TS. Hoàng Kim
BA ĐẶC KHU LIỆU CÓ ĐỘT PHÁ? Hoàng Kim: theo tôi là KHÔNG. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi giải trí… Do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là câu chuyện khác. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cơm ngon của người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất. Toàn văn thông tin bài viết tại đây hoặc/ và xem tiếp tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/2018/06/09/ba-dac-khu-lieu-co-dot-pha/
BA ĐẶC KHU LIỆU CÓ ĐỘT PHÁ?
Bình minh Yên Tử, bài và ảnh Hoàng Kim
Chính phủ Việt Nam chính thức lùi thời gian trình dự án Luật Đặc khu. Theo Thông báo của Văn phòng Chính phủ (Chinhphu.vn) thứ bảy 09/06/2018 02:44 về Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt: ” Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện. Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đã được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn. Dự án Luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. Tại kỳ họp này, sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.”
Thông báo của Văn phòng Chính phủ đã cho thấy thế nước lòng dân ý Đảng và thể chế dân chủ đã đạt được một bước phát triển mới. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định lùi thời gian trình dự án Luật Đặc khu để tỉnh táo, sáng suốt nghiên cứu hoàn thiện nhằm không rơi vào những nguy cơ tiềm ẩn và thảm họa khi đưa ra quyết sách sai lầm.
BÀN VỀ LUẬT ĐẦU TƯ ĐẶC KHU
“Con người nào làm ra văn hóa ấy…” cụ Nguyên Ngọc đã cảnh báo sớm những khác biệt và biến thái trong định hướng đầu tư phụ thuộc vào con người và tầm văn hóa.
Trung Quốc nhiều năm nay tập trung đầu tư vùng đặc khu kinh tế trực thuộc trung ương: Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”
Bàn về việc lựa chọn địa điểm và nhóm ngành nghề ưu đãi đầu tư của Việt Nam vào Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, giáo sư tiến sĩ Trần Văn Thọ thẳng thắn: “Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi – giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài”. ” Ba câu hỏi cần trả lời. Cho đến nay nhiều chuyên gia kinh tế, luật sư và một số đại biểu Quốc hội đã nêu nghi vấn về tác động kinh tế của ba đặc khu dự kiến và sự lo ngại về an ninh quốc gia khi cho phép người nước ngoài thuê đất lâu dài. Tôi chia sẻ với nhiều nghi vấn và lo ngại này và muốn phân tích thêm từ vài khía cạnh khác. Để đánh giá khách quan, trước hết cần đặt ra 3 câu hỏi. (1) Nhu cầu phát triển sắp tới của đất nước là gì? Các đặc khu có đáp ứng được các nhu cầu đó không? (2) Nền kinh tế đã phụ thuộc vào tư bản nước ngoài rất nhiều rồi, giai đoạn tới phải vừa nuôi dưỡng, khuyến khích tư bản dân tộc phát triển vừa chọn lựa những nhà đầu tư nước ngoài thật sự cần thiết ở những lãnh vực trong nước chưa đủ năng lực. Ngoại lực đó phải có sức lan tỏa giúp cho nội lực ngày càng mạnh. Các đặc khu đã được thiết kế để đáp ứng yêu cầu này chưa? (3) Những tập đoàn, công ty nước ngoài nổi tiếng có công nghệ cao, có nguồn lực và văn hóa kinh doanh tiên tiến mà chúng ta cần họ đến đầu tư đang đánh giá Việt Nam như thế nào? Họ mong Việt Nam tạo môi trường như thế nào để họ mang các dự án chất lượng cao đến và các đặc khu kinh tế có hy vọng đáp ứng các yêu cầu đó không?”.
