Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1594
Toàn hệ thống 3038
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

#CNM365 #CLTVN 8 THÁNG 6
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống #vietnamhoc, #Thungdung; Bảy Núi Thiên Cấm Sơn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Chuyển đổi số nông nghiệp; Lưu dấu chân thời gian; Ta về với đồng xuân; Đại Lãnh nhạn quay về; Cao Biền trong sử Việt; Thầy lúa Bùi Bá Bổng; Chọn giống sắn Việt Nam, Chọn giống sắn kháng CMD; Môhamet và đạo Hồi; Rio phố núi và biển; 500 năm nông nghiệp Brazil; Châu Mỹ chuyện không quên; Minh triết Hồ Chí Minh; Ngày 8 tháng 6 năm 632, ngày mất của nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad Ngày 8 tháng 6 năm 1992 ,Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janeiro, thành phố giữa núi và biển, Di sản thế giới UNESCO tại  Brasil  thông qua việc thành lập một cơ chế mới của Liên hiệp quốc nhằm giám sát việc tuân thủ các hiệp ước về môi trường. Bài chọn lọc ngày 8 tháng 6: #vietnamhoc, #Thungdung; Bảy Núi Thiên Cấm Sơn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Chuyển đổi số nông nghiệp; Lưu dấu chân thời gian; Ta về với đồng xuân; Đại Lãnh nhạn quay về; Cao Biền trong sử Việt; Thầy lúa Bùi Bá BổngChọn giống sắn Việt Nam, Chọn giống sắn kháng CMD; Môhamet và đạo Hồi; Rio phố núi và biển; 500 năm nông nghiệp Brazil; Châu Mỹ chuyện không quên; Minh triết Hồ Chí Minh; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-6/

BẢY NÚI THIÊN CẤM SƠN
Hoàng Kim

An Giang có Bảy Núi
Huyền thoại Thiên Cấm Sơn
Chuyện cổ tích người lớn
Huế có Thiên Thụ Sơn

Linh Nhạc thương người hiền
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đá Đứng chốn sông thiêng
Đại Lãnh nhạn quay về

Lênh đênh cửa Thần Phù
Lên Thái Sơn hướng Phật
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

Tu Phật tới Phú Yên
Tu Tiên lên Bảy Núi
Đức lớn nuôi chí bền
Đường trần đi không mỏi

 

 

AN GIANG CÓ BẢY NÚI

Năm 1997-2005, tôi có chín năm thường xuyên đi lại làm đề tài ở vùng Bảy Núi Thất Sơn, và đã có kể chuyện “
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân“, “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi“, “Ông Bảy Nhị An Giang” “Bảy Núi Thiên Cấm Sơn“, … với bạn đọc trong dịp trước. Nhưng đó chỉ là những ghi chú nhỏ (Notes) kèm nhiều hình..

Thuở đó, ông Cao Đức Phát sau là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng có thời gian ngắn “luân chuyển cán bộ” về An Giang, anh Lê Minh Tùng sau này là Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và anh Ngô Vi Nghĩa, anh Bảy Dế vẫn thường lội ruộng cùng chúng tôi. Trong những câu chuyện miên man về văn hóa xã hội vùng Bảy Núi, tôi có loáng thoáng biết chuyện dì Ba trên đỉnh núi Mồ Côi Thiên Cấm Sơn, nhưng do mãi bận việc thực hiện các thí nghiệm dưới chân núi, như hình đầu trang, nên tôi chưa để ý.

Bảy Núi là bảy ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn Tịnh Biên tỉnh An Giang. Tôi có một thuở đi về dưới chân núi này. Theo Nguyễn Văn Hầu 1955 trong sách “Thất Sơn mầu nhiệm” thì Bảy Núi gồm “Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm” là vùng đất thiêng nơi lưu truyền câu ca cổ “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” Vùng Bảy Núi xưa kia là đất của Chân Lạp, Chúa của đất Chân Lạp là Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại được ngôi vua. Nặc Ông Tôn để ta ơn đạ hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi cho chứa Nguyễn vào năm 1757. Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) nghe nói thuở xưa rất hoang vu, có câu chuyện rắn thần đánh cọp và Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương đã về lánh ẩn ở đất này và đều bị Long Nhương thượng tướng quân Nguyễn Huệ truy bắt đuổi cùng giết tận tại đất này, chỉ còn người cháu của Thái Thượng Vương là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát được, sau này diệt nhà Tây Sơn và nối nghiệp nhà Nguyễn.

 

 

HUYỀN THOẠI THIÊN CẤM SƠN

Bảy Núi là phên dậu chốn biên thùy. Vua Gia Long đã từng nói: “Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên không kém Bắc Thành“.

(*) Bắc thành thời vua Gia Long và vua Minh Mệnh có sách Bắc thành dư địa chí là bộ sách gồm bốn quyển do tiến sĩ Lê Công Chất (còn gọi là Lê Chất, ?-1826) quan tổng trấn Bắc thành biên soạn, có sự tham gia của các nho sĩ ở Bắc Hà, dưới thời vua Minh Mệnh. Lê Chất là võ tướng quê Bình Định lúc đầu theo Tây Son làm Đại đô đốc. Về sau ông theo Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) chống lại nhà Tây Sơn, giúp Nguyễn Vương lấy lại kinh đô Phú Xuân từ tay vua Quang Toản (con trai vua Quang Trung Nguyễn Huệ) và chiếm Bắc Hà (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ). Dưới triều vua Gia Long (1802-1819) Lê Công Chất được phong Khâm sai Chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân. Dưới triều Minh Mạng (1820-1840) ông được cử làm Tổng trấn Bắc Thành. Trong thời gian này ông đã biên soạn sách Bắc Thành địa dư chí có sự tham gia của các nho sĩ đương thời và theo sự chỉ đạo tổ chức của ông. Sau khi Lê Công Chất qua đời , vua Minh Mạng nghi ngờ Lê Công Chất rất hà khắc san bằng mồ mả, giết vợ con và tịch thu tài sản của ông.. Vua Tự Đức năm 1868 đã xóa án cho Lê Công Chất và truy phục chức vụ, tước vị cho ông . Sách Bắc Thành Địa Dư Chí được ông Vĩnh Xương Nguyễn Đông Khê sao lục bổ sung và viết bài tựa ( Tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam Quyền 3, phương chí, trang 1103-1286)

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Võ Đắc Danh có hai bài ký “Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi” và “Người đàn bà mê núi” kể về Bảy Núi. Bạn hãy cùng tôi đọc lời cảm nhận của Nguyễn Quang Lập: “Cổ tích trên đỉnh mồ côi” kể về hai má con dì Ba và anh Bông đã nhận nuôi 12 đứa trẻ bị bỏ rơi từ các bệnh viện. Cái kí đọc một lần là nhớ đời. Mình là chúa hay quên tên, đến tên nhân vật tiểu thuyết của mình cũng phải nhờ thằng Nguyên (Phạm Xuân Nguyên) nhắc giùm nhưng tên hai má con dì Ba và anh Bông khiến mình nhớ mãi. Thằng này viết thật khéo, nó cứ kể tưng tửng vậy thôi mà ứa nước mắt. Nhớ nhất câu nói của anh Bông, khi người ta hỏi sao không lấy vợ, anh nói: “Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”. Cái câu này mình cũng nhớ như in, vì lời nói chân chất của anh Bông lại chính là một câu thoại rất đặc sắc, nó vừa đưa thông tin, vừa thể hiện tính cách nhân vật và chứa đựng cái “ý tại ngôn ngoại” về tấm lòng một người cha của những đứa trẻ mồ côi”.

Bạn đọc hẳn nhớ Võ Đắc Danh là người viết “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” mà tôi đã từng kể trong
Sơn Nam ông già Nam Bộ. Cái anh nhà báo Võ Đắc Danh có lối viết thân phận thật đằm và sâu: “Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: “Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi”. Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?”. Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn”. Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh”.

