Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 10673
Toàn hệ thống 12455
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Những năm gần đây, không ít nông dân vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long đã thành công với mô hình nuôi các loài động vật hoang dã mang lại nguồn lợi đáng kể. Điển hình như: mô hình nuôi nhím của anh Phan Văn Xuyên ở tỉnh Bến Tre, nuôi heo rừng của anh Nguyễn Minh Tâm ở tỉnh Đồng Tháp, nuôi hươu-nai của anh Thạch Ban ở tỉnh An Giang… Và bây giờ là mô hình nuôi cầy hương của anh Trương Bá Linh ở cồn Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

 

Anh Linh là người tiên phong đem con cầy hương về vùng đất Nam Bộ nuôi thành công, mang lại nguồn thu nhập khả quan cho gia đình và mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của địa phương… Anh cho biết: “Cầy hương là loài động vật hoang dã và rất quý hiếm. Khi nuôi phải đăng ký với cơ quan Kiểm lâm; chi phí đầu tư mua con giống và xây dựng chuồng nuôi ban đầu rất cao, nhưng chiếm ít diện tích chuồng nuôi. Thức ăn của cầy hương rất dễ tìm nên khâu chăm sóc và theo dõi cũng không khó. Cầy hương ít bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp; khi được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ... cầy hương rất mau lớn và sinh sản nhiều”.

Chuồng nuôi cầy hương được thiết kế rất đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn... Bên trong chuồng, được thiết kế mặt bằng xi măng, hoặc bằng đất và được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích trên dưới 10m2, có lỗ trống để thoát nước dễ dàng... Mỗi ngăn được thả nuôi hai con cầy hương đực và cái. Anh Trương Bá Linh hiện có một dãy chuồng xi măng cạnh nhà và nuôi gần 50 con cầy hương các loại.

Anh vui vẻ bộc bạch: “Hơn 3 năm trước, trong chuyến đi thăm người bà con ở vùng rừng núi Tây Nguyên, tôi được người dân nơi đây giới thiệu kỹ thuật nuôi cầy hương rất dễ dàng. Vả lại, tôi thấy: Cầy hương có mùi thơm tỏa ra dễ chịu và có nhiều công dụng chữa bệnh nên tôi quyết định mua 2 cặp cầy hương có giá 20 triệu đồng, đem về thả vào chuồng nuôi. Đến nay, đàn cầy hương đã sinh sản và phát triển lên rất nhiều, tôi vừa cung cấp cầy hương giống cho những người có nhu cầu ở các nơi và thịt cầy hương thương phẩm cho các nhà hàng ở các tỉnh, thành phố…”.

Anh Linh cho cầy hương ăn chủ yếu là: rau, chuối, củ, quả các loại và cá, tép… Bình quân, cứ đầu tư khoảng vài trăm ngàn đồng thức ăn, sau 1 năm nuôi, con cầy hương sẽ đạt trọng lượng trên dưới 5kg. Mỗi năm, cầy hương đẻ 2 đợt và mỗi đợt sinh sản từ 2 - 5 con. Lúc cầy hương tìm ổ đẻ, anh Linh tìm những cái bồn sành sứ - loại bồn rửa mặt đặt trong chuồng rồi bắt cầy hương đang mang thai bỏ vào bồn cho chúng đẻ… Để tránh dơ chuồng và giúp cầy hương phát triển nhanh, sinh sản nhiều con, anh Linh thường xuyên theo dõi nguồn thức ăn thừa - thiếu của cầy hương, vệ sinh chuồng sạch sẽ mỗi ngày một lần và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh.

Mô hình nuôi cầy hương của anh Trương Bá Linh vừa có nguồn thu nhập cao vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương và là nơi tham quan lý tưởng của nhiều người yêu thích động vật hoang dã. Đây là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo.

Do cầy hương được thuần dưỡng nên anh Linh luôn mở cửa chuồng cho chúng chạy nhảy quanh nhà để bắt chuột, rắn… và chúng bắt rất tài tình. Nhờ vậy, đàn cầy hương nuôi của anh Linh tăng trưởng nhanh, không bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp và sinh sản đều. Sau hơn 3 năm chăm sóc, đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, đàn cầy hương của anh tăng trưởng và phát triển rất nhanh.

Từ năm 2006 đến nay, gia đình anh đã xuất bán được cả chục cặp cầy hương giống, với giá bình quân 10 triệu đồng/cặp đực-cái và hàng trăm ký thịt cầy hương thương phẩm, với giá 700.000đ/kg…, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng. Nhưng đàn cầy hương của anh nuôi không đủ để bán. Hiện tại, anh Linh đang nuôi gần 50 con cầy hương bố mẹ, cầy hương trưởng thành và cầy hương giống các loại. Đàn cầy hương nuôi của anh Linh đang được gia đình anh chăm sóc cẩn thận, tăng trưởng tốt, không có dấu hiệu bị bệnh, hứa hẹn sẽ có một nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình…

Trần Trọng Trung

Số lần xem trang : 16980
Nhập ngày : 16-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  CHUYỆN ÔNG NÔNG DÂN MÊ LAI GIỐNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009)

  Trò chuyện đầu năm với người đoạt giải “Nobel lúa gạo”: Lúa gạo - Thế giới thực và ảo (Báo NNVN - Số ra ngày 26/1/2009) (29-01-2009)

  Prefit 300EC: Giải pháp trừ cỏ cho lúa gieo thẳng (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  TRỒNG CAM, BƯỞI LÀM CẢNH (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  MẸO NHỎ VỚI NGƯỜI CHƠI HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  SÂU ĂN TẠP HẠI HOA CÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 19/1/2009) (21-01-2009)

  CHĂN NUÔI VỊT AN TOÀN SINH HỌC TẠI PHÍA NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (18-01-2009)

  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (18-01-2009)

  NHỮNG Ý TƯỞNG MÔI TRƯỜNG ĐỘC ĐÁO CHO TƯƠNG LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (16-01-2009)

  CHĂN NUÔI TRANG TRẠI LỢN ĐẶC SẢN (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (16-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007