Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 26
Toàn hệ thống 622
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt động vật ngoài những gia súc truyền thống, nhiều hộ dân ở các huyện ngoại thành (TP.HCM) đang rộ lên phong trào nuôi con đặc sản (thỏ, ếch, nhím, cá sấu…) để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. Nghề này có thể giúp người dân thu lãi lớn nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro...

 

NUÔI THỎ LO NGAY NGÁY

Xã Tân Nhựt - huyện Bình Chánh vốn là xã nghèo, thuần nông chuyên trồng lúa và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Vào năm 2005, khi “dính” phải dịch cúm gia cầm bùng phát trên diện rộng, HND xã đã phát động phong trào nuôi thỏ trên địa bàn nhằm hỗ trợ cho các hộ dân “vượt khó” qua cơn đại dịch lao đao với gà, vịt. Mô hình nuôi thỏ được các hộ chăn nuôi rất khoái bởi đặc thù vốn đầu tư ít, sinh sản nhiều, thời gian thu hoạch ngắn, dễ nuôi…lại tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương.

Tuy nhiên, do đa số các hộ nuôi chỉ với quy mô nhỏ lẻ, rất khó tiêu thụ, vì khi người nuôi cần bán thì không có người mua, còn khi có người mua thì lại không có thỏ bán. Do vậy, đến nay nhiều hộ nuôi đang có dấu hiệu chán nản, không còn thiết tha với con thỏ nữa, ngay cả một số người nuôi thỏ thành công nhưng nay cũng đang muốn tìm con vật khác để thay thế.

Đến thăm mô hình chăn nuôi của gia đình ông Trần Dễ Giải (ấp 2 - xã Tân Nhựt), là hộ duy nhất vẫn còn giữ nghề nuôi thỏ ở địa phương với quy mô lượng lớn. Tuy nhiên, hiện thỏ cũng đã xuất chuồng hết và chủ hộ đang phơi chuồng trại để chuyển đổi nghề nuôi. Gặp chúng tôi, ông Giải tâm sự: “Những tưởng theo nghề nuôi thỏ sẽ thoát nạn lao đao sau dịch cúm gia cầm, nào ngờ cũng bấp bênh lắm nên xuất hết đợt thỏ này gia đình tôi đang tính chuyển đổi sang nuôi con vật khác”.

Gia đình ông Giải gắn bó với nghề nuôi thỏ cả chục năm nay, đầu tư phát triển chuồng trại nuôi với quy mô lớn khoảng 600 con/lứa. Theo ông Giải, nuôi thỏ rất phù hợp với điều kiện của nhà nông, có thể tận dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp như rau, cỏ, củ... Hơn nữa, giống thỏ rất mắn đẻ, khoảng 6-7 lứa/năm, với mỗi lứa ít nhất cũng phải từ 6-8 con. Vậy nhưng, nếu các hộ chăn nuôi không kỹ, thỏ rất dễ bị bệnh tụ huyết trùng, bệnh ghẻ, hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp… khó chữa trị. Thực tế trong xã có nhiều hộ nuôi đã gặp tình trạng phải chứng kiến đàn thỏ chết đột ngột, chết sạch cả chuồng cũng bó tay.

Nhiều hộ nuôi thỏ có thâm niên trên địa bàn huyện Bình Chánh cho hay, nuôi thỏ khó đã đành, nhưng điều khiến bà con nông dân băn khoăn nhất vẫn là vấn đề giá cả, thị trường đầu ra. Nông dân Nguyễn Văn Sơn, ấp 1, xã Tân Nhựt là một trong những hộ đã sớm phải giải nghệ nghề nuôi thỏ chia sẻ: “Nuôi thỏ kẹt nhất là đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh. Thịt thỏ được xem là món ăn đặc sản nên chủ yếu tiêu thụ cho các nhà hàng, quán ăn lớn do vậy người chăn nuôi khi có nhu cầu không thể tìm mối bán dễ như gà, vịt ngoài chợ được”.

Giá thỏ giống hiện lên tới 150.000 đ/con (khoảng 3 kg), trong khi giá thịt thỏ thương phẩm bán ra cũng chỉ được 30.000-40.000 đ/kg thịt. Do vậy, người nuôi chỉ lấy công làm lãi nên quy mô nuôi số lượng đàn cứ giảm dần.