Nay mời bạn hãy cùng tôi đọc ba cái ký sau đây của Võ Đắc Danh để biết thêm một câu chuyện về Bảy Núi Thiên Cấm Sơn. Xưa và nay Bảy Núi Thiên Cấm Sơn “ngọa hổ tàng long” vẫn ẩn tàng nhiều huyền thoại, như chuyện
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân vậy.

xem tiếp

CỔ TÍCH TRÊN ĐỈNH MỒ CÔI
Võ Đắc Danh

Trên đỉnh Mồ Côi núi Cấm, An Giang, có hai mẹ con dì Võ Thị Ba, 70 tuổi và anh Nguyễn Tấn Bông, 42 tuổi, đang làm rẫy, nuôi 10 đứa trẻ mồ côi do mẹ vì lý do nào đó bỏ rơi tại bệnh viện Cần Thơ…

 

 

Nay anh Bông chỉ còn 10 đứa, một đứa bệnh nặng qua đời, một đứa con gái bị cô em “giựt” về nuôi

10 năm sau kể từ ngày lên núi Cấm, hai mẹ con anh Nguyễn Tấn Bông đã tích lũy được vài chục cây vàng. Mẹ anh giục anh đi cưới vợ. Tuổi đã sắp 40 rồi. Nhưng 10 năm sống ở đây, Bông chưa hề quen được một người bạn gái. Thế rồi bỗng dưng năm năm qua, ông trời cho Bông liên tục 12 đứa con, mười trai hai gái. Một đứa con trai bị bệnh nặng không cứu được, một đứa con gái bị đứa em xin về nuôi.

Nhận đứa con đầu

Số là, năm 2002, dì Ba với anh Bông về Cần Thơ thăm đứa cháu gái trong bệnh viện đa khoa. Tình cờ, dì nghe được câu chuyện một thai phụ nghèo không có tiền nhập viện, ôm bụng ngồi khóc quằn quại trên ghế đá trước sân khoa sản. Anh Bông đưa dì Ba vào thăm, cho tiền và làm thủ tục cho chị ta nhập viện. Sau khi thằng bé ra đời, người sản phụ kia quỳ lạy tạ ơn và nói ra sự thật: “Cháu ở trong quê, chồng chết, nhà nghèo phải đi làm phụ hồ để nuôi một đứa con. Nhưng vì nhẹ dạ nên cháu bị tay thợ hồ lường gạt. Giờ nếu ẵm con về thì không biết lấy gì nuôi…”

Hai mẹ con dì Ba cho người mẹ ít tiền và vàng làm vốn kiếm sống và xin đưa thằng bé về nuôi. Dì nói: “Sau này nếu có muốn nhận con thì cứ lên đó, tôi giao lại. Điện thoại của tôi là 0986544323”.

Trước khi ẵm thằng bé ra về, dì Ba để lại số điện thoại cho các bác sĩ và hộ lý của khoa sản cùng với lời căn dặn: “Từ nay về sau, nếu có trường hợp tương tự như vậy, các cô gọi điện cho mẹ con tôi. Trước hết là mình giúp người ta mẹ tròn con vuông, sau đó, nếu người ta vì lý do gì mà không nuôi được thì mình đem về nuôi giúp”.

Thêm 11 đứa khác

Cứ thế, sau mỗi cú điện thoại: “Em ở khoa sản, bệnh viện đa khoa Cần Thơ…” là trong nhà anh Bông thêm một tiếng khóc trẻ sơ sinh.

Anh Bông kéo đám trẻ vào lòng, vừa xoa đầu, vừa kể về hoàn cảnh ra đời của từng đứa một: “Đây là thằng Nguyễn Sơn Ngọc, đứa đầu tiên con của chị phụ hồ đây. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Thanh, đẻ được hai ngày thì mắc bệnh phổi. Tôi với má tôi lên giúp một triệu đồng, nhưng không ngờ mẹ nó cầm một triệu đồng rồi bỏ trốn. Thằng nhỏ mới hai ngày tuổi mà phải thở oxy, ngậm ống sữa và truyền nước biển. Tôi với má tôi phải ở lại bệnh viện nuôi nó 20 ngày. Giờ đây nó cứ sân sẩn. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Giàu, mẹ nó là một cô gái nghèo đi mót lúa ở Vị Thanh, phải lòng một thằng chăn vịt, mang thai lúc mới mười bảy tuổi, sợ bị phát hiện nên dùng dây thun nịt bụng rồi trốn sang ở nhà bà ngoại. Khi chúng tôi đến bệnh viện thì nghe nói nó bị đứt tim thai, phải mổ bỏ con để cứu mẹ. Nhưng không ngờ nó được cứu sống. Nó sống, nhưng mẹ nó không dám mang nó về nhà…

Mười hai đứa trẻ trong căn nhà này là mười hai câu chuyện khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ, chúng là sản phẩm của những cuộc tình vụng trộm từ trong nhà trọ đến màn trời chiếu đất ngoài đồng. Anh Bông kết thúc câu chuyện thứ mười hai bằng một nỗi buồn: “Nó là Nguyễn Sơn Thành, đang nằm trên núi. Khi tôi với má tôi đến thì mẹ nó đã bỏ đi, nó nằm trong phòng cấp cứu suốt hai mươi ngày với chứng bệnh não úng thuỷ, một chứng bệnh ngặt nghèo. Tôi với má tôi rất đắn đo, cuối cùng thì không thể quay lưng trước một hài nhi vô tội. Nhưng suốt ba tháng, thằng bé cứ khóc ngày khóc đêm, đầu to dần, mắt đờ đẫn. Tôi ẳm nó trở lại bệnh viện, nơi nó cất tiếng khóc chào đời, bác sĩ nói ở đây không có khả năng điều trị, tôi đưa nó lên bệnh viện nhi Đồng 2, người ta nói phải phẫu thuật để đặt ống dẫn, sẽ rất tốn tiền nhưng không khả thi. Và đúng là như vậy, tôi đã bán miếng đất lấy mấy chục triệu đồng để mong nó sống, nhưng hơn hai năm sau thì nó ra đi”.

Qua câu chuyện buồn ấy, Bông lại ôm mấy đứa nhỏ vào lòng: “Tôi còn mười một đứa, chín trai, hai gái. Nhưng năm rồi, nhỏ em ở Cần Thơ lên chơi, thấy bé Cẩm Như đẹp quá, nó nói cho mượn về chơi mấy tháng, nói vậy rồi nó giựt luôn không trả…”

Nhắc đến chuyện cưới vợ, Bông lại cười: “Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”.

Bông trầm ngâm cho biết thêm về chuyện có thêm con: “Má tôi năm nay bệnh nhiều quá, sắp gần đất xa trời rồi. Tôi muốn dành thời gian cho má”. Còn chuyện học hành của mấy đứa nhỏ, Bông cũng lại trầm ngâm: “Thằng Sơn Ngọc năm nay lẽ ra phải lên lớp lá, thằng Sơn Thanh phải là lớp chồi, thằng Sơn Giàu phải là lớp mầm. Tôi đã tâm nguyện phải cho chúng nó học tới cùng. Tiền bạc thì tôi không lo, trước mắt, nguồn lợi từ mười lăm mẫu đất cũng đủ trang trải, sau này, khi chúng nó học lên cao thì mình bán đất. Nhưng, cái khó là chỗ ở. Thằng Sơn Ngọc năm tới sẽ tạm thời gởi cho nhỏ em ở Cần Thơ. Nhưng không thể gởi hết cả mười đứa. Còn mua nhà ở dưới đó thì ai chăm sóc, mà tôi đi thì ai ở đây lo vườn tược, cây trái cho mình. Càng nghĩ càng thấy rối…”
Thưa bạn đọc!

Câu chuyện cổ tích trên đỉnh Mồ Côi xin tạm dừng ở đây, bởi người kể chuyện chưa trả lời được câu hỏi sau cùng rằng: khi bà Tiên qua đời, anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không. Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Nhưng dân gian thường hay lý giải sự bế tắc bằng những phép mầu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện này, sẽ có một phép mầu nào đó đến với anh Bông. Phép mầu ấy chính là cái tâm đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời này.


NGƯỜI ĐÀN BÀ MÊ NÚI
Võ Đắc Danh

Dì Ba kể rằng, quê dì ở Bình Thuỷ, Cần Thơ. Ngày xưa dì từng là chủ xe đò. Năm 1980, có lần dì theo xe đưa người đi nghĩa vụ quân sự qua Thất Sơn, bỗng dưng mê núi. Từ đó, thỉnh thoảng là dì “đi núi”, không phải viếng chùa cúng miễu gì cả, dì không theo đạo nào.

Một hôm, dì nói với các con: “Tao bán nhà lên núi Cấm ở”. Bông, con trai út của dì lúc bấy giờ mới 26 tuổi, nói: “Má đi con đi theo má”. Cuối năm 1991, dì bán căn nhà được ba lượng vàng, dẫn anh Bông lên xe đò đi Núi Cấm. Anh Bông kể: “Đầu tiên khi đến đây, hai mẹ con tôi mua một căn nhà nhỏ dưới chân núi để mở quán cà phê. Nhưng ồn ào, má tôi thấy khó chịu. Biết tính má tôi muốn sống yên tĩnh một mình nên tôi tìm đường lên đỉnh Mồ Côi mua ba mẫu đất giá hai chỉ vàng.

