Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 605
Toàn hệ thống 1138
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Việc hướng nông dân làm theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là hết sức bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.

Dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” (FAPQDC) do Tổ chức CIDA tài trợ tại VN (cho lĩnh vực chăn nuôi, rau, trái cây) phần nào đang thể hiện rõ nỗ lực thay đổi này. PV NNVN đã có chuyến đi thực tế tại một số vùng dự án triển khai để phản ánh quyết tâm của những nông dân tiên phong trong SX nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học…

Theo Ban quản lý FAPQDC, dự án thí điểm xây dựng ngành hàng thịt heo SX nông nghiệp tốt theo chuỗi, từ trang trại cho đến giết mổ, bày bán đang diễn ra rất thuận lợi tại TP HCM.

Chăn nuôi chuyên nghiệp

Hiện tại đã có 8 trang trại tham gia dự án này và đều nằm trong HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong. Tại trang trại heo Gia Phát (huyện Củ Chi, TP HCM) của anh Trần Quốc Thắng, chúng tôi đã được tham quan để tận mắt chứng kiến đàn heo lớn lên đến 600 heo nái và 2.000 heo thịt được nuôi hoàn toàn trong chuồng lạnh. Sau khi dạo một vòng, nhiều người trong đoàn nói vui: “Heo của anh Thắng còn sướng hơn… người vì cả "quãng đời" từ nhỏ đến lớn được chủ mở điều hòa mát rượi”.

Mặc dù đầu tư ban đầu khá lớn, nhưng do chăn nuôi chuyên nghiệp nên anh Thắng khẳng định hệ thống chuồng lạnh sinh lời rất lớn. Trung bình giảm được 5% chi phí nuôi (nhân công, thức ăn, thuốc thú y…) và tăng thêm 5% sản lượng thịt mỗi vụ.


Heo được nuôi trong phòng gắn điều hòa, uống nước lọc và thức ăn sạch

Trên đà phát triển này, năm 2011 anh Thắng bỏ ra 2,5 tỷ đồng để nhập 54 con heo nái chất lượng cao từ Mỹ và Canada về để nâng cao khả năng cung cấp giống cho trại và thị trường TP HCM. Mỗi đầu heo trong trại của anh Thắng đều có mã số tai để quy định dấu hiệu nhận biết, sản phẩm con giống xuất ra thị trường đều có thẻ tai nhựa được quy định bởi Chi cục Thú y làm cơ sở để truy tìm nguồn gốc sản phẩm.

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm, anh Thắng khẳng định: Việc nâng cao ý thức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh xâm nhập là rất quan trọng. Có những việc đơn giản mà trước đây trại không lưu ý như việc để cho phương tiện vận chuyển cám hoặc heo bên ngoài vào tận trong khu vực chăn nuôi; không có hố khử trùng, bố trí chuồng trại, đường đi nội bộ không hợp lý, đan xen nhau… thì giờ đã được khắc phục triệt để. Việc xử lý chất thải, nước thải cũng được thực hiện tốt, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, tận dụng khí biogas để chạy máy phát điện.

Đặc biệt, cuối năm 2011, thông qua dự án FAPQDC, anh Thắng đã nâng cấp hệ thống xử lý hệ thống chất thải hầm biogas rộng gần 500 m2 (cung cấp tới 30% điện năng cho toàn trang trại), xây dựng khu nhà tắm, nhà vệ sinh, xây dựng riêng phòng thay quần áo cho công nhân và khách tham quan, trang bị mới hệ thống bảo hộ lao động cho công nhân nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho khu trại.

