ThS. ĐỖ THỊ LỢI Vào vụ tôm (vụ 1) chưa được bao lâu, nhiều hộ nuôi tôm ở vùng Hạ Long An đã lại phải méo mặt khi tôm chết hàng loạt.
Trong những huyện nuôi tôm ở vùng Hạ, Cần Đước là nơi bị dịch bệnh nặng nề nhất, tập trung chủ yếu ở xã Tân Chánh. Ông Dương Ngọc Hùng, cán bộ nông nghiệp xã Tân Chánh cho biết, thống kê tới ngày 7/3, đã có khoảng 270-280 ha tôm bị bệnh, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, chiếm khoảng 40% diện tích tôm đã thả nuôi trên toàn xã. Theo nhận định ban đầu của ông Hùng, tôm chết trong đợt này có nguyên nhân chính do thời tiết khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá lớn. Quãng thời gian từ đầu tháng 1 đến đầu tháng 2, có nhiều hôm, nhiệt độ ban đêm chỉ còn 19-20oC, còn nhiệt độ ban ngày tới 31-32oC.
Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn này đã khiến tôm bị sốc, chết nhiều. Hộ nào tôm chết sớm thì thiệt hại còn đỡ. Những hộ đã nuôi tôm với thời gian trên dưới 1 tháng thì thiệt hại càng lớn vì đã bỏ ra nhiều tiền bạc để mua thức ăn nuôi tôm. Thậm chí, có những hộ thả đi thả lại, tôm đều chết sớm vì dịch bệnh. Chẳng hạn, hộ ông Trần Văn Sang ở ấp Đông Nhì, có 6.500 m2 ao nuôi tôm thẻ. Đợt thả tôm đầu tiên, mới nuôi chưa đầy 20 ngày tuổi, tôm đã chết hàng loạt, ông Sang đã phải tháo hết nước ra, bỏ tôm chết đi rồi mua tôm giống thả lại. Lần nuôi sau mới được 22 ngày, tôm lại chết như ngả rạ, ông Sang lại phải tháo hết nước ra, bắt những con tôm còn sống đi bán hòng gỡ gạc được chút nào hay chút ấy. Tổng cộng qua 2 đợt thả tôm, ông Sang mất trắng vài chục triệu đồng. Những hộ bị thiệt hại cỡ như ông Sang cũng không ít.
Theo Trạm Khuyến ngư vùng Hạ (Chi cục Thủy sản Long An), đến nay, cả 4 huyện vùng hạ ở Long An là Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc đều đã có diện tích tôm bị thiệt hại do dịch bệnh, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Tôm chết chủ yếu do bệnh đốm trắng. Ngoài ra còn có một số bệnh khác như đỏ thân, Taura… Bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, cán bộ Trạm Khuyến ngư vùng Hạ, cho rằng, nguyên nhân khiến dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng bùng phát ở vùng Hạ Long An, nhất là ở xã Tân Chánh, trước hết là do phần lớn các ao nuôi tôm ở đây chưa sẵn sàng cho việc nuôi tôm loại tôm này. Cụ thể ở Tân Chánh vẫn chưa có quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ. Nuôi tôm thẻ cần phải làm những ao bán công nghiệp, có vải bạt lót đáy ao, lót bờ ao… Nhưng phần lớn các ao nuôi tôm ở Tân Chánh là dạng quảng canh, bờ đất, đáy ao vẫn đầy bùn… Không những thế, nhiều ao có hiện tượng rò rỉ nước sang ao khác hay ra môi trường bên ngoài. Những ao nuôi như thế không chỉ làm cho tôm dễ bị phát sinh dịch bệnh mà khả năng lây lan dịch bệnh từ ao này sang ao khác là rất lớn.
Ý thức kém của người nuôi tôm cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến dịch bệnh bùng phát ở Tân Chánh. Năm ngoái, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Tân Chánh còn ít, mới chỉ chiếm 20% tổng diện tích tôm toàn xã. Các hộ nuôi chỉ thả thưa để thăm dò. Nào ngờ tôm trúng mùa, được giá (50.000 đ/kg với loại 100 con/kg), dân nuôi tôm thẻ trúng đậm. Thừa thắng xông lên, trong vụ 1 này, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm tới 80% tổng diện tích đã thả nuôi toàn xã, đẩy tôm sú từ vị trí chủ lực xuống hàng thứ yếu (chỉ còn chiếm 20%).
Giá tôm thẻ chân trắng hồi cuối năm ngoái và đầu năm nay tiếp tục ở mức rất hấp dẫn (hiện tại khoảng 80.000 đ/kg đối với tôm loại 100 con/kg, cao hơn năm ngoái tới 30.000 đ/kg), do đó, nhiều hộ nông dân đã vội vã đi mua cả những con tôm giống kích cỡ còn quá nhỏ, sức chịu đựng còn yếu để thả xuống ao. Phần lớn các hộ lại thả với mật độ quá dày, tới 70-80 con/m2, trong khi mật độ chuẩn chỉ từ 40-50 con/m2. Giữa 2 đợt nuôi, thời gian cần thiết để phơi và cả tạo môi trường ao nuôi trước khi cho nước vào là 2 tuần. Thế nhưng, do quá sốt ruột, nhiều hộ chỉ phơi ao chừng vài ba ngày là đã vội vã cho nước vào vả thả tôm giống xuống. Bên cạnh đó, việc phần lớn hộ nuôi tôm chưa có ao lắng, thời tiết khắc nghiệt… cũng là những nguyên nhân khiến cho tôm thẻ bị bệnh và chết hàng loạt ở Tân Chánh.
Thực tế cho thấy những hộ nào chấp hành tốt các khuyến cáo của ngành nông nghiệp về chuẩn bị ao nuôi, thời vụ thả nuôi, con giống…, gần như đều đang thoát khỏi dịch bệnh. Chẳng hạn, ở ao nuôi 5.000 m2 của ông Bảy Bé ở ấp Đông Nhì, do đã lót vải bạt kỹ càng xung quanh ao, thả tôm giống đúng kích cỡ quy định với mật độ vừa phải (hơn 30 con/m2) và nhất là đã luân canh một vụ lúa trước khi thả nuôi tôm đợt 1…, nên hiện tại, trong khi phần lớn các ao xung quanh đều đã bùng phát dịch bệnh, phải tháo nước, bỏ tôm, phơi đáy ao, thì ao cũa ông Bảy Bé vẫn đang “bình an vô sự”. Ông Bảy Bé thổ lộ: “May mà hồi cuối năm ngoái, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, tôi trồng một vụ lúa trên nền đất ao. Nếu không, sẵn ao đang bỏ trống mà đua theo người ta để thả tôm giống khi đã có nước mặn nhưng thời tiết lại chưa thuận lợi, thì giờ này chắc cũng đã tiêu rồi. Tuy nhiên, do phần lớn các ao xung quanh đều đã dính bệnh nên tôi cũng lo lắm, phải theo dõi thường xuyên để sẵn sàng xử lý kịp thời nếu thấy dấu hiệu bất thường. Ao tôm của tôi hiện đã được 20 ngày tuổi. Nếu trụ thêm được 1 tháng nữa, chắc chắn tôi sẽ thu lãi được vài chục triệu đồng”.
THANH SƠN Số lần xem trang : 16755 Nhập ngày : 09-03-2011 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|