“Từ chân núi lên tới đỉnh Mồ Côi, hồi ấy chỉ có con đường mòn len lỏi theo con suối Thanh Long, độ đường quanh co gần mười cây số, lên xuống nhiều con dốc, lởm chởm đất đá, đầy nguy hiểm, nhọc nhằn. Cách một hai cây số mới có một ngôi nhà. Rừng núi hoang vu buồn đứt ruột. Vậy mà má tôi kiên quyết ở đây”.

Hồi mới lên, anh Bông đi gánh mướn các loại đồ rẫy cho những gia đình trên núi. Nào su, nào chuối, nào xoài, nào mít, nào măng…, mỗi gánh bảy mươi ký, mỗi ký hai trăm đồng, mỗi ngày anh gánh hai chuyến từ đỉnh xuống chân núi, có khi chuyến lên gánh thêm gạo, cát, đá, xi măng, gạch ngói. Cái may mắn của anh Bông là, từ chiến trường Campuchia vừa xuất ngũ trở về, đôi chân và cả phần tâm linh còn quen với núi rừng bên ấy.

Ban đầu, anh Bông vừa gánh thuê, vừa học nghề làm rẫy. Mấy năm sau, ba mẫu đất của anh đã thành một khu vườn. Từ đó Bông không còn đi gánh hàng thuê nữa mà gánh thành quả của chính mình. Thấy anh làm giỏi, chi cục kiểm lâm giao cho anh quản lý thêm 12 mẫu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm mươi năm…

TRỞ LẠI ĐỈNH MỒ CÔI
Võ Đắc Danh


Kể xong câu chuyện Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi, tôi vẫn còn ray rứt trước hai vấn nạn: một, liệu anh Bông có lấy vợ được không ở cái tuổi bốn lăm? Người phụ nữ, dù có rộng lượng đến đâu cũng không thể ưng một người chồng đang nuôi 11 đứa con nheo nhóc. Hai, chuyện học hành của 11 đứa trẻ ấy ra sao giữa đỉnh núi cao heo hút, đường đến trường quanh co, năm ba cây số, dốc núi dựng đứng, trập trùng? Tôi đã gởi vào đoạn kết một nỗi lo cùng với một niềm tin mong manh, rằng: “Khi bà tiên qua đời, liệu anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không? Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện này, sẽ có một phép mầu nào đó đến với anh Bông. Phép mầu ấy chính là cái tâm, là lòng nhân ái đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời này”.
Và, cái phép mầu ấy đã đến với anh Bông và những đứa trẻ mồ côi sau khi câu chuyện được kể trên Sài Gòn Tiếp Thị.

Một buổi tối, dì Ba gọi điện cho tôi, nói nửa đùa nửa thật: “Mấy ngày qua có nhiều cô từ miền Trung đến miền Tây, rồi cả bên Mỹ gọi điện cho thằng Bông để chia sẻ, bày tỏ tình cảm, nhã ý muốn lên đây làm mẹ của mấy đứa nhỏ, giờ con tính sao?”

Gần một năm sau tôi trở lại đỉnh Mồ Côi thì câu chuyện cổ tích đã có nhiều thay đổi không ngờ. Đường lên đỉnh núi đã được tráng xi măng để xe gắn máy dễ dàng lên xuống, anh Bông cho biết, ngay tuần đầu sau khi câu chuyện lên báo, nhiều tổ chức, cá nhân đã mang tiền lên giúp, kẻ ít người nhiều, trước hết là giúp anh làm con đường bê tông để giảm bớt nỗi nhọc nhằn khi lên xuống núi. Có một câu chuyện rất cảm động mà dì Ba nói rằng dì sẽ giữ bí mật cho đến khi nào tôi trở lại để dành cho tôi một sự ngạc nhiên. Hôm ấy, một chàng trai tên là Minh Triển từ Mỹ trở về, một thân một mình lên đỉnh núi, tới nơi, anh ôm những đứa trẻ vào lòng rồi khóc. Anh nói, đọc câu chuyện trên mạng tưởng người ta hư cấu, không ngờ sự thật là như vậy. Minh Triển cũng không nói gì thêm, trước khi ra về, anh gởi cho dì Ba 300 USD cùng với lời hứa sẽ tìm cách giúp dì với anh Bông lo cho mấy đứa nhỏ học hành. Mấy tuần sau, Triển gọi điện qua nói với dì Ba: “Con xin phép được làm con nuôi của má, làm em của anh Bông, làm chú của 11 đứa trẻ để con được góp sức chăm lo cho tụi nó”. Thì ra, trong chuyến đến thăm lần ấy, Triển đã khảo sát dưới chân núi Cấm có trường học dạy từ lớp một đến lớp 12. Anh đề nghị anh Bông xuống chân núi mua đất xây nhà cho các cháu có chỗ ở gần trường để học hành, công việc tiến hành tới đâu Triển gởi tiền về tới đó. Đến nay, ngôi nhà đã được hoàn tất, chiều ngang 9 mét, chiều dài 20 mét, một trệt một lầu, phía sau có 1.000 mét vuông đất vườn. Anh Bông cho biết, Triển gởi về tổng cộng 45.000 USD. Ngôi nhà 360 mét vuông, mỗi đứa một phòng ngủ riêng, đó là ý tưởng của Minh Triển vừa tập cho các cháu sinh hoạt độc lập, vừa dự phòng khi chúng lớn lên có đủ không gian để sinh hoạt cá nhân.

Minh Triển là ai? Tôi gởi lại địa chỉ mail cho anh Bông với hy vọng sẽ liên lạc với con người khá bí ẩn này.

Anh Bông lấy ra cho chúng tôi xem hơn mười lá thư của các chị, các cô gởi về, không chỉ từ mọi miền đất nước mà cả những lá thư cách nửa vòng trái đất. Mỗi người kể một hoàn cảnh, một tâm sự khác nhau. Nhưng thật đáng trân trọng vì hầu hết những lá thư đều bày tỏ lòng trân trọng với anh Bông. Ai cũng muốn chung vai gánh vác với anh một phần trách nhiệm. Một chị ở Hà Nội tâm sự rằng, chị lấy chồng gần năm năm nhưng không có khả năng sinh con, bị chồng bỏ đi lấy vợ khác, chị sống trong những ngày tuyệt vọng thì tình cờ đọc được câu chuyện về anh, bỗng dưng chị khát khao muốn được làm mẹ của những đứa con anh, được bồng ẵm, được chăm sóc chúng như con ruột của mình. Một chị ở Cali thì đặt thẳng vấn đề kết hôn với anh và bảo lãnh cho những đứa con anh du học. Tôi hỏi Bông tính sao, anh cười hiền: “Mình chẳng biết tính sao cả, đã thề sống độc thân để nuôi tụi nó rồi, giờ lấy vợ, liệu người ta có thương tụi nó bằng mình không, nói thì nói vậy chớ chạm vào thực tế mới biết, không khéo sẽ đổ vỡ hết, sẽ nát bét hết…”.

*

Mấy ngày sau, tình cờ tôi nhận được mail của Minh Triển, anh tâm sự khá dài. Ngoài những điều như dì Ba và anh Bông kể, Triển còn cho biết tuổi thơ của anh ở Trà Vinh đã trải qua những tháng ngày cơ cực, mồ côi cha từ bé, phải nghỉ học sớm để mưu sinh.

Năm 13 tuổi, Triển theo một chuyến tàu đánh cá ra khơi và không ngờ rằng minh đặt chân lên đất Mỹ. Tuổi thơ lưu lạc, khao khát tình thương. Khi lên tới Đỉnh Mồ Côi, Triển như thấy bóng dáng thân phận mình qua từng đứa trẻ. Về Mỹ, anh quyết định gom đến đồng bạc cuối cùng của mình dành dụm bao nhiêu năm để làm một điều gì đó nhằm giảm bớt nỗi bất hạnh cho những đứa trẻ ấy, Triển cảm thấy như được bù đắp cho những mất mát của chính tuổi thơ mình.

Đầu năm nay, Triển về nước, anh rủ tôi cùng anh trở lại Đỉnh Mồ Côi. Khi anh vừa bước vào nhà, những đứa trẻ đồng thanh reo mừng “ba Triển !”. Triển ôm hôn từng đứa, hỏi thăm từng đứa như một người cha đi xa vừa gặp lại những đứa con ruột thịt của mình. Triển cho biết, với một ngôi nhà như thế chỉ mới là điều kiện cần cho chúng, còn điều kiện đủ để chúng học hành đến nơi đến chốn là cả một vấn đề, một chặng đường dài mà anh phải tính, phải lo.