Anh Thắng cũng cho biết, để có thể giữ vững trại heo trước sự đe dọa của dịch bệnh, trại đã tiến hành xét nghiệm nghiêm túc tất cả các loại bệnh như LMLM, dịch tả heo, xảy thai truyền nhiễm, tai xanh để từ đó sử dụng vacxin phù hợp và hiệu quả nhất. Đặc biệt, trại Gia Phát cũng như các thành viên trong HTX Tiên Phong đã chủ động sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho việc sử dụng kháng sinh và làm tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Ngoài ra, vài tháng gần đây có thông tin một số hộ chăn nuôi dùng chất tạo nạc khiến giá heo sụt giảm, anh Thắng đã chủ động yêu cầu tất cả các công ty cung cấp TĂCN cho trại phải lấy mẫu đi xét nghiệm và gửi kết quả an toàn tuyệt đối với chất cấm thì mới nhập mua. Chính vì thế, dù Chi cục Thú y TP HCM đã nhiều lần đột xuất lấy mẫu thức ăn, mẫu thịt khi HTX đưa heo về giết mổ tại các lò mổ, nhưng kết quả 100% không phát hiện có chất kích thích tăng trọng. Đây cũng là yếu tố giúp giá thịt heo của trại luôn cao hơn trung bình từ 4 - 5 triệu đồng/tấn và được các siêu thị, tập đoàn, công ty lớn đặt mua với số lượng lớn.

HTX kiểu mẫu

Cùng với trại Gia Phát, 7 trại chăn nuôi khác nằm trong HTX Tiên Phong cũng được dự án hỗ trợ tích cực nhằm cải thiện hệ thống chuồng trại theo hướng khép kín, an toàn vệ sinh, quy trình quản lý nghiêm ngặt, con giống tốt, sạch bệnh, TĂCN đảm bảo chất lượng…


Hầm biogas khổng lồ, dài tới 80m tại trại Gia Phát cung cấp 30% điện năng cho toàn trại

Theo ông Nguyễn Hữu Chí - Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong, HTX được thành lập vào năm 2007, là mô hình HTX kiểu mẫu tại TP HCM. Hiện HTX có 12 thành viên phân bổ tại nhiều xã của huyện Củ Chi như: An Phú, Phú Mỹ Hưng, Thái Mỹ, Nhuận Đức, Tân Thạnh Đông, Phước Vĩnh An… với quy mô sản xuất trong toàn HTX là 3.000 con heo nái sinh sản và trên 10.000 con heo thịt.

Theo BQL FAPQDC, dự án đã đẩy mạnh việc hướng dẫn kỹ thuật, giám sát việc thực hành SX, hỗ trợ một phần kinh phí để giúp các trang trại chăn nuôi, giết mổ nâng cấp cơ sở vật chất, chuồng trại, điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao phòng chống dịch bệnh, đảm bảo chăn nuôi an toàn.
Hàng tháng HTX cung cấp cho thị trường bình quân 450 - 470 con heo thịt tương đương 45 - 47 tấn thịt. Đặc biệt, sau 4 năm (2007 - 2011) xây dựng vùng chăn nuôi, toàn bộ các trại thành viên của HTX như trại Chí Trung, Thống Nhất, Gia Phát, Võ Thanh Phong, Bến Nghé, Hồ Cẩm Liên, Lâm Xuân Lai, Bến Dược, Sinh học BioPig, Tiến Phát… đều được Cục Thú y cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.

Trong nhiều đợt dịch (đặc biệt là dịch tai xanh), HTX nhờ thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học nên đã vượt qua sóng gió một cách an toàn, cung cấp một lượng lớn thịt an toàn và giống chất lượng cao cho TP HCM và các tỉnh phía Nam.

 

Dự án FAPQDC đã tổ chức các khóa đào tạo thanh, kiểm tra, lấy mẫu cho các cán bộ của Sở NN-PTNT, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS, cán bộ kỹ thuật của các trang trại… Đồng thời hỗ trợ các trang trại tham gia hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm, làm truyền thông, tờ rơi, panô, áp phích quảng bá sản phẩm. Sau đó, tùy theo năng lực của từng mô hình thí điểm, dự án sẽ hỗ trợ để các trang trại được cấp giấy chứng nhận VietGap. Các cách thức đào tạo như trên do chuyên gia Canada chuyển giao, áp dụng theo kinh nghiệm và cách thức quản lý VSATTP tại Canada.

MINH SÁNG – BÙI NGUYỄN

Số lần xem trang : 17874
Nhập ngày : 03-05-2012
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CHÚ Ý BỆNH SỌC LÁ HẠI BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007