ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hàng năm, cứ đến mùa khô huyện Bình Long nói riêng và các địa phương tỉnh Bình Phước nói chung đều thiếu cỏ cho chăn nuôi gia súc, đặc biệt là đối với bò. Vì thế nên cứ sau mùa này thì chất lượng, số lượng đàn bò nói riêng và đàn gia súc nói chung giảm đáng kể.
Ngoài việc cung cấp thức ăn từ diện tích trồng cỏ rất nhỏ, rơm khô, các phụ phẩm nông nghiệp thì thức ăn dành cho đàn bò không còn nguồn nào khác, trong khi đó số lượng đàn gia súc ngày một tăng.
Để kịp thời khắc phục tình trạng trên, trong những năm qua Trạm khuyến nông huyện Bình Long đã tiến hành tập huấn cho bà con nông dân cách trồng một số loại cỏ có năng suất cao, chế biến, dự trữ thức ăn từ cỏ tươi, rơm khô, các phụ phẩm nông nghiệp như dây đậu phộng, dây khoai lang, thân cây bắp… đã khắc phục được phần nào tình trạng thiếu cỏ trong mùa khô và đem lại hiệu quả cao trong việc chăn nuôi gia súc.
Từ 2006-2008 với việc triển khai thực hiện mô hình chăm sóc, vỗ béo bò trong mùa khô ở hầu hết các xã trong huyện, quy mô 5 con/hộ trong thời gian 3 tháng, với việc sử dụng thức ăn bổ sung là bã hạt bông vải số lượng 1kg/con/ngày. (Bã hạt bông vải do Cty TNHH NN một thành viên bông Việt Nam tại Bến Cát – Bình Dương sản xuất, có hàm lượng: 0,72% P; 8,68% chất béo; độ ẩm 9,44%; 22,19% glucide; 22,55% protein; 29,05% xơ - Kết quả kiểm nghiệm ngày 15/10/2007 của Sở Khoa học – Công nghệ TPHCM; giá bán năm 2007 là 3.000đ/kg, năm 2008 là 6.000đ/kg). Kết quả đàn bò đã tăng trọng lượng một cách đáng kể, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Lựa chọn những con bò ốm, loại thải, không bị bệnh, dọn vệ sinh chuồng trại, diệt ngoại ký sinh trùng, đo, tính trọng lượng bò trước khi cho ăn.
Bước 2: Cho ăn thức ăn bổ sung bằng bã hạt bông vải với lượng 1kg/con/ngày (cho ăn vào buổi chiều sau khi bò về chuồng khoảng 30 phút), thời gian còn lại cho ăn và chăn thả bình thường như các con bò khác.
Bước 3: Sau thời gian 2,5 đến 3 tháng tiến hành cân, đo lại, tính trọng lượng sau thời gian ăn bã hạt bông vải, hạch toán lỗ lãi.
Kết quả cho thấy: Ở hầu hết các điểm trình diễn, tăng trọng lượng đàn bò trung bình từ 23kg đến 30kg/con/tháng, lông da bóng mượt sau 10-15 ngày cho ăn, bán được giá như gia đình ông Trần Văn Ngọ - ấp phú Xuân TT An Lộc; ông Phan Tài Hứa - ấp 1, xã Đồng Nơ; ông Đinh Trọng Hiếu - ấp 5, xã Đồng Nơ; ông Nguyễn Văn Tuyền - ấp 3, xã Tân Khai; hộ bà Trần Thị Dở - xã Phước An…
Ông Trần Văn Ngọ cho biết: Gia đình ông năm 2007 nuôi 32 con bò, năm 2008 còn 22 con, ông bán 10 con thu được 55 triệu đồng, trước khi tham gia mô hình ông chăn thả mang tính tận dụng thức ăn tự nhiên là chính, tuy có thu nhưng không nhiều, chỉ là lấy công làm lãi, chưa đầu tư hạch toán kinh tế một cách cụ thể. Sau khi tham gia mô hình được Trạm khuyến nông huyện Bình Long hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vỗ béo bò, được hỗ trợ 60% thuốc sổ lãi và thức ăn bổ sung là bã hạt bông vải, gia đình ông bỏ ra 40%. Sau 3 tháng thực hiện, có ghi chép đầy đủ và hạch toán cụ thể với số liệu khiêm tốn như sau:
Tổng thu: Trung bình 25kg/con/tháng x 5con x 3tháng x 30.000đ/kg = 11.250.000đ
Tổng chi: 2.750.000đ
Trong đó:
- Chi thuốc sổ lãi, ngoại ký sinh trùng: 10.000đ/con x 5con = 50.000đ
- Thức ăn bã hạt bông vải: 30kg/con/tháng x 3tháng x 5con x 6.000đ/kg = 2.700.000đ
Lãi ròng: Tổng thu - Tổng chi = 8.500.000đ/5con/3tháng = 566.500đ/con/tháng
(Tất cả mọi chi phí khác giống như bò bình thường trong khi đó bò không cho ăn bã bông vải tăng không nhiều chỉ từ 10 – 12kg/con/tháng).
Ông cho rằng đây là mô hình có hiệu quả kinh tế cao, thời gian thực hiện ngắn, mức đầu tư không lớn, dễ làm, có thể thực hiện được 3-4 lượt/năm với quy mô lớn.
Tuy nhiên Trạm khuyến nông huyện Bình Long qua mấy năm thực hiện cũng khuyến cáo để chăm sóc vỗ béo bò thịt đạt hiệu quả kinh tế cao cần chú ý một số điểm như sau:
- Chọn bò lai, có bộ xương to, vai rộng, ức sâu, mông, bản lưng lớn, ăn tạp, gầy ốm do thiếu thức ăn.
- Không chọn những con có bộ xương hẹp, kén ăn, gầy yếu do bị bệnh.
- Cho uống nước sạch tự do, co thể pha thêm chút muối, ít chăn thả.
- Cho ăn thêm thức ăn công nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp như bắp, lúa, rơm ủ u rê, cỏ ủ chua, mỳ vv...
- Bã hạt bông vải không để quá lâu, cho ăn TB từ 1 – 2kg/con/ngày tuỳ theo trọng lượng, không cho ăn quá nhiều, không cho bò đực giống ăn do tăng trọng nhanh sẽ phối giống kém hiệu quả, không cho bò có bầu ăn vì trong bã hạt bông vải còn tồn một lượng nhỏ độc tố có thể gây ảnh hưởng cho thai.
Trạm KN Bình Long Số lần xem trang : 17008 Nhập ngày : 09-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|