Hiện tại, anh đã lập Hội từ thiện ở Cali và vận động được một ít tiền. Trong chuyến về nầy, anh sẽ xây dựng một lộ trình chi tiêu vừa hợp lý, vừa minh bạch để mang về bên ấy trình cho Hội. Hy vọng rằng – Triển nói – những đứa con của em sẽ được học hành tử tế.

 

 

Ca sĩ nghiệp dư Minh Triển vừa trở lại Đỉnh Mồ Côi

BÀ TIÊN NUÔI 12 TRẺ MỒ CÔI
TRÊN ĐỈNH THIÊN CẤM SƠN


Nguyên Việt – Đăng Văn

Mười năm qua, bà Võ Thị Ba (75 tuổi) đã nhận về 12 đứa trẻ không cha mẹ để nuôi dưỡng, chăm sóc như máu mủ ruột thịt của mình.

Hành trình lên núi

Bà Võ Thị Ba, vốn là một người buôn bán, kinh doanh sống ở Cần Thơ. Năm 1991 khi tuổi đã già, bà nghỉ công việc kinh doanh của mình để nghỉ ngơi. Một dịp tình cờ, bà đến núi Cấm cùng những người bạn. Trong 2 ngày du ngoạn núi Cấm, bà bỗng cảm thấy có tình cảm đặc biệt với vùng đất này. Sau khi về lại Cần Thơ, bà nói với anh Nguyễn Tấn Bông (út Bông, 50 tuổi), là con trai thứ của bà: “Mẹ muốn đi núi nữa con ạ”.

Nói là làm, bà rời nhà bắt xe một mình quay lại núi Cấm cho thỏa lòng mong nhớ. Tại đây, bà thuê nhà trọ để ở, hàng ngày lên núi xuống núi để thăm thú hết các địa điểm ở núi Cấm. Bà không phải là người mê tín, cũng không lên núi để cầu khấn bất cứ điều gì, bà chỉ cảm thấy mình yêu thích nơi đây mà không lý giải được nguyên nhân.

 

 

Đại gia đình anh út Bông

Sau nhiều lần đi lại ở núi Cấm, bà quyết định sẽ sinh sống phần đời còn lại của mình trên ngọn núi linh thiêng này. Lúc này, bà chỉ ở với một mình anh út Bông, những người con khác đã có gia đình và sinh sống những nơi khác nhau. Anh út Bông là bộ đội xuất ngũ từ năm 1987, là một Xã đội phó quân sự ở quê nhà.

Lúc nghe mẹ bày tỏ nỗi lòng, thương mẹ không nỡ để mẹ một mình trên núi, anh quyết định đi theo phụng dưỡng mẹ già và sống cuộc sống ẩn dật trên núi. Bà Ba bán ngôi nhà lụp xụp ở quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) để lên núi sinh sống. Nhưng thời gian đầu đến núi Cấm, bà chưa thể lên núi ở ngay được vì trên đỉnh núi là nơi hiểm trở ít người sinh sống, vì vậy nên lãnh đạo địa phương vẫn chưa thể đồng ý ngay với bà. Vậy là bà bắt đầu cuộc sống ở chân núi Cấm.

Thời gian ở chân núi Cấm, bà Ba luôn tìm cách để được lên ở trên đỉnh núi, nơi mà người dân đặt tên gọi là vồ Mồ Côi. Đây là nơi mà bà Ba rất ấn tượng bởi phong cảnh hữu tình mà hoang sơ.
Sau một năm sinh sống ở chân núi Cấm, nhiều lần gặp gỡ trưởng ấp nơi bà sinh sống, bà xin phép được chuyển lên núi Cấm, bà Ba nói: “Tôi chỉ có một nguyện vọng là được sinh sống phần đời còn lại trên ngọn núi này, chỉ cần địa phương đồng ý cho tôi ở, tôi chỉ che một túp lều nhỏ ở cũng được, sẽ không làm gì ảnh hưởng đến ngọn núi này cả”. Bị thuyết phục trước tấm lòng nhiệt thành ấy, ông trưởng ấp cũng phải đồng ý cho bà Ba được thỏa mãn nguyện vọng.

“Bà tiên” trên núi Cấm


Đến năm 2001, bà Ba và anh út Bông đã có cuộc sống khá ổn định trên núi Cấm. Một ngày nọ, bà Ba nhận được một cuộc điện thoại từ người cháu gái đang khám bệnh ở bệnh viện Cần Thơ bảo có một phụ nữ sắp tới ngày sinh nở nhưng không một người thân chăm sóc, đang sống lay lắt bên hành lang bệnh viện. Người cháu gái này mong muốn bà có thể giang tay cứu giúp cuộc đời của người phụ nữ bị phụ tình này.

Vốn là một người giàu lòng nhân ái, bà Ba cùng anh út Bông từ trên đỉnh núi Cấm, bắt xe xuống thành phố Cần Thơ để tìm gặp. Khi bà vào bệnh viện nhìn người phụ nữ đáng thương nọ, bà vẫn không hề nghĩ đến một ngày đứa bé mà người phụ nữ này đang mang sẽ gọi mình là bà nội. Bà làm thủ tục nhập viện và chịu hết chi phí sinh nở cho người phụ nữ này. Lúc sinh ra đứa bé trai kháu khỉnh, người mẹ nắm lấy tay bà với khuôn mặt đẫm lệ, van xin bà có thể nuôi nấng hoặc tìm một nơi chốn nào đó cho đứa bé được nương thân.

Không nỡ lòng nào từ chối lời cầu khẩn, bà quyết định nhận nuôi đứa bé. Và đó chính là cậu bé Nguyễn Sơn Ngọc, bây giờ đã vào lớp 5, sống vui tươi bên cạnh những đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ dưới vòng tay chăm sóc của bà Ba và anh út Bông.

 

 

Bà Ba, mẹ của anh út Bông

Bà Ba và anh út Bông cũng không nghĩ đến một con số nào cụ thể về những đứa trẻ bị bỏ rơi mà hai mẹ con có thể nhận nuôi. Nhưng rồi sau đó, tình thương với Sơn Ngọc đã giúp cho bà Ba và anh út Bông mạnh dạn nhận nuôi thêm những đứa trẻ khác. Nhờ có mối quen biết ở một số bệnh viện, nên khi có những đứa bé chào đời bị bỏ rơi, anh út Bông lại cùng mẹ gói ghém tìm đến để nhận về nuôi dưỡng. Kỉ lục nhất là vào năm 2003, anh nhận nuôi đến 4 đứa trẻ. Đến năm 2008, thì số trẻ mồ côi, trẻ bất hạnh bị bỏi rơi tại các bệnh viện trên khắp miền Tây được anh và bà Ba nhận về nuôi đã lên đến con số 12.
Ngồi tâm sự, điều khiến bà Ba thấy đau buồn đến “đứt ruột” là trong 12 đứa trẻ mà bà và con trai nhất mực yêu thương đó, không may có một em nhỏ không chiến thắng nổi căn bệnh bại não nên đã chết lúc chưa tròn tuổi. Đó là Nguyễn Sơn Thành, lúc anh út Bông nhận Thành về nuôi thì biết em bị bệnh nguy hiểm, nhưng với hi vọng của một người cha đối với con của mình. Anh út Bông cùng mẹ quyết cứu con cho bằng được.

Thời gian đưa bé Thành về nuôi, anh út Bông và mẹ phải thường xuyên đưa em đi chạy chữa từ Cần Thơ cho đến TP.HCM, những mong em có thể sống được với các em nhỏ khác. Tuy nhiên, sau đó Thành trút hơi thở cuối cùng ở tháng thứ 8. Cái chết của Thành càng làm cho anh út Bông và bà Ba cố gắng để nuôi dưỡng những đứa trẻ khác tốt hơn. Nuôi dạy 12 đứa trẻ vất vả, đằng này hai mẹ con bà Ba lại một lúc chăm lo cho 12 đứa trẻ xấp xỉ tuổi nhau, cái khó khăn đó không gì có thể so sánh được.

Đại gia đình của bà Ba sống êm đềm trên núi Cấm từ năm này qua năm khác, có khó khăn gì cũng cùng nhau vượt qua. Nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh khi những đứa con lớn đến tuổi đi học. Cả gia đình sống cheo leo trên đỉnh núi, việc đi học của các con gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều đêm hai mẹ con trăn trở không ngủ được vì nghĩ tới tương lai lâu dài của đàn con. Nhưng hoàn cảnh hiện tại của gia đình khó mà có thể tìm một nơi khác thuận lợi hơn. Mọi thu nhập của gia đình đều trông chờ vào 3ha cây ăn trái trên núi Cấm, nếu bây giờ chuyển nhà thì công việc sẽ khó khăn hơn rất nhiều, hơn nữa nếu chuyển nhà thì phải cần đến nhiều vốn liếng, trong khi tình cảnh của đại gia đình bà Ba chỉ đủ sống qua ngày cho 13 miệng ăn.

