ThS. ĐỖ THỊ LỢI
Trong lúc đang có nhiều người nuôi tôm hoài nghi về qui trình nuôi tôm sạch bằng các chế phẩm sinh học thì anh Võ Văn Hiền ở ấp 5, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang lại có lòng tin sâu sắc về qui trình nuôi tôm bằng sinh học. Vốn có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, lại áp dụng đúng qui trình kỹ thuật của cán bộ Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư nên anh đã thu được vụ tôm thắng lợi.
Vào tháng 1/2009, anh tiến hành cải tạo ao nuôi trên tổng diện tích 1ha đất phân thành 2 ao. Sau đó anh lấy nước diệt tạp rồi thả tôm với 180.000 ngàn con tôm post giống, mật độ bình quân 25con/m2, nuôi 4 tháng rưỡi thu được 4,6 tấn tôm thương phẩm, cỡ 32 con/kg, bán giá 95.000 đồng/kg, thu 440 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 150 triệu đồng.
Qui trình sinh học được anh Võ Văn Hiền áp dụng như sau: Nước được lấy vào ao ở mức 1,5m để 1 tuần kết hợp chạy quạt nước cho trứng các loài địch hại nở. Xử lý nước, diệt tạp ban đầu bằng Chlorin 30kg/1.000m3 nước. Đến 5 ngày sau dùng vôi Dolomite 20 kg cho 1.000m3 nước dùng vào lúc 8h sáng để chỉnh pH sáng lên 7,8 – 8,0; độ kiềm 110 – 120 mg/l. Ngày thứ 7 gây màu tảo tạo thức ăn tự nhiên bằng phân DAP 1,5kg/1.000m3 nước vào lúc 10h sáng kết hợp tảo silic 1kg/1.000m3. Ngày thứ 10 dùng men vi sinh Aqua Guard 0,5kg/1.000m2 mặt nước để phân hủy mùn bả hữu cơ do trong quá trình cải tạo ao còn sót lại. Chuẩn bị thả tôm trước 2 ngày kiểm tra pH, độ kiềm... rồi tiến hành thả post. Trong quá trình nuôi nên sử dụng Aqua Guard định kỳ 7 ngày/lần. Sử dụng qui trình này không phải sử dụng đến Zeolit, Daimetin mà chỉ sử dụng vôi CaCO3. Sử dụng men tiêu hoá, chất dinh dưỡng, khoáng để phòng ngừa các bệnh do môi trường như: Growsimp, Aqua C, Olimos...
Dùng vi sinh đúng liều lượng giúp cân bằng sinh thái, diệt các vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm. Các chế phẩm vi sinh sẽ không hiệu quả nếu môi trường nước thiếu oxy, sử dụng các loại hoá chất độc hại làm tê liệt tầng đáy ao, do đó tảo không phát triển được sẽ sinh ra hiện tượng thối ao.
Các chế phẩm vi sinh chỉ làm vai trò tăng nhanh hệ chuyển hoá sinh thái, diệt các khuẩn xấu bằng cách cạnh tranh môi trường sống và phân huỷ chất hữu cơ trong nước. Nếu người nuôi tôm không quản lý tốt sẽ làm mất tảo thường xuyên, pH, oxy hoà tan và các chỉ tiêu hoá lý khác sẽ biến đổi bất thường và gây ra các sự cố làm tôm ngạt, bệnh và có thể chết hàng loạt. Bên cạnh hiệu quả kinh tế phụ thuộc rất nhiều về cách quản lý trong quá trình nuôi tôm như cách thức cho ăn, dùng máy móc thiết bị, quan sát theo dõi diễn biến của các yếu tố lý, hoá...
Hiện nay mô hình nuôi tôm công nghiệp theo qui trình sử dụng thuốc, hoá chất không được người nuôi ở huyện Cầu Ngang - Trà Vinh tha thiết cho mấy, vì sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong ao nuôi không còn tốt cho các vụ sau. Việc nuôi tôm áp dụng theo qui trình sinh học hiện nay đang là một hướng đi mới của anh Hiền và bà con nông dân sẽ làm theo qui trình này.
Đỗ Quốc Phong Số lần xem trang : 16965 Nhập ngày : 01-10-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009) Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009) NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009) Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009) ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009) CHÚ Ý BỆNH SỌC LÁ HẠI BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|