ThS. ĐỖ THỊ LỢI Quá trình sản xuất lúa hàng hoá, có thể hình dung theo một chuỗi như sau:
Mắt xích đầu là chọn tạo, khảo nghiệm và đánh giá giống, đây là nhiệm vụ của các nhà khoa học; tạo ra giống như thế nào, dài hay ngắn ngày, năng suất hay chất lượng, chống chịu hay nhiễm sâu bệnh... phụ thuộc vào mục tiêu cũng như vật liệu của chương trình.
Mắt xích thứ hai: Là quá trình chuyển giao và tổ chức sản xuất. Một hoặc một vài giống lúa nào đấy có thể đáp ứng được nhu cầu mong đợi của nông dân, tất nhiên trong hàng trăm giống lúa được các nhà khoa học trong nước và quốc tế lai tạo, chọn lọc có thể chỉ một vài giống thoả mãn mong đợi trên và nó cũng khác nhau ở từng khu vực.
Có giống, và giống tốt thì giống này phải được tổ chức sản xuất và hoàn thiện quy trình sản xuất, phải được chuyển giao vào sản xuất. Hiện nay nhiều giống đã được chuyển nhượng bản quyền và cơ quan mua bản quyền sẽ được phép toàn quyền trong tổ chức sản xuất, kinh doanh loại giống đó trên thị trường, đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng giống khi nó được phổ biến ngoài sản xuất, nhờ vậy chất lượng giống được quản lý chặt chẽ hơn, tránh được tình trạng giống tự nhân, tự trao đổi, buôn bán trôi nổi không nhãn mác. Tổ chức sản xuất như thế nào đó là mắt xích thứ ba; mắt xích này thuộc về các công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh giống cây trồng.
Mắt xích thứ tư là việc tiêu thụ sản phẩm, việc này tất nhiên phải dựa vào các doanh nghiệp xay xát, kinh doanh lúa gạo.
Trong chuỗi này, nếu sự liên kết không tốt, thì các nhà khoa học chọn tạo giống khó có cơ hội để đưa sản phẩm nghiên cứu của mình ra sản xuất nhanh và hiệu quả hơn. Việc đưa ra nhanh phải dựa trên sự đánh giá khoa học, tất nhiên phải có quá trình khảo nghiệm sản xuất, trình diễn, và quá trình này làm càng quy mô, chỉ đạo chặt chẽ, với những mô hình thuyết phục thì sản phẩm của các nhà chọn tạo giống sẽ được nông dân tiếp thu nhanh hơn vì “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Khi đã ra rộng, việc định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo thị trường cho sản phẩm sẽ khuyến khích nông dân an tâm mở rộng, khi giá trị thu nhập cao hơn thì không bảo, dân vẫn cứ làm.
Liên kết trong chuỗi này, cũng như nhiều chuỗi khác gọi là “liên kết 4 nhà”, mối liên kết này được các phương tiện thông tin nói và viết nhiều, nhưng nó cũng chỉ rộ lên từng lúc như chương trình sản xuất lúa chất lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất mía đường, cà phê, chè, cá tra... song tất cả theo nhận định là còn lỏng lẻo, sự gắn kết giữa các khâu trong chuỗi còn hình thức và đứt đoạn...