Rõ ràng câu hỏi đã được đặt ra là xác định vùng đặc khu kinh tế “VÙNG CÓ TÍNH ĐỘT PHÁ , CÓ SỨC LAN TỎA LỚN?” và luật đầu tư, giải pháp phát triển thích hợp bền vững cho vùng đó. Xiết chặt luật đầu tư đặc khu là thiết thực, quan trọng và rất cần thiết. Không thể và không nên sai lầm trong quyết sách sinh tử này. Một số thông tin phản biện do các chuyên gia trao đổi , chúng tôi đã ghi lại ở cuối bài “Các thầy không phải tranh cãi nhau”. Đọc lại và suy ngẫm Thông báo kết luận của Bộ Chính trị xây dựng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) số 21 TB/TW ngày 22.3. 2017, và Luật đơn vị Hành chính Đặc biệt 2017 Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc https://thuvienphapluat.vn/…/luat-don-vi-hanh-chinh-kinh-te…. với kết luận mới nhất của Thủ tướng Chính phủ qua thông báo của Văn phòng Chính phủ hôm nay (9.6.2018) : “Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.”
Việt Nam may mắn lần này đã chưa lặp lại bài học lịch sử “Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa” của triều đình Đại Nam nhà Nguyễn ký kết với Pháp hòa ước Nhâm Tuất cắt nhường 3 tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp để trả chiến phí và “giữ để hòa”. Ngày 5 tháng 6 năm 1862 là ngày hòa ước Nhâm Tuất ‘cắt đất’ để sau đó triều Nguyễn buộc sửa sai bằng cách xin chuộc lại 3 tỉnh Đông Nam Kỳ để tránh trọng tội trước nhân dân và lịch sử muôn đời. Thế nhưng sau đó triều Nguyễn đã buộc phải mất luôn ‘Lục tỉnh Nam kỳ’ nhượng địa và sau đó là mất toàn bộ nước Đại Nam bị Pháp “bảo hộ”, trước tham vọng tìm kiếm thuộc địa của tư bản phương Tây và tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng, tìm kiếm nguồn lợi từ Việt Nam của nước Pháp thực dân. Dân tộc Việt Nam suốt ba mươi năm 1945 -1975 đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Đó là bài học lịch sử rất gần và thật thấm thía.
Người dân lần này tuy chưa thể nhân diện rõ hơn những khuôn mặt thời cuộc vì chưa “bấm nút’ và toàn dân chưa có cơ hội được biết công khai theo luật định ‘ai là ai” : những đại biểu nào tán thành thông qua, những đại biểu nào bỏ phiếu trắng, những đại biểu nào không đồng ý thông qua. Dẫu vậy thật may mắn là sự cảnh báo công khai hiểm họa tiềm ẩn và sự nhận diện con người ‘ai là ai’ đã được rõ hơn. Đó là bước tiến mới cũng cố thế Nước và lòng tin của Dân tốt hơn.
VÙNG KINH TẾ CÓ TÍNH ĐỘT PHÁ?
Nhân thức về “vùng đặc khu kinh tế có tính đột phá có sức lan tỏa lớn” quan hệ rất mật thiết với thế nước và lòng dân, minh quân và hiền tài, tâm đức và tầm nhìn, tài năng và quy tụ, sự đánh giá hiện trang, phân tích SWOT của từng địa điểm cụ thể
Thật thấm thía với phản biện của Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Thọ là “Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi giải trí… và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài” .
Vùng kinh tế có tính đột phá cần ưu tiên đầu tư cho nơi hội tụ lao động, việc làm, hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội. Tôi thao thức với ba câu hỏi:
(1) Chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam khẩn thiết nên đầu tư ưu tiên PHÁT TRIỂN NỘI LỰC cho vùng miền và nhóm ngành thích hợp nào? Định hướng đầu tư của Chính phủ và luật đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm?