Bước ngoặt đến với gia đình vào năm 2009, một Việt kiều Mỹ về nước. Vốn biết được câu chuyện cảm động của mẹ con anh út Bông dang tay cứu giúp trẻ em cơ nhỡ nên người Việt kiều này ngỏ lời muốn giúp đỡ. Hai mẹ con bà Ba sau nhiều lần bàn bạc mới quyết định nhận lời giúp đỡ của người Việt kiều giàu lòng nhân ái. Anh út Bông tìm một miếng đất ở ngay dưới chân núi, gần trường học để thuận tiện cho các con đi học. Một ngôi nhà khang trang, khá đầy đủ tiện nghi được xây dựng lên trong niềm hân hoan, vui mừng của các em nhỏ.

Sau 9 năm anh út Bông nuôi dưỡng đàn trẻ, UBND xã An Hảo, huyện Tri Tôn đã quyết định trợ cấp cho các em nhỏ là 360 ngàn đồng/tháng cho mỗi em. Đây không phải là số tiền lớn nhưng cũng đã phần nào giúp anh út Bông nuôi dạy các con của mình được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo
1)
Võ Đắc Danh. Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi. Sài Gòn Tiếp Thị Online – Lối sống
2)
V&oti

 

 

#CNM365 #CLTVN 8 THÁNG 6
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống #vietnamhoc, #Thungdung; Bảy Núi Thiên Cấm Sơn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Chuyển đổi số nông nghiệp; Lưu dấu chân thời gian; Ta về với đồng xuân; Đại Lãnh nhạn quay về; Cao Biền trong sử Việt; Thầy lúa Bùi Bá Bổng; Chọn giống sắn Việt Nam, Chọn giống sắn kháng CMD; Môhamet và đạo Hồi; Rio phố núi và biển; 500 năm nông nghiệp Brazil; Châu Mỹ chuyện không quên; Minh triết Hồ Chí Minh; Ngày 8 tháng 6 năm 632, ngày mất của nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad Ngày 8 tháng 6 năm 1992 ,Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janeiro, thành phố giữa núi và biển, Di sản thế giới UNESCO tại  Brasil  thông qua việc thành lập một cơ chế mới của Liên hiệp quốc nhằm giám sát việc tuân thủ các hiệp ước về môi trường. Bài chọn lọc ngày 8 tháng 6: #vietnamhoc, #Thungdung; Bảy Núi Thiên Cấm Sơn; Huế có Thiên Thụ Sơn; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Chuyển đổi số nông nghiệp; Lưu dấu chân thời gian; Ta về với đồng xuân; Đại Lãnh nhạn quay về; Cao Biền trong sử Việt; Thầy lúa Bùi Bá Bổng; Chọn giống sắn Việt Nam, Chọn giống sắn kháng CMD; Môhamet và đạo Hồi; Rio phố núi và biển; 500 năm nông nghiệp Brazil; Châu Mỹ chuyện không quên; Minh triết Hồ Chí Minh; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-6/

BẢY NÚI THIÊN CẤM SƠN
Hoàng Kim

An Giang có Bảy Núi
Huyền thoại Thiên Cấm Sơn
Chuyện cổ tích người lớn
Huế có Thiên Thụ Sơn

Linh Nhạc thương người hiền
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đá Đứng chốn sông thiêng
Đại Lãnh nhạn quay về

Lênh đênh cửa Thần Phù
Lên Thái Sơn hướng Phật
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

Tu Phật tới Phú Yên
Tu Tiên lên Bảy Núi
Đức lớn nuôi chí bền
Đường trần đi không mỏi

 

 

AN GIANG CÓ BẢY NÚI

Năm 1997-2005, tôi có chín năm thường xuyên đi lại làm đề tài ở vùng Bảy Núi Thất Sơn, và đã có kể chuyện “
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân“, “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi“, “Ông Bảy Nhị An Giang” “Bảy Núi Thiên Cấm Sơn“, … với bạn đọc trong dịp trước. Nhưng đó chỉ là những ghi chú nhỏ (Notes) kèm nhiều hình..

Thuở đó, ông Cao Đức Phát sau là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng có thời gian ngắn “luân chuyển cán bộ” về An Giang, anh Lê Minh Tùng sau này là Phó Chủ tịch tỉnh kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và anh Ngô Vi Nghĩa, anh Bảy Dế vẫn thường lội ruộng cùng chúng tôi. Trong những câu chuyện miên man về văn hóa xã hội vùng Bảy Núi, tôi có loáng thoáng biết chuyện dì Ba trên đỉnh núi Mồ Côi Thiên Cấm Sơn, nhưng do mãi bận việc thực hiện các thí nghiệm dưới chân núi, như hình đầu trang, nên tôi chưa để ý.

Bảy Núi là bảy ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn Tịnh Biên tỉnh An Giang. Tôi có một thuở đi về dưới chân núi này. Theo Nguyễn Văn Hầu 1955 trong sách “Thất Sơn mầu nhiệm” thì Bảy Núi gồm “Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm” là vùng đất thiêng nơi lưu truyền câu ca cổ “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” Vùng Bảy Núi xưa kia là đất của Chân Lạp, Chúa của đất Chân Lạp là Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại được ngôi vua. Nặc Ông Tôn để ta ơn đạ hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi cho chứa Nguyễn vào năm 1757. Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) nghe nói thuở xưa rất hoang vu, có câu chuyện rắn thần đánh cọp và Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương đã về lánh ẩn ở đất này và đều bị Long Nhương thượng tướng quân Nguyễn Huệ truy bắt đuổi cùng giết tận tại đất này, chỉ còn người cháu của Thái Thượng Vương là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát được, sau này diệt nhà Tây Sơn và nối nghiệp nhà Nguyễn.

 

 

HUYỀN THOẠI THIÊN CẤM SƠN

Bảy Núi là phên dậu chốn biên thùy. Vua Gia Long đã từng nói: “Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên không kém Bắc Thành“.

(*) Bắc thành thời vua Gia Long và vua Minh Mệnh có sách Bắc thành dư địa chí là bộ sách gồm bốn quyển do tiến sĩ Lê Công Chất (còn gọi là Lê Chất, ?-1826) quan tổng trấn Bắc thành biên soạn, có sự tham gia của các nho sĩ ở Bắc Hà, dưới thời vua Minh Mệnh. Lê Chất là võ tướng quê Bình Định lúc đầu theo Tây Son làm Đại đô đốc. Về sau ông theo Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) chống lại nhà Tây Sơn, giúp Nguyễn Vương lấy lại kinh đô Phú Xuân từ tay vua Quang Toản (con trai vua Quang Trung Nguyễn Huệ) và chiếm Bắc Hà (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ). Dưới triều vua Gia Long (1802-1819) Lê Công Chất được phong Khâm sai Chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân. Dưới triều Minh Mạng (1820-1840) ông được cử làm Tổng trấn Bắc Thành. Trong thời gian này ông đã biên soạn sách Bắc Thành địa dư chí có sự tham gia của các nho sĩ đương thời và theo sự chỉ đạo tổ chức của ông. Sau khi Lê Công Chất qua đời , vua Minh Mạng nghi ngờ Lê Công Chất rất hà khắc san bằng mồ mả, giết vợ con và tịch thu tài sản của ông.. Vua Tự Đức năm 1868 đã xóa án cho Lê Công Chất và truy phục chức vụ, tước vị cho ông . Sách Bắc Thành Địa Dư Chí được ông Vĩnh Xương Nguyễn Đông Khê sao lục bổ sung và viết bài tựa ( Tổng tập Dư Địa Chí Việt Nam Quyền 3, phương chí, trang 1103-1286)

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Võ Đắc Danh có hai bài ký “Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi” và “Người đàn bà mê núi” kể về Bảy Núi. Bạn hãy cùng tôi đọc lời cảm nhận của Nguyễn Quang Lập: “Cổ tích trên đỉnh mồ côi” kể về hai má con dì Ba và anh Bông đã nhận nuôi 12 đứa trẻ bị bỏ rơi từ các bệnh viện. Cái kí đọc một lần là nhớ đời. Mình là chúa hay quên tên, đến tên nhân vật tiểu thuyết của mình cũng phải nhờ thằng Nguyên (Phạm Xuân Nguyên) nhắc giùm nhưng tên hai má con dì Ba và anh Bông khiến mình nhớ mãi. Thằng này viết thật khéo, nó cứ kể tưng tửng vậy thôi mà ứa nước mắt. Nhớ nhất câu nói của anh Bông, khi người ta hỏi sao không lấy vợ, anh nói: “Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”. Cái câu này mình cũng nhớ như in, vì lời nói chân chất của anh Bông lại chính là một câu thoại rất đặc sắc, nó vừa đưa thông tin, vừa thể hiện tính cách nhân vật và chứa đựng cái “ý tại ngôn ngoại” về tấm lòng một người cha của những đứa trẻ mồ côi”.

