3-5, TH 7-2, Đắc ưu 11, D ưu 177, Kim ưu 18, Phú ưu số 4, Phú ưu số 6, Thiên nguyên ưu 9, Thiên hương ưu 8, Thiên nhị ưu 16, CNR 6206, Cương ưu 725, Hòa gia 8, Nam ưu 603, LC25, Nam dương 99, N ưu 89 được đánh giá triển vọng qua 3-4 vụ khảo nghiệm có tiềm năng năng suất cao và một số đặc điểm nông học tốt đề nghị công nhận cho sản xuất thử theo quy định.

Các giống HYT106, HYT108, TH3-2, Hồng phúc ưu 966, Hoa thắng 1, Nghi hương 3003, CNR8101, CNR8208, Khải phong 151, Khoa phong ưu 36, SY708, WinR 199, WinR 293, Thịnh dụ ưu số 4, Thịnh dụ ưu số 6 qua 1 vụ khảo nghiệm được đánh giá có tiềm năng năng suất và một số đặc điểm nông học tốt cần được tiếp tục khảo nghiệm để đánh giá chính xác hơn.

Giống Thái Hương số 5 đã qua 3 vụ khảo nghiệm cơ bản: Xuân 2006, mùa 2006, xuân 2008. Vụ xuân 2008 có tiềm năng năng suất cao và một số đặc điểm nông học tốt cần tiếp tục khảo nghiệm sản xuất để đánh giá khả năng mở rộng ra sản xuất.

Các giống Đại dương 8, Đắc lưỡng ưu 18, HR2, LC212, LC270, Hòa gia 303, LS1, Nam ưu 604, Nghi hương 305, BJ038, BJ062, CNR7111, Phú ưu 151, Phú hương ưu 8, Quốc hào số 2 đã qua 2 vụ khảo nghiệm, được đánh giá có triển vọng đề nghị tiếp tục khảo nghiệm cơ bản kết hợp với khảo nghiệm sản xuất để đánh giá khả năng mở rộng giống ra sản xuất.

Hai giống Bác nhị ưu 15, Bác ưu 025 đề nghị tiếp tục khảo nghiệm cơ bản kết hợp với khảo nghiệm sản xuất tại các vùng sản xuất giống Bác ưu 903, Bác ưu 253 trong vụ mùa để đánh giá khả năng mở rộng ra sản xuất.

Dương Đình Tường

Số lần xem trang : 16832
Nhập ngày : 09-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007