Hiện nay hơn 40% lao động còn làm việc trong nông nghiệp với năng suất thấp. Mặt khác, khu vực cá thể, hộ gia đình (cũng năng suất thấp) còn chiếm hơn 30% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Do đó chiến lược sắp tới phải thúc đẩy phát triển kết nối nông lâm thủy sản và công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại (chú trọng giống tốt năng suất và chất lượng, thương hiệu vượt trội, kỹ thuật thâm canh, quy trình sản xuất tiên tiến VIETGAP, công nghệ mới và tăng quy mô nhà máy, cơ sở sản xuất) để thu hút lao động dư thừa và lao động cá thể, thực hiện phát triển vừa bao trùm vừa với tốc độ cao.
Sáu vùng công nghiệp tại Việt Nam đã được quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2020: Vùng 1 gồm 14 tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái tập trung phát triển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến; Vùng 2 gồm 14 tỉnh, thành Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, được định hướng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giày phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; Vùng 3 gồm 10 tỉnh, thành Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giày, ngành điện tử và công nghệ thông tin; Vùng 4 gồm 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tập trung phát triển thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản; Vùng 5 gồm 8 tỉnh, thành Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh) tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giày chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao; Vùng 6 gồm 13 tỉnh, thành An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu.
(2) Quy hoạch phát triển nông công nghiệp thực phẩm, cụm đô thị liên hợp, giao thông du lịch văn hóa ẩm thực Việt Nam làm đòn bẩy phát triển kinh tế như thế nào?.
Lao động Nông nghiệp Việt Nam hiện có trên 22 triệu người chủ yếu tập trung ở nông thôn khoảng 69 %, khu vực thành thị khoảng 31 %. Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng sự biến tiềm năng đó thành hiện thực, làm động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn và sản phẩm có thương hiệu và khả năng cạnh tranh còn rất hạn chế. Hệ thống ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản Việt Nam đang đào tạo chính trong 9 nhóm ngành nghề nông lâm ngư nghiệp thủy sản gồm: 1. Ngành Trồng trọt: 2. Ngành chăn nuôi: 3. Ngành Nông học: 4. Ngành Bảo vệ thực vật; 5. Ngành lâm nghiệp 6. Ngành Nông lâm kết hợp 7. Ngành Nuôi trồng thủy sản: 8. Ngành Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên: 9. Ngành Quản lí đất đai; Việc chuyển đổi tầm nhìn và đầu tư sâu vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp sinh thái và những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như công nghệ phần mềm, tài chánh,…để tận dụng tốt hơn các lợi thế thiên nhiên và di sản văn hóa phát triển dịch vụ du lịch.là rất cần thiết. Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp nằm trong các nhóm ngành có thu nhập không cao, nhưng mỗi năm Việt Nam cả nước cần cung cấp ổn đinh trên 1 triệu lao động cho các nhóm ngành chính: Nông nghiệp 58.000 – 60.000 người/năm, Lâm nghiệp 8.000 – 10.000 người/năm, thủy lợi 7.000 – 9.000 người/năm; thủy sản 8.000 – 8.500 người/năm. Nông nghiệp Việt Nam cần kết nối mạnh mẽ hơn với Du lịch sinh thái giáo dục lịch sử văn hóa. Việt Nam có ba vùng du lịch sinh thái trọng điểm: Vùng du lịch Bắc bộ, Vùng du lịch Trung bộ, Vùng du lịch Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Vùng du lịch Bắc bộ lấy Hà Nội làm trung tâm với trục động lực là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Vùng du lịch Trung bộ lấy Huế và Đà Nẵng làm trung tâm và trục động lực là Quảng Bình – Quảng Trị – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi . Vùng du lịch Nam bộ Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung lấy trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, với các trục động lực là thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hà Tiên – Phú Quốc với TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Phan Thiết – Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang- Buôn Me Thuột – Kon Tum.
(3) Đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam cần làm gì để vượt qua giai đoạn lắp ráp, gia công. Nhóm giải pháp chính để đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia cao hơn vào mạng lưới cung ứng toàn cầu hoặc khu vực?
