ThS. ĐỖ THỊ LỢI Vào những ngày cuối tuần hiện nay, hàng ngàn du khách ở trung tâm TP.HCM đổ xô về các vườn cây sinh thái ở khu vực xã Trung An, huyện Củ Chi (TP.HCM) để vui chơi giải trí đến hết ngày. Những vườn cây đủ loại, sai trĩu quả, tươi ngon bên mái nhà tranh yên bình… chính là lý do níu kéo bước chân lữ khách Sài thành...
MỘT VỐN, BỐN LỜI
Tìm về tới xã Trung An hỏi thăm đến các điểm vườn du lịch sinh thái miệt vườn, chúng tôi được người dân địa phương hướng dẫn nhiệt tình. Con đường dẫn vào khu vực tổ cây ăn trái xã Trung An, những ngày cuối tuần luôn tấp nập những đoàn du khách ra vào tham quan, vui chơi giải trí. Chúng tôi để ý, bên ngoài cổng nhà nào cũng treo bảng hiệu chào mời du khách ghé vườn cây, hay những biển báo vẽ mũi tên chỉ dẫn khách vào từng khu vườn trái khác nhau.
Theo chân đoàn khách ghé thăm vườn Hai Huệ, số 19/8, ấp An Hòa, Tổ 2, xã Trung An, chúng tôi được chứng kiến khu vườn chôm chôm (5.000 m2) xum xuê đang mùa trái rộ. Chủ vườn Nguyễn Ngọc Lan chạy ra tận cổng vui vẻ đón mời khách vào trong vườn nhà mình thưởng thức trái cây tươi ngon. Bà Lan tâm sự: “Gia đình tôi bắt đầu làm ghề vườn từ sau giải phóng, với 5 công vườn cho thu nhập bình quân khoảng 20 triệu đồng/tháng. Nhưng mấy năm nay đầu tư nâng cấp vườn làm du lịch sinh thái phục vụ du khách tham quan, thưởng thức trái cây tươi tại chỗ đã cho gia đình tôi thu nhập tăng lên gấp từ 4-5 lần trước đó…". Theo bà Lan, ngày thường khách ghé lai rai nhưng cuối tuần mỗi ngày gia đình bà đón khoảng 500 lượt khách, giá vé từ 35.000-50.000 đ/người (tuỳ theo mùa), khách vào vườn vui chơi cả ngày, tự hái trái ăn thỏa thích. Thường du khách hay đi từng nhóm nên các chủ vườn cũng sẵn sàng phục vụ luôn cả các món ăn nhậu tại vườn và cho mượn chiếu, ly, chén... nếu khách có nhu cầu.
Có lẽ không gì ấn tượng bằng khi đến khu vườn du lịch sinh thái của bà Tìa, ở số 28, tổ 2, ấp An Hòa, là một trong những khu vườn sinh thái đẹp nhất xã Trung An với diện tích khoảng 10.000 m2 trồng nhiều loại cây trái như chôm chôm, măng cụt, dâu, mận An Phước, xoài, mít, ổi không hạt... Vào buổi trưa hè, khách ghé vườn thưởng thức đủ các món trái cây, được đung đưa võng tre hóng mát và còn được nghe chủ vườn vui kể chuyện về thời đi mở đất trồng vườn cây… Theo lời bà Tìa kể, khoảng 5 năm trước, thấy vườn cây trái của nhà và bà con hàng xóm cứ rớt giá hoài, bà quyết định đầu tư nâng cấp vườn cây cho khang trang, tân trang lại đìa ao nuôi cá rồi tìm đón khách đến tham quan và chào bán trái cây… Chỉ đơn giản vậy thôi mà bà Tìa nông tri điền ngày xưa nay đã thành chủ vườn “thời đại”, theo cách gọi của bà con quanh xóm ấp.
Còn ông Nguyễn Văn Phích, chủ vườn ổi không hạt (5.000 m2), ấp An Hòa tự hào kể, tình cờ khi ông đến tham quan mô hình ổi không hạt của một chủ vườn người Đài Loan ở tỉnh Bình Phước về, ông mê quá ra vườn đốn hết mía để chuyển sang trồng 1.000 gốc ổi không hạt. Chẳng ngờ đến nay vườn ổi không hạt nhà ông Phích được du khách nước ngoài thường xuyên ghé tham quan thưởng thức khiến gia đình ông đang hái ra tiền "đô". Nhiều hộ dân cũng xác nhận hiệu quả từ những vườn cây sinh thái phục vụ du lịch, nhất là vào những ngày cuối tuần hay lễ, Tết cho nhà vườn ở đây thu nhập tăng gấp chục lần, so với các khu vườn thường.