Bạn đọc hẳn nhớ Võ Đắc Danh là người viết “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” mà tôi đã từng kể trong
Sơn Nam ông già Nam Bộ. Cái anh nhà báo Võ Đắc Danh có lối viết thân phận thật đằm và sâu: “Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: “Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi”. Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?”. Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn”. Ông già hớt tóc sau đó qua đời, được một người bạn thầy tu cho hỏa táng và mang hũ hài cốt về quê ở U Minh”.

Nay mời bạn hãy cùng tôi đọc ba cái ký sau đây của Võ Đắc Danh để biết thêm một câu chuyện về Bảy Núi Thiên Cấm Sơn. Xưa và nay Bảy Núi Thiên Cấm Sơn “ngọa hổ tàng long” vẫn ẩn tàng nhiều huyền thoại, như chuyện
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân vậy.

xem tiếp

CỔ TÍCH TRÊN ĐỈNH MỒ CÔI
Võ Đắc Danh

Trên đỉnh Mồ Côi núi Cấm, An Giang, có hai mẹ con dì Võ Thị Ba, 70 tuổi và anh Nguyễn Tấn Bông, 42 tuổi, đang làm rẫy, nuôi 10 đứa trẻ mồ côi do mẹ vì lý do nào đó bỏ rơi tại bệnh viện Cần Thơ…

 

 

Nay anh Bông chỉ còn 10 đứa, một đứa bệnh nặng qua đời, một đứa con gái bị cô em “giựt” về nuôi

10 năm sau kể từ ngày lên núi Cấm, hai mẹ con anh Nguyễn Tấn Bông đã tích lũy được vài chục cây vàng. Mẹ anh giục anh đi cưới vợ. Tuổi đã sắp 40 rồi. Nhưng 10 năm sống ở đây, Bông chưa hề quen được một người bạn gái. Thế rồi bỗng dưng năm năm qua, ông trời cho Bông liên tục 12 đứa con, mười trai hai gái. Một đứa con trai bị bệnh nặng không cứu được, một đứa con gái bị đứa em xin về nuôi.

Nhận đứa con đầu

Số là, năm 2002, dì Ba với anh Bông về Cần Thơ thăm đứa cháu gái trong bệnh viện đa khoa. Tình cờ, dì nghe được câu chuyện một thai phụ nghèo không có tiền nhập viện, ôm bụng ngồi khóc quằn quại trên ghế đá trước sân khoa sản. Anh Bông đưa dì Ba vào thăm, cho tiền và làm thủ tục cho chị ta nhập viện. Sau khi thằng bé ra đời, người sản phụ kia quỳ lạy tạ ơn và nói ra sự thật: “Cháu ở trong quê, chồng chết, nhà nghèo phải đi làm phụ hồ để nuôi một đứa con. Nhưng vì nhẹ dạ nên cháu bị tay thợ hồ lường gạt. Giờ nếu ẵm con về thì không biết lấy gì nuôi…”

Hai mẹ con dì Ba cho người mẹ ít tiền và vàng làm vốn kiếm sống và xin đưa thằng bé về nuôi. Dì nói: “Sau này nếu có muốn nhận con thì cứ lên đó, tôi giao lại. Điện thoại của tôi là 0986544323”.

Trước khi ẵm thằng bé ra về, dì Ba để lại số điện thoại cho các bác sĩ và hộ lý của khoa sản cùng với lời căn dặn: “Từ nay về sau, nếu có trường hợp tương tự như vậy, các cô gọi điện cho mẹ con tôi. Trước hết là mình giúp người ta mẹ tròn con vuông, sau đó, nếu người ta vì lý do gì mà không nuôi được thì mình đem về nuôi giúp”.

Thêm 11 đứa khác

Cứ thế, sau mỗi cú điện thoại: “Em ở khoa sản, bệnh viện đa khoa Cần Thơ…” là trong nhà anh Bông thêm một tiếng khóc trẻ sơ sinh.

Anh Bông kéo đám trẻ vào lòng, vừa xoa đầu, vừa kể về hoàn cảnh ra đời của từng đứa một: “Đây là thằng Nguyễn Sơn Ngọc, đứa đầu tiên con của chị phụ hồ đây. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Thanh, đẻ được hai ngày thì mắc bệnh phổi. Tôi với má tôi lên giúp một triệu đồng, nhưng không ngờ mẹ nó cầm một triệu đồng rồi bỏ trốn. Thằng nhỏ mới hai ngày tuổi mà phải thở oxy, ngậm ống sữa và truyền nước biển. Tôi với má tôi phải ở lại bệnh viện nuôi nó 20 ngày. Giờ đây nó cứ sân sẩn. Còn đây là thằng Nguyễn Sơn Giàu, mẹ nó là một cô gái nghèo đi mót lúa ở Vị Thanh, phải lòng một thằng chăn vịt, mang thai lúc mới mười bảy tuổi, sợ bị phát hiện nên dùng dây thun nịt bụng rồi trốn sang ở nhà bà ngoại. Khi chúng tôi đến bệnh viện thì nghe nói nó bị đứt tim thai, phải mổ bỏ con để cứu mẹ. Nhưng không ngờ nó được cứu sống. Nó sống, nhưng mẹ nó không dám mang nó về nhà…

Mười hai đứa trẻ trong căn nhà này là mười hai câu chuyện khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ, chúng là sản phẩm của những cuộc tình vụng trộm từ trong nhà trọ đến màn trời chiếu đất ngoài đồng. Anh Bông kết thúc câu chuyện thứ mười hai bằng một nỗi buồn: “Nó là Nguyễn Sơn Thành, đang nằm trên núi. Khi tôi với má tôi đến thì mẹ nó đã bỏ đi, nó nằm trong phòng cấp cứu suốt hai mươi ngày với chứng bệnh não úng thuỷ, một chứng bệnh ngặt nghèo. Tôi với má tôi rất đắn đo, cuối cùng thì không thể quay lưng trước một hài nhi vô tội. Nhưng suốt ba tháng, thằng bé cứ khóc ngày khóc đêm, đầu to dần, mắt đờ đẫn. Tôi ẳm nó trở lại bệnh viện, nơi nó cất tiếng khóc chào đời, bác sĩ nói ở đây không có khả năng điều trị, tôi đưa nó lên bệnh viện nhi Đồng 2, người ta nói phải phẫu thuật để đặt ống dẫn, sẽ rất tốn tiền nhưng không khả thi. Và đúng là như vậy, tôi đã bán miếng đất lấy mấy chục triệu đồng để mong nó sống, nhưng hơn hai năm sau thì nó ra đi”.

Qua câu chuyện buồn ấy, Bông lại ôm mấy đứa nhỏ vào lòng: “Tôi còn mười một đứa, chín trai, hai gái. Nhưng năm rồi, nhỏ em ở Cần Thơ lên chơi, thấy bé Cẩm Như đẹp quá, nó nói cho mượn về chơi mấy tháng, nói vậy rồi nó giựt luôn không trả…”

Nhắc đến chuyện cưới vợ, Bông lại cười: “Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”.

Bông trầm ngâm cho biết thêm về chuyện có thêm con: “Má tôi năm nay bệnh nhiều quá, sắp gần đất xa trời rồi. Tôi muốn dành thời gian cho má”. Còn chuyện học hành của mấy đứa nhỏ, Bông cũng lại trầm ngâm: “Thằng Sơn Ngọc năm nay lẽ ra phải lên lớp lá, thằng Sơn Thanh phải là lớp chồi, thằng Sơn Giàu phải là lớp mầm. Tôi đã tâm nguyện phải cho chúng nó học tới cùng. Tiền bạc thì tôi không lo, trước mắt, nguồn lợi từ mười lăm mẫu đất cũng đủ trang trải, sau này, khi chúng nó học lên cao thì mình bán đất. Nhưng, cái khó là chỗ ở. Thằng Sơn Ngọc năm tới sẽ tạm thời gởi cho nhỏ em ở Cần Thơ. Nhưng không thể gởi hết cả mười đứa. Còn mua nhà ở dưới đó thì ai chăm sóc, mà tôi đi thì ai ở đây lo vườn tược, cây trái cho mình. Càng nghĩ càng thấy rối…”
Thưa bạn đọc!