Việc gần đây Công ty Hưng Cúc, một công ty chuyên về lĩnh vực xay xát, chế biến và kinh doanh lương thực ở Thái Bình sau một số vụ tạo dựng và chào bán gạo chất lượng của giống lúa T-10 trên thị trường, gạo T-10 được nhiều khách hàng của Công ty chấp nhận, tuy nhiên việc tổ chức sản xuất và thu mua sản phẩm khó khăn do giống chưa có trong danh mục, và công ty nhiều bận đã bị lỡ hẹn với khách hàng. Cuối năm 2008, giống lúa T-10 được Hội đồng khoa học chuyên ngành của Bộ NN&PTNT công nhận cho sản xuất thử, cơ hội đến, và Hưng Cúc là công ty đầu tiên trong lĩnh vực xay xát, tiêu thụ lúa thương phẩm “phá cách” đứng ra xin chuyển nhượng bản quyền giống lúa này từ Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
Từ khi có chủ trương sang nhượng bản quyền giống lúa, đã có khoảng 6-7 các giống lúa lai, lúa thuần được chuyển nhượng: Mở đầu là VL-20, BC-15, Khang dân đột biến, ĐB-5, ĐB-6 và “quả bóm tấn" trong lĩnh vực này là giống lúa lai TH3-3 của PGS.TS Nguyễn Thị Trâm - Viện sinh học NN có giá chuyển nhượng lên tới 10 tỷ đồng. Tất cả các giống này, mua bản quyền đều là các Công ty sản xuất và kinh doanh giống cây trồng; bởi vậy một công ty đứng ở cuối chuỗi sản xuất (xay xát và tiêu thụ) mua bản quyền chắc chắn sẽ tạo nên một phong cách và kiểu làm mới.
Ông Lý Thái Hưng - Giám đốc Công ty Hưng Cúc bộc bạch rằng: Từ 3 năm nay, chúng tôi được các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông Thái Bình giới thiệu và khuyến cáo, cách giới thiệu và khuyến cáo của họ đặc biệt thuyết phục tôi ở chỗ: xem mô hình vài chục ha ngoài đồng ruộng, tiếp xúc với dân hỏi xem họ đánh giá thế nào về giống này, năng suất không, sâu bệnh nhiều hay ít, và chất lượng ăn uống ra sao.
Tôi dự hội nghị đầu bờ họ mời thấy có 2 nồi cơm điện nấu luôn gạo T-10 ở hội trường, từ mùi thơm của nó, ăn thử nó và tôi quyết tâm gắn với giống này để tạo dựng tên tuổi cho Công ty tôi và cho cả hạt gạo Thái Bình. Cuối vụ, bà con thu hoạch, tôi mua luôn vài chục tấn để làm gạo chào hàng, sau đó khách hàng cứ gọi, còn tôi dựa vào khuyến nông để hợp đồng bao tiêu sản phẩm ở các mô hình, nhưng mô hình thì chỉ vài chục ha, dân thích thì cân bán, không thích thì giữ lại để ăn, để làm gạo biếu người thân, cho con cho cháu ở thành phố, khách thì cần đều còn tôi không thể có sản phẩm theo yêu cầu của họ.
Bây giờ tôi đã mua được bản quyền, thấy phấn khởi vô cùng. Điều tôi nghĩ đầu tiên là, muốn có sản phẩm với độ đồng nhất cao, giống “rặt T10” không bị lẫn lộn với gạo Bắc thơm thì phải liên kết để nhân lọc và sản xuất giống tốt, và Công ty CP giống cây trồng Trung ương được tôi mời tham gia liên kết và uỷ quyền để nhân lọc sản xuất giống này, dĩ nhiên giống gốc chúng tôi vẫn phải mua từ Viện, mọi quá trình nhân lọc và sản xuất giống được phía công ty cam kết thực hiện một cách bài bản và chúng tôi sẽ ký hợp đồng với các HTX, các tổ nhóm nông dân, tổ chức sản xuất lúa thương phẩm từ nguồn giống của chúng tôi, thu mua với giá cả cao hơn giống lúa chất lượng khác; việc tổ chức sản xuất được liên kết với lực lượng khuyến nông trong tỉnh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về gieo sạ hàng cải tiến, rồi về phân bón, thuốc trừ cỏ, phòng trừ sâu bệnh... Làm tốt sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn và nhất là giảm chi phí, tăng được thu nhập cho nông dân và cho cả doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ gắn lợi ích của doanh nghiệp với nông dân, với các nhà khoa học và khuyến nông.
Quả là một suy nghĩ, tính toán logic, hợp lý và thuyết phục, hy vọng gạo T-10 sẽ trở thành một sản phẩm có tiếng của Công ty, nông dân Thái Bình và các nơi khác chắc chắn cũng sẽ được gia tăng lợi ích từ chuỗi liên kết này .
Trần Xuân Định Số lần xem trang : 16829 Nhập ngày : 16-06-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|