Cơ cấu thành phần của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Tổng tỷ trọng đầu tư nước ngoài ở hai khu vực này chiếm khoảng 77% và 67% tổng số vốn đăng ký. Vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp mặc dù nhà nước Việt Nam rất khuyến khích nhưng chỉ chiếm hầu như không đáng kể. Ngành chế biến chế tạo dù đạt mức cao nhất về số dự án nhưng không chiếm giá trị cao nhất về giá trị vốn đăng ký trên một dự án. Lĩnh vực xây dựng và bất động sản hiện xếp thứ nhất về giá trị vốn đầu tư nước ngoài đăng ký dự án vào ngành du lịch.
SUY NGẪM TỪ NÚI XANH THÁI SƠN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và “Những Suy tư từ sông Dương Tử“ góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Tư tưởng và đường lối chính trị của vị lãnh tụ này hiện còn là điều bí ẩn. Thế giới chỉ có thể suy đoán và hiểu người qua việc làm và dư luận. Năm năm qua (2012-2017) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh giá là đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đang tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 trên cương vị Tổng bí thư trong 5 năm, từ 2017-2022.
Peter Martin và David Cohen có bài viết : “ Mao and Forever: Xi Jinping’s Authoritarian Reforms” (Những cải cách độc đoán của Tập Cận Bình: theo Mao và mãi mãi theo Mao), người dịch Huỳnh Phan. Bài nghiên cứu giúp chúng ta một góc nhìn đối thoại. Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.
Tôi đã đến Trung quốc nhiều lần, có mấy lần ăn cơm chung với nông dân trên núi cao và ngoài ruộng. Năm 1996, có dịp khảo sát vùng khoai lang ở Sơn Đồng và Giang Tô. Năm 2014, tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Năm 2018 này, tôi lại có cơ hội tự mình đi du lịch bằng tàu cao tốc từ Bắc Kinh qua Thiên Tân đến Sơn Đông khảo sát nhanh nông nghiệp Trung Quốc, chuyến đi hơn 600 km chỉ hai tiếng. Những điều tôi được trực tiếp chứng kiến là tích cực và ấn tượng. Suốt dọc đường tới Thiên Tân và ba thành phố khác đến thành phố Thái An Sơn Đông, tôi đã lưu được 5 video hình ảnh nông nghiệp Trung Quốc ngày nay để so sánh thấy được sự đổi thay cực kỳ ấn tượng của sản xuất nông nghiệp nước bạn.
Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, suy ngẫm từ đỉnh núi Thái Sơn ở Sơn Đông, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Chủ tịch Tập Cận Bình đang tiếp nối Tổng thống Tôn Trung Sơn để phát triển chủ thuyết liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn, một vành đai một con đường, ông cam kết những điều tốt đẹp với Việt Nam. Thế nhưng tại sao động thái tình hình thực tế của hai nước nhiều việc chưa tạo đủ niềm tin bạn hữu. Việt Nam tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi. Tôi sẽ còn viết tiếp chuyện này. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/tu-mao-trach-dong-toi…/
Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !
Ba đặc khu liệu có đột phá? theo tôi là không. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi – giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là một câu chuyện khác. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa.
Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất.
