ThS. ĐỖ THỊ LỢI Các nhà khoa học đã tạo thành công dòng ngô mới giàu vitamin A bằng phương pháp truyền thống. Giống ngô mới sẽ bù đắp sự thiếu hụt vitamin A của người dân nghèo các nước đang phát triển.
Theo tin trên Nature Genetics, 22/3/2010, các nhà nghiên cứu đã phát hiện các biến dị hiếm của gen crtRB1 và chỉ xuất hiện trên ngô trồng ở vùng nhiệt đới. Các biến thể này có lượng beta-carotene (nguồn chính để tổng hợp vitamin A) cao gấp 18 lần loại thường. Sử dụng phương pháp lai tạo tự nhiên, các nhà nghiên cứu đã đưa các biến thể này vào các dòng ngô nhiệt đới và để phát triển trồng đại trà ở các nước này.
Người dân nghèo ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nguồn lương thực rẻ như ngô chẳng hạn và loại ngô này không cung cấp đủ vitamin A. Ở Zambia, hơn nửa số trẻ em (53%) bị thiếu vitamin A và Tổ chức y tế thế giới dự tính có đến 500.000 trẻ trên thế giới sẽ bị mù hàng năm vì thiếu vi chất này và nửa trong số đó có thể chết vì các nguyên nhân liên quan trong năm.
HarvestPlus (HP), một chương trình nghiên cứu quốc tế nhằm giảm sự thiếu vi chất dinh dưỡng đã xây dựng mục tiêu ở mức đạt được 15mg beta-caroten/1g hạt, sẽ đủ để ngăn chặn sự thiếu hụt vitaminA ở những nước sử dụng ngô là lương thực chính như các nước cận Saharan châu Phi, Mỹ La tinh và Ấn Độ.
Theo Ts Jianbing Yan, Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT) Mehico cho biết loại gen mới này chiếm đến 57% mục tiêu của HP. Các nhà nghiên cứu của đại học Purdue, Mỹ đang cùng với các công ty của Zambia để sản xuất hạt giống ngô mới này cung cấp cho nông dân trồng vào năm 2012. Ý tưởng các nhà khoa học gắn với các công ty giống để phát triển và sản xuất giống thực sự tốt ở Zambia và mô hình này sẽ mở rộng đến các nước khác.
Mặc dù với các phương pháp công nghệ di truyền hiện đại, việc tăng mức beta-caroten ở ngô GM cũng đã thành công, nhưng còn phải mong đợi sự chấp nhận của nhiều nước châu Phi với các sản phẩm từ cây biến đổi gen. T.s Ingo Potrykus, chủ tịch Ủy ban Nhân đạo “lúa vàng”, đồng sáng chế giống lúa vàng có hàm lượng vitamin A cao cho rằng “Các nhà chọn giống lúa trên thế giới đã nỗ lực để tìm kiếm các biến dị tương tự như trên ở lúa nhưng không thành công”.
Số lần xem trang : 16935 Nhập ngày : 22-04-2010 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam TRỒNG CAM SÀNH CẢI TIẾN (Báo NNVN - Số ra ngày 30/6/2009) (23-07-2009) BA GIỐNG CỎ CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 29/6/2009) (23-07-2009) KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG TÔM LỘI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/5/2009) (23-07-2009) TĂNG KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI CHO MÃNG CẦU XIÊM (Báo NNVN - Số ra ngày 26/6/2009) (23-07-2009) Aerogel vỏ trấu - Mặt hàng công nghệ cao (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2009) (25-06-2009) TĂNG SỨC SỐNG CHO LỢN CON SAU CAI SỮA (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2009) (25-06-2009) DIỆT TRỪ NHỆN ĐỎ HẠI CAM QUÝT BẰNG VÒI PHUN ÁP LỰC (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2009) (25-06-2009) LỢI ÍCH CỦA KIẾN VÀNG VỚI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2009) (25-06-2009) Kỹ thuật nuôi cá chình và cá bống tượng trong bể xi măng (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2009) (25-06-2009) NUÔI TÔM QUẢNG CANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/6/2009) (25-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|