Câu chuyện cổ tích trên đỉnh Mồ Côi xin tạm dừng ở đây, bởi người kể chuyện chưa trả lời được câu hỏi sau cùng rằng: khi bà Tiên qua đời, anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không. Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Nhưng dân gian thường hay lý giải sự bế tắc bằng những phép mầu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện này, sẽ có một phép mầu nào đó đến với anh Bông. Phép mầu ấy chính là cái tâm đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời này.


NGƯỜI ĐÀN BÀ MÊ NÚI
Võ Đắc Danh

Dì Ba kể rằng, quê dì ở Bình Thuỷ, Cần Thơ. Ngày xưa dì từng là chủ xe đò. Năm 1980, có lần dì theo xe đưa người đi nghĩa vụ quân sự qua Thất Sơn, bỗng dưng mê núi. Từ đó, thỉnh thoảng là dì “đi núi”, không phải viếng chùa cúng miễu gì cả, dì không theo đạo nào.

Một hôm, dì nói với các con: “Tao bán nhà lên núi Cấm ở”. Bông, con trai út của dì lúc bấy giờ mới 26 tuổi, nói: “Má đi con đi theo má”. Cuối năm 1991, dì bán căn nhà được ba lượng vàng, dẫn anh Bông lên xe đò đi Núi Cấm. Anh Bông kể: “Đầu tiên khi đến đây, hai mẹ con tôi mua một căn nhà nhỏ dưới chân núi để mở quán cà phê. Nhưng ồn ào, má tôi thấy khó chịu. Biết tính má tôi muốn sống yên tĩnh một mình nên tôi tìm đường lên đỉnh Mồ Côi mua ba mẫu đất giá hai chỉ vàng.

“Từ chân núi lên tới đỉnh Mồ Côi, hồi ấy chỉ có con đường mòn len lỏi theo con suối Thanh Long, độ đường quanh co gần mười cây số, lên xuống nhiều con dốc, lởm chởm đất đá, đầy nguy hiểm, nhọc nhằn. Cách một hai cây số mới có một ngôi nhà. Rừng núi hoang vu buồn đứt ruột. Vậy mà má tôi kiên quyết ở đây”.

Hồi mới lên, anh Bông đi gánh mướn các loại đồ rẫy cho những gia đình trên núi. Nào su, nào chuối, nào xoài, nào mít, nào măng…, mỗi gánh bảy mươi ký, mỗi ký hai trăm đồng, mỗi ngày anh gánh hai chuyến từ đỉnh xuống chân núi, có khi chuyến lên gánh thêm gạo, cát, đá, xi măng, gạch ngói. Cái may mắn của anh Bông là, từ chiến trường Campuchia vừa xuất ngũ trở về, đôi chân và cả phần tâm linh còn quen với núi rừng bên ấy.

Ban đầu, anh Bông vừa gánh thuê, vừa học nghề làm rẫy. Mấy năm sau, ba mẫu đất của anh đã thành một khu vườn. Từ đó Bông không còn đi gánh hàng thuê nữa mà gánh thành quả của chính mình. Thấy anh làm giỏi, chi cục kiểm lâm giao cho anh quản lý thêm 12 mẫu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm mươi năm…

TRỞ LẠI ĐỈNH MỒ CÔI
Võ Đắc Danh


Kể xong câu chuyện Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi, tôi vẫn còn ray rứt trước hai vấn nạn: một, liệu anh Bông có lấy vợ được không ở cái tuổi bốn lăm? Người phụ nữ, dù có rộng lượng đến đâu cũng không thể ưng một người chồng đang nuôi 11 đứa con nheo nhóc. Hai, chuyện học hành của 11 đứa trẻ ấy ra sao giữa đỉnh núi cao heo hút, đường đến trường quanh co, năm ba cây số, dốc núi dựng đứng, trập trùng? Tôi đã gởi vào đoạn kết một nỗi lo cùng với một niềm tin mong manh, rằng: “Khi bà tiên qua đời, liệu anh tiều phu có lo cho những thiên thần bé nhỏ ấy học hành đỗ đạt hay không? Những câu chuyện cổ tích bao giờ cũng đi đến một kết thúc có hậu. Và tôi hy vọng trong câu chuyện này, sẽ có một phép mầu nào đó đến với anh Bông. Phép mầu ấy chính là cái tâm, là lòng nhân ái đang ẩn chứa đâu đây, trên cõi đời này”.
Và, cái phép mầu ấy đã đến với anh Bông và những đứa trẻ mồ côi sau khi câu chuyện được kể trên Sài Gòn Tiếp Thị.

Một buổi tối, dì Ba gọi điện cho tôi, nói nửa đùa nửa thật: “Mấy ngày qua có nhiều cô từ miền Trung đến miền Tây, rồi cả bên Mỹ gọi điện cho thằng Bông để chia sẻ, bày tỏ tình cảm, nhã ý muốn lên đây làm mẹ của mấy đứa nhỏ, giờ con tính sao?”

Gần một năm sau tôi trở lại đỉnh Mồ Côi thì câu chuyện cổ tích đã có nhiều thay đổi không ngờ. Đường lên đỉnh núi đã được tráng xi măng để xe gắn máy dễ dàng lên xuống, anh Bông cho biết, ngay tuần đầu sau khi câu chuyện lên báo, nhiều tổ chức, cá nhân đã mang tiền lên giúp, kẻ ít người nhiều, trước hết là giúp anh làm con đường bê tông để giảm bớt nỗi nhọc nhằn khi lên xuống núi. Có một câu chuyện rất cảm động mà dì Ba nói rằng dì sẽ giữ bí mật cho đến khi nào tôi trở lại để dành cho tôi một sự ngạc nhiên. Hôm ấy, một chàng trai tên là Minh Triển từ Mỹ trở về, một thân một mình lên đỉnh núi, tới nơi, anh ôm những đứa trẻ vào lòng rồi khóc. Anh nói, đọc câu chuyện trên mạng tưởng người ta hư cấu, không ngờ sự thật là như vậy. Minh Triển cũng không nói gì thêm, trước khi ra về, anh gởi cho dì Ba 300 USD cùng với lời hứa sẽ tìm cách giúp dì với anh Bông lo cho mấy đứa nhỏ học hành. Mấy tuần sau, Triển gọi điện qua nói với dì Ba: “Con xin phép được làm con nuôi của má, làm em của anh Bông, làm chú của 11 đứa trẻ để con được góp sức chăm lo cho tụi nó”. Thì ra, trong chuyến đến thăm lần ấy, Triển đã khảo sát dưới chân núi Cấm có trường học dạy từ lớp một đến lớp 12. Anh đề nghị anh Bông xuống chân núi mua đất xây nhà cho các cháu có chỗ ở gần trường để học hành, công việc tiến hành tới đâu Triển gởi tiền về tới đó. Đến nay, ngôi nhà đã được hoàn tất, chiều ngang 9 mét, chiều dài 20 mét, một trệt một lầu, phía sau có 1.000 mét vuông đất vườn. Anh Bông cho biết, Triển gởi về tổng cộng 45.000 USD. Ngôi nhà 360 mét vuông, mỗi đứa một phòng ngủ riêng, đó là ý tưởng của Minh Triển vừa tập cho các cháu sinh hoạt độc lập, vừa dự phòng khi chúng lớn lên có đủ không gian để sinh hoạt cá nhân.

Minh Triển là ai? Tôi gởi lại địa chỉ mail cho anh Bông với hy vọng sẽ liên lạc với con người khá bí ẩn này.

Anh Bông lấy ra cho chúng tôi xem hơn mười lá thư của các chị, các cô gởi về, không chỉ từ mọi miền đất nước mà cả những lá thư cách nửa vòng trái đất. Mỗi người kể một hoàn cảnh, một tâm sự khác nhau. Nhưng thật đáng trân trọng vì hầu hết những lá thư đều bày tỏ lòng trân trọng với anh Bông. Ai cũng muốn chung vai gánh vác với anh một phần trách nhiệm. Một chị ở Hà Nội tâm sự rằng, chị lấy chồng gần năm năm nhưng không có khả năng sinh con, bị chồng bỏ đi lấy vợ khác, chị sống trong những ngày tuyệt vọng thì tình cờ đọc được câu chuyện về anh, bỗng dưng chị khát khao muốn được làm mẹ của những đứa con anh, được bồng ẵm, được chăm sóc chúng như con ruột của mình. Một chị ở Cali thì đặt thẳng vấn đề kết hôn với anh và bảo lãnh cho những đứa con anh du học. Tôi hỏi Bông tính sao, anh cười hiền: “Mình chẳng biết tính sao cả, đã thề sống độc thân để nuôi tụi nó rồi, giờ lấy vợ, liệu người ta có thương tụi nó bằng mình không, nói thì nói vậy chớ chạm vào thực tế mới biết, không khéo sẽ đổ vỡ hết, sẽ nát bét hết…”.