Hoàng Kim
Ghi chú:
BA ĐẶC KHU LIỆU CÓ ĐỘT PHÁ? Chúc mừng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, hệ thống canh tác cây trồng, vật nuôi lấy lúa làm nền, góp phần đưa năng suất lúa từ 2 – 3 tấn/ha/vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL từ khoảng 4 triệu tấn/ năm (1977) vượt trên 25 triệu tấn/năm (2016), tăng hơn gấp 6 lần. Chúc mừng Viện Lúa và OM Lúa Giống với GIỐNG LÚA MỚI OM9577 vừa mới được Bộ Nông nghiệp PTNT công nhận chính thức. Kết quả này thêm chén cơm ngon, việc làm, an sinh xã hội cho hàng triệu người lao động. Cám ơn nhiều chiến trường phối hợp mạnh mẽ với chiến trường chính Cây Lúa Việt Nam, đó là anh Trần Mạnh Báo, Trần Duy Quý, Thanh Ton Dam .... và biết bao thầy bạn và nông dân lam lũ nghề nông, những gương lao động lặng lẽ vì hạt ngọc Nông Nghiệp Việt Nam. Tôi ( Hoàng Kim) thật xúc động và tự hào Việt Nam khi vừa trở về từ Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Tôi đã nói với Giáo sư Tiến sĩ Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) Toàn cầu, chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI: "Mời bạn hãy thành thực hợp tác với Việt Nam trước hết vì chén cơm ngon của người dân. Chúng tôi quý trọng sự thân thiện và hợp tác thực lòng của các bạn !"
BA ĐẶC KHU LIỆU CÓ ĐỘT PHÁ? theo tôi là KHÔNG. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi – giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là một câu chuyện khác. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/ba-dac-khu-lieu-co-do…/
OM Lúa Giống ở Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Chính thức rồi mọi người nhé
BA ĐẶC KHU LIỆU CÓ ĐỘT PHÁ? Tiến sĩ Pham Xuan Tung, là chuyên gia sinh học và khoa học cây trồng, cựu Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, người có quê hương gia đình rất gần đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong đã nhận xét: "Đâu cần đặc khu (kiểu này) mới phát triển. Đặc khu bây giờ chỉ là lợi ích nhóm". Tiến sĩ Đinh Văn Cải (Cai Dinh), là chuyên gia đồng cỏ và đại gia súc, cũng nguyên là Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, nhận định: "Nhân tố con người và nội lực mới là yếu tố quyết định". TS. Tống Khiêm cựu Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Việt Nam đã đánh giá về bài viết BA ĐẶC KHU LIỆU CÓ ĐỘT PHÁ? gửi tin nhắn: "Rất hay ! Mình nên học Trung Quốc về nông nghiệp. Bài viết thông minh sắc sảo". Giáo sư tiến sĩ To Le Van nói "Ván đã đóng thuyền, còn đợi thời gian thôi!" Tôi cho rằng lửa đang nóng, thế nước lòng dân hậu thuẩn, cu Cả Trọng có nhiều củi gộc để cho vào lò, đây là bình minh ngày mới của Việt Nam để phân biện rõ "AI LÀ AI" quét sạch chủ nghĩa cá nhân và lợi ích nhóm ' xác lập được kỷ cương phép nước qua những chỉnh đốn đội ngũ, vững quyết sách và xiết chặt quản lý đầu tư. Đặc biệt trong các lĩnh vực: Chọn đúng lĩnh vực điểm và diện của ưu tiên đầu tư "vùng trọng điểm kinh tế quốc gia"; chấn chỉnh luật đất đai, luật quản lý cư trú và mua bán bất động sản, rà soát lại hệ thống cấp giấy phép đầu tư và thực hành quản lý tốt để dẹp sốt đất đã làm băm nát quy hoạch tại nhiều vùng đất Việt Nam. Ba đặc khu liệu có đột phá? theo tôi là KHÔNG. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi – giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là một câu chuyện khác. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất.mời bạn đọc và bình tâm trao đổi, mong tránh "thái quá bất cập" " dục tốc bất đạt'
Số lần xem trang : 23942 Nhập ngày : 13-06-2018 Điều chỉnh lần cuối : 13-06-2018 Ý kiến của bạn về bài viết này
CNM365 Tình yêu cuộc sống CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 12(07-12-2020) CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 12(06-12-2020) CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 12(05-12-2020) CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 12(04-12-2020) CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 12(03-12-2020) CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 12(02-12-2020) CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 12(01-12-2020) CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 11(30-11-2020) CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 11(29-11-2020) CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 11(28-11-2020) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86
|