ThS. ĐỖ THỊ LỢI Trong những năm gần đây, ngành sản xuất chè ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu cả về mặt giống, kỹ thuật canh tác và mở rộng diện tích.
Tuy nhiên, ngành chè nước ta phát triển còn chậm so với tiềm năng cả về năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu. Năng suất chè nước ta chỉ đạt 6 - 7 tấn búp tươi/ha/năm, thấp hơn nhiều so với các nước trồng chè khác như: Ấn Độ, Srilanka, Indonesia, Malaixia…
Nguyên nhân năng suất thấp do giống chè cho năng suất thấp, do kỹ thuật canh tác lạc hậu và do sâu bệnh phá hại, trong đó kỹ thuật canh tác là nguyên nhân cơ bản làm giảm năng suất và sản lượng chè.
Trong điều kiện sản xuất chè của nước ta hiện nay, việc sử dụng phân bón là một trong những biện pháp làm tăng sản lượng và chất lượng búp chè. Tác dụng của phân bón không những tăng cao được sản lượng nguyên liệu chè mà còn nâng cao được chất lượng của nó. Nếu bón phân không cân đối như bón đơn độc nitơ mà thiếu kali và phốtpho sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè. Ngoài các loại phân đa lượng, thì phân vi lượng cũng có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng búp chè, chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt tính của men.
Trong đó magiê (Mg) là nguyên tố ảnh hưởng nhất đến năng suất, chất lượng nguyên liệu chè vì nó tham gia vào quá trình hình thành diệp lục tố. Bên cạnh đó, với nhiều quá trình sinh hoá do men điều khiển, Mg cũng đóng một vai trò quan trọng; việc tạo thành protein trong trường hợp thiếu Mg sẽ bị hạn chế. Sự hình thành các sắc tố của lá trong trường hợp thiếu Mg cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra Mg còn ảnh hưởng đến màu sắc của chè thành phẩm.
Trong 2 năm 2007-2008, các cán bộ nghiên cứu của Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã thí nghiệm bón bổ sung magiê sunphát (MgSO4) ở các mức 25, 50, 75kg/ha trên nương chè giống Shan Chất Tiền tuổi 5 - 6 tại Phú Thọ. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 3 lần nhắc lại. Magiê sunphát được bón 3 lần với liều lượng chia đều cho các lần bón, bón cùng với phân khoáng vào 3 lần cuối trong năm theo quy trình. Kết quả cho thấy: Các giá trị so sánh về sinh trưởng phát triển như chiều cao cây, độ rộng tán, đường kính gốc... đều cao hơn so với đối chứng (không bón bổ sung MgSO4).
Đặc biệt là khi bón bổ sung 50kg MgSO4/ha cho năng suất cao hơn đối chứng là 13,99 tạ/ha. Ngoài ra, các chỉ tiêu về sinh hóa búp chè cũng cho các kết quả tương tự, mật độ và chất lượng búp chè cao hơn, hàm lượng tanin lớn hơn; hàm lượng chất hòa tan cũng nhiều hơn. Bón bổ sung MgSO4 đã cải thiện đáng kể màu nước và mùi hương chè đen thành phẩm: chè có mùi thơm đặc trưng.
Bón bổ sung MgSO4 cũng có ảnh hưởng tốt đến sự duy trì độ pHKCL trong đất ở cả hai tầng pHKCL(0-20) = 3,85 và pHKCL(21-40) = 3,92 thích hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt. Như vậy, bón bổ sung MgSO4 cho hiệu quả kinh tế cao, cao nhất là công thức bón bổ sung 50kg MgSO4 (cao hơn so với không bón MgSO4 là 3.132.500 đồng/ha). Điều này rất cần được khuyến cáo mở rộng ra sản xuất.
Nguyễn Quang Tin - Phạm Thị Xuân Số lần xem trang : 17148 Nhập ngày : 16-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KIÊN GIANG: NHÂN GIỐNG CÁ BỐNG TƯỢNG TỪ NÔNG HỘ (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (31-12-2008) KHUYẾN NÔNG KIÊN GIANG: HIỆU QUẢ TỪ NHỮNG CÁCH LÀM MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 30/12/2008) (30-12-2008) CÁ HỒNG BẠC: GIỐNG NUÔI MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 30/12/2008) (30-12-2008) KHÁNH HÒA: NUÔI TÔM HÙM TRÊN ... CẠN (Báo NNVN - Số ra ngày 26/12/2008) (26-12-2008) DIỆT TRỪ BÙ LẠCH HẠI CÂY MAI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/12/2008) (26-12-2008) PHƯỜNG ... TRANG TRẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 25/12/2008) (25-12-2008) BỆNH HÉO RŨ LỞ CỔ RỄ HAI CÂY HOA CÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008) BỆNH CÒI XƯƠNG Ở CHÓ (Báo NNVN - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008) ĐỂ SUNG CẢNH RA QUẢ (Báo NNVN - Số ra ngày 23/12/2008) (23-12-2008) SỬ DỤNG CÂY CỎ LÀM THUỐC TRỪ SÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 23/12/2008) (23-12-2008) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|