NHÂN RỘNG MÔ HÌNH VƯỜN SINH THÁI
“Trong 2 năm qua, bình quân có khoảng 35.000 lượt khách đến tham quan vườn mỗi năm. Kết hợp giữa vườn và du lịch cho giá trị sản lượng trên 70 triệu đồng/ha. Trong đó chiếm 80% sản phẩm trái bán cho khách du lịch, 20% bán thương lái và thị trường”, ông Huỳnh Văn Huệ cho biết.
|
Qua nhiều năm trăn trở với vườn cây ăn trái, đến nay những người dân ở xã Trung An mới thực sự tìm ra được nguồn thị trường tiêu thụ đồ sộ chính ngay trên mảnh vườn của mình. Có chủ vườn cho hay, những năm trước các khu vườn trồng chôm chôm, mít tố nữ, sầu riêng, mãng cầu… của dân cứ đến mùa phải bán rẻ như cho, nhiều lúc để trái chín rụng thối cả gốc. Từ khi Tổ cây ăn trái xã Trung An được thành lập, các hộ dân cùng tích cực đầu tư nâng cấp vườn cây, xây dựng mô hình vườn cây sinh thái kiểu mẫu; đồng thời đi vào khai thác theo hướng phục vụ du lịch sinh thái. Nay, du khách tự tìm đến các khu vườn ở đây vừa mua ăn tại chỗ, vừa tay xách, nách mang đem về. Hơn nữa khách còn rất thích thú với thói quen vào dịp cuối tuần được nghỉ ngơi, ngắm cảnh miệt vườn. “Chiêu” độc này đã giúp các hộ dân xã Trung An năm nào cũng tiêu thụ hết 100% trái cây trong vườn với giá cao và lời bộn.
Trao đổi với PV NNVN, ông Huỳnh Văn Huệ, Tổ trưởng Tổ cây ăn trái, xã Trung An cho biết: Tổ đã thành lập được 2 năm (từ tháng 5/2008), từ 12 tổ viên ban đầu với 10 ha vườn, đến nay đã phát triển lên được 46 thành viên với diện tích cây ăn trái hàng năm đang thu hoạch khoảng 80 ha; trong đó có gần 32,5 ha vườn cây ăn trái theo mô hình sinh thái kiểu mẫu, tập trung tại tổ 1, 2, 8 ấp An Hoà và Bốn Phú gồm các loại cây chôm chôm, măng cụt, dâu, sầu riêng, mít, và các cây trồng khác... Các vườn cây bình quân trên 15 tuổi. Hiện nay, Tổ cây ăn trái xã Trung An đang đi vào hoạt động nề nếp và khai thác hiệu quả. Từ mô hình này thành công, những năm tới sẽ tiếp tục được nhân rộng trong toàn huyện.
MINH SÁNG Số lần xem trang : 16735 Nhập ngày : 11-11-2005 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam NÊN MỞ TOANG CỬA NHẬP KHẨU TĂCN? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) MÁY GẶT VÀ SUỐT LÚA CỦA NÔNG DÂN ĐBSCL: MỘT CHẶNG ĐƯỜNG DÀI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TÂY NGUYÊN: KHÔNG XỨNG TIỀM NĂNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) TỶ PHÚ CÁ HỒI (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (13-03-2009) BĂN KHOĂN VÙNG CHÈ LÂM ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (13-03-2009) NHÂN GIỐNG THÀNH CÔNG NHIỀU LOẠI THỦY SẢN MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) Bảo tồn và phát triển cây trồng, vật nuôi bản địa gắn với du lịch sinh thái (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) GÀ ĐẺ CẦN ĂN BÍ ĐỎ VÀ UỐNG NƯỚC TRÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) PHÒNG TRỊ BỆNH CÁ BỐNG TƯỢNG (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) BỆNH LỢN NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|