NUÔI CÁ SẤU, ẾCH, NHÍM, HEO RỪNG CŨNG RỦI RO

Không chỉ riêng mô hình nuôi thỏ phải đối mặt với nhiều rủi ro mà đến nay nhiều hộ dân nuôi cá sấu, ếch, heo rừng cũng đang trong tình trạng muốn giải nghệ nghề nuôi. Gia đình bà Phùng Thị Kim Hoàng, ấp 4, xã Tân Nhựt đang đầu tư nuôi 600 con cá sấu, 3.000 con ếch và 8 con heo rừng, đến nay trước biến động của thị trường đầu ra, giá cả bấp bênh khiến gia đình bà cũng đau đầu.

Dẫn chúng tôi thăm trại nuôi, bà Hoàng than vãn: “Do cá sấu còn nhỏ mới khoảng hơn 1 kg/con nên rất khó nuôi, từ ngày mua về đến nay đã bị chết gần 100 con. Còn ếch cũng vậy, nay đã hao hụt mất khoảng 1.000 con vì chúng bệnh gan, bệnh vẹo đầu không sống nổi. Chỉ có đàn heo rừng vẫn khỏe nhưng nuôi cũng chẳng biết lãi lời được nhiêu?”.

Theo tính toán của bà Hoàng, hiện thịt các sấu giá ngoài thị trường khoảng 200.000 đ/kg. Tuy nhiên, 3 năm nữa đàn cá sấu này mới xuất chuồng được, chắc ráng lắm lúc đó chỉ còn được khoảng 80%, không biết thời điểm đó giả cả thế nào. Còn riêng số ếch chỉ tiêu thụ ngon nhất vào tháng 2, còn tháng 9, 10 ếch đồng nhiều khiến giá cả sẽ rẻ hơn, người nuôi khó kiếm lời.

“Ông Võ Văn Huệ, Phó chủ tịch HND xã Tân Nhựt thừa nhận: Cái khó của nghề nuôi những con đặc sản là không tìm được đầu ra ổn định. Nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Để giúp nông dân tháo gỡ khó khăn, xã Tân Nhựt đang lập kế hoạch tổ chức nhiều buổi tập huấn, tham quan mô hình về cây trồng vật nuôi mới, khuyến khích nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất khác có hiệu quả kinh tế cao hơn…”.

Ông Hoàng Văn Nghiêm, chủ một trang trại heo rừng ở phường Trường Thạnh, quận 9 cũng cho hay: “Trước kia tui đầu tư nuôi heo rừng cả tỷ bạc nhưng giờ đành thua lỗ, hàng bán ra không chạy. Sắp tới có ý định đầu tư nuôi nhím, nhưng xem chừng cũng bấp bênh lắm. Chuồng trại, chăm sóc thì tương đối đơn giản, nhưng con giống đắt đỏ quá, rủi ro rất nhiều so với heo rừng hay các con khác”.

Hiện, tình trạng nuôi nhiều loại thú quý hiếm, là món đặc sản như nhím, heo rừng tự phát tràn lan ở các tỉnh thành phía Nam như TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An... Tuy nhiên, với số vốn ban đầu bỏ ra khá cao, người dân rất dễ gặp rủi ro khi chưa được trang bị kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, phòng chữa bệnh. Theo các chuyên gia, nhím là loài động vật dễ nuôi nhưng không hẳn là không mắc bệnh, đặc biệt là khi nuôi với số lượng lớn, đại trà nhím cũng dễ nhiễm dịch như một số vật nuôi thông thường khác.

Đã có một thời giống ba ba, cá sấu, heo rừng... lên cơn sốt giá, người dân đổ xô đi lùng mua khiến giống không có cung cấp, một số nhà hàng trong tình trạng “đói” thịt dù đặt mua với giá cao. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi con giống đã bão hòa, giá thịt ba ba, heo rừng, trăn rắn... lại rẻ bằng 1/2, 1/3 so với thời điểm sốt giá, khiến nhiều hộ nông dân lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần.

Trao đổi với PV NNVN, ông Trần Ngọc Dung - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Nhựt cho biết: “Thời điểm năm 2007-2009, phong trào nuôi thỏ tại xã Tân Nhựt rất mạnh, toàn xã có hơn 20 hộ nuôi quy mô lớn (từ 60 con trở lên), tập trung ở ấp 2, ấp 6, còn nuôi nhỏ lẻ thì hầu như nhà nào cũng có. Vậy nhưng, đến thời điểm này hầu hết các hộ nuôi thỏ với quy mô lớn đã bỏ nghề nuôi, chỉ còn một hộ nuôi với số lượng vài chục con".

MINH SÁNG

Số lần xem trang : 16921
Nhập ngày : 02-03-2011
Điều chỉnh lần cuối : 02-03-2011

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007