Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1284
Toàn hệ thống 3104
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hiện nay, ở các tỉnh Nam bộ lúa hè thu (HT) chính vụ đang đẻ nhánh-đòng trỗ, lúa muộn đang ở giai đoạn mạ, một số diện tích vẫn còn tiếp tục được xuống giống.

 

Từ đầu vụ HT đến nay một mặt do thời tiết rất thuận lợi cho cây lúa, mặt khác do được bà con đầu tư chăm sóc cao nên cây lúa sinh trưởng và phát triển rất tốt. Tuy nhiên đây cũng là điều kiện hết sức thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại, trong đó có rầy nâu.

Thời gian gần đây diện tích nhiễm rầy nâu ở Nam bộ liên tục gia tăng. Đã thế lúa xuân hè (XH) và một số diện tích lúa HT sớm lại đang cho thu hoạch, nên nhiều nơi ở ĐBSCL rầy trưởng thành đã bắt đầu di chuyển từ những diện tích đã thu hoạch sang trà lúa HT chính vụ và HT muộn.

Như vậy, cùng với nguồn rầy tại chỗ hai trà lúa này sẽ tiếp nhận thêm nguồn rầy di trú, nên vài ngày tới rầy nâu sẽ còn tiếp tục gia tăng cả về mật số và diện tích nhiễm. Sau đó trên đồng ruộng sẽ có một đợt rầy non mới.

Để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của rầy bà con cần hết sức chú ý, thăm ruộng lúa nhà mình thường xuyên để phát hiện sớm và phun xịt thuốc diệt trừ rầy kịp thời.

Khi đi kiểm tra, bà con nhớ là phải lội hẳn xuống ruộng, kiểm tra nhiều điểm theo đường chéo góc trên ruộng. Tại mỗi điểm bà con cần vạch lá xem xét kỹ từng gốc lúa (rầy nâu thường tập trung ở gốc). Những ruộng gieo trồng giống nhiễm rầy, những ruộng lúa tốt lốp, những ruộng đã phun xịt quá nhiều thuốc để trừ sâu ăn lá ở đầu vụ… cần phải hết sức chú ý.

Nếu phát hiện có rầy nâu, mật số bình quân khoảng 3 con/tép thì tiến hành phun xịt thuốc ngay.

Để thu được hiệu quả diệt rầy cao, trong việc sử dụng thuốc bà con cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:

1- Phun đúng loại thuốc:

Để diệt rầy, bà con phải dùng những loại thuốc đặc trị rầy nâu, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn tại cơ sở để tránh bị lầm lẫn. Trong bộ thuốc trừ rầy nâu hiện nay có khá nhiều loại, tùy theo tình hình thực tế tuổi phát dục của rầy trên đồng ruộng lúc phun xịt mà bà con chọn loại thuốc cho phù hợp. Làm sao vừa tiêu diệt được rầy nâu vừa hạn chế được tác hại của thuốc đối với các loài thiên địch trên ruộng lúa, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm cho môi trường.

- Nếu thấy trên ruộng lúa nhà mình rầy cám vừa mới nở hoặc hầu hết là rầy non còn nhỏ tuổi thì bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Butyl 400SC hoặc 10WP; Viappla 10BTN/25BTN…

- Nếu trên ruộng chỉ có rầy trưởng thành hoặc có cả rầy non và rầy trưởng thành thì bà con nên dùng một trong các loại thuốc như: Bascide 50EC; Mipcide 50WP hoặc 20EC; Applaud-Bas 27BTN, Vithoxam 350SC…

2- Phun đúng liều lượng và nồng độ:

Trên bao bì của mỗi loại thuốc, nhà sản xuất đều có ghi hướng dẫn rất cụ thể về liều lượng thuốc cần sử dụng, số lượng bình phun hoặc lít nước thuốc đã pha cho một đơn vị diện tích… Vậy, trước khi phun bà con nên đọc kỹ những hướng dẫn này và phải tuân thủ đúng những gì mà nhà sản xuất đã hướng dẫn.

3- Phun đúng lúc:

Cần phải kiểm tra ruộng lúa nhà mình thường xuyên để phát hiện sớm và phun xịt thuốc kịp thời nhưng bà con nhớ là không phun thuốc khi cây lúa đang nở hoa, thụ phấn. Không nên phun thuốc khi đang có gió to, khi trời sắp có mưa. Không phun thuốc khi trời quá nắng nóng (nhất là vào các buổi trưa). Nên phun thuốc vào các buổi chiều mát hay lúc sáng sớm là thời điểm rầy bò ra nhiều thì rầy sẽ chết nhiều hơn.

4- Phun đúng cách:

Rầy nâu thường tập trung ở phần gốc của cây lúa để hút nhựa. Vậy khi phun thuốc, bà con nhớ hướng vòi phun xuống sát phần gốc của cây lúa để rầy dễ bị dính thuốc. Tránh tình trạng hua hua vòi phun trên mặt ruộng như một số bà con hoặc những người đi phun xịt mướn vẫn thường làm. Đối với những ruộng lúa tốt bít bùng, những ruộng lúa cao cây, những ruộng lúa đòng trỗ trở đi bà con nên rẽ lúa thành hàng cách nhau khoảng 1,2-1,5 mét rồi mới phun xịt xuống phần gốc của cây thì rầy dễ dính thuốc hơn.

Nếu điều kiện cho phép, trước khi phun xịt, nên đưa nước vào ruộng ngập cao gần ngọn lúa để rầy tập trung lên phía trên, dễ bị tiêu diệt hơn.

Nguyễn Danh Vàn

Số lần xem trang : 17040
Nhập ngày : 16-06-2009
Điều chỉnh lần cuối : 16-06-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CHÚ Ý BỆNH SỌC LÁ HẠI BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007