*

Mấy ngày sau, tình cờ tôi nhận được mail của Minh Triển, anh tâm sự khá dài. Ngoài những điều như dì Ba và anh Bông kể, Triển còn cho biết tuổi thơ của anh ở Trà Vinh đã trải qua những tháng ngày cơ cực, mồ côi cha từ bé, phải nghỉ học sớm để mưu sinh.

Năm 13 tuổi, Triển theo một chuyến tàu đánh cá ra khơi và không ngờ rằng minh đặt chân lên đất Mỹ. Tuổi thơ lưu lạc, khao khát tình thương. Khi lên tới Đỉnh Mồ Côi, Triển như thấy bóng dáng thân phận mình qua từng đứa trẻ. Về Mỹ, anh quyết định gom đến đồng bạc cuối cùng của mình dành dụm bao nhiêu năm để làm một điều gì đó nhằm giảm bớt nỗi bất hạnh cho những đứa trẻ ấy, Triển cảm thấy như được bù đắp cho những mất mát của chính tuổi thơ mình.

Đầu năm nay, Triển về nước, anh rủ tôi cùng anh trở lại Đỉnh Mồ Côi. Khi anh vừa bước vào nhà, những đứa trẻ đồng thanh reo mừng “ba Triển !”. Triển ôm hôn từng đứa, hỏi thăm từng đứa như một người cha đi xa vừa gặp lại những đứa con ruột thịt của mình. Triển cho biết, với một ngôi nhà như thế chỉ mới là điều kiện cần cho chúng, còn điều kiện đủ để chúng học hành đến nơi đến chốn là cả một vấn đề, một chặng đường dài mà anh phải tính, phải lo.

Hiện tại, anh đã lập Hội từ thiện ở Cali và vận động được một ít tiền. Trong chuyến về nầy, anh sẽ xây dựng một lộ trình chi tiêu vừa hợp lý, vừa minh bạch để mang về bên ấy trình cho Hội. Hy vọng rằng – Triển nói – những đứa con của em sẽ được học hành tử tế.

 

 

Ca sĩ nghiệp dư Minh Triển vừa trở lại Đỉnh Mồ Côi

BÀ TIÊN NUÔI 12 TRẺ MỒ CÔI
TRÊN ĐỈNH THIÊN CẤM SƠN


Nguyên Việt – Đăng Văn

Mười năm qua, bà Võ Thị Ba (75 tuổi) đã nhận về 12 đứa trẻ không cha mẹ để nuôi dưỡng, chăm sóc như máu mủ ruột thịt của mình.

Hành trình lên núi

Bà Võ Thị Ba, vốn là một người buôn bán, kinh doanh sống ở Cần Thơ. Năm 1991 khi tuổi đã già, bà nghỉ công việc kinh doanh của mình để nghỉ ngơi. Một dịp tình cờ, bà đến núi Cấm cùng những người bạn. Trong 2 ngày du ngoạn núi Cấm, bà bỗng cảm thấy có tình cảm đặc biệt với vùng đất này. Sau khi về lại Cần Thơ, bà nói với anh Nguyễn Tấn Bông (út Bông, 50 tuổi), là con trai thứ của bà: “Mẹ muốn đi núi nữa con ạ”.

Nói là làm, bà rời nhà bắt xe một mình quay lại núi Cấm cho thỏa lòng mong nhớ. Tại đây, bà thuê nhà trọ để ở, hàng ngày lên núi xuống núi để thăm thú hết các địa điểm ở núi Cấm. Bà không phải là người mê tín, cũng không lên núi để cầu khấn bất cứ điều gì, bà chỉ cảm thấy mình yêu thích nơi đây mà không lý giải được nguyên nhân.

 

 

Đại gia đình anh út Bông

Sau nhiều lần đi lại ở núi Cấm, bà quyết định sẽ sinh sống phần đời còn lại của mình trên ngọn núi linh thiêng này. Lúc này, bà chỉ ở với một mình anh út Bông, những người con khác đã có gia đình và sinh sống những nơi khác nhau. Anh út Bông là bộ đội xuất ngũ từ năm 1987, là một Xã đội phó quân sự ở quê nhà.

Lúc nghe mẹ bày tỏ nỗi lòng, thương mẹ không nỡ để mẹ một mình trên núi, anh quyết định đi theo phụng dưỡng mẹ già và sống cuộc sống ẩn dật trên núi. Bà Ba bán ngôi nhà lụp xụp ở quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) để lên núi sinh sống. Nhưng thời gian đầu đến núi Cấm, bà chưa thể lên núi ở ngay được vì trên đỉnh núi là nơi hiểm trở ít người sinh sống, vì vậy nên lãnh đạo địa phương vẫn chưa thể đồng ý ngay với bà. Vậy là bà bắt đầu cuộc sống ở chân núi Cấm.

Thời gian ở chân núi Cấm, bà Ba luôn tìm cách để được lên ở trên đỉnh núi, nơi mà người dân đặt tên gọi là vồ Mồ Côi. Đây là nơi mà bà Ba rất ấn tượng bởi phong cảnh hữu tình mà hoang sơ.
Sau một năm sinh sống ở chân núi Cấm, nhiều lần gặp gỡ trưởng ấp nơi bà sinh sống, bà xin phép được chuyển lên núi Cấm, bà Ba nói: “Tôi chỉ có một nguyện vọng là được sinh sống phần đời còn lại trên ngọn núi này, chỉ cần địa phương đồng ý cho tôi ở, tôi chỉ che một túp lều nhỏ ở cũng được, sẽ không làm gì ảnh hưởng đến ngọn núi này cả”. Bị thuyết phục trước tấm lòng nhiệt thành ấy, ông trưởng ấp cũng phải đồng ý cho bà Ba được thỏa mãn nguyện vọng.

“Bà tiên” trên núi Cấm


Đến năm 2001, bà Ba và anh út Bông đã có cuộc sống khá ổn định trên núi Cấm. Một ngày nọ, bà Ba nhận được một cuộc điện thoại từ người cháu gái đang khám bệnh ở bệnh viện Cần Thơ bảo có một phụ nữ sắp tới ngày sinh nở nhưng không một người thân chăm sóc, đang sống lay lắt bên hành lang bệnh viện. Người cháu gái này mong muốn bà có thể giang tay cứu giúp cuộc đời của người phụ nữ bị phụ tình này.

Vốn là một người giàu lòng nhân ái, bà Ba cùng anh út Bông từ trên đỉnh núi Cấm, bắt xe xuống thành phố Cần Thơ để tìm gặp. Khi bà vào bệnh viện nhìn người phụ nữ đáng thương nọ, bà vẫn không hề nghĩ đến một ngày đứa bé mà người phụ nữ này đang mang sẽ gọi mình là bà nội. Bà làm thủ tục nhập viện và chịu hết chi phí sinh nở cho người phụ nữ này. Lúc sinh ra đứa bé trai kháu khỉnh, người mẹ nắm lấy tay bà với khuôn mặt đẫm lệ, van xin bà có thể nuôi nấng hoặc tìm một nơi chốn nào đó cho đứa bé được nương thân.

Không nỡ lòng nào từ chối lời cầu khẩn, bà quyết định nhận nuôi đứa bé. Và đó chính là cậu bé Nguyễn Sơn Ngọc, bây giờ đã vào lớp 5, sống vui tươi bên cạnh những đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ dưới vòng tay chăm sóc của bà Ba và anh út Bông.

 

 

Bà Ba, mẹ của anh út Bông

Bà Ba và anh út Bông cũng không nghĩ đến một con số nào cụ thể về những đứa trẻ bị bỏ rơi mà hai mẹ con có thể nhận nuôi. Nhưng rồi sau đó, tình thương với Sơn Ngọc đã giúp cho bà Ba và anh út Bông mạnh dạn nhận nuôi thêm những đứa trẻ khác. Nhờ có mối quen biết ở một số bệnh viện, nên khi có những đứa bé chào đời bị bỏ rơi, anh út Bông lại cùng mẹ gói ghém tìm đến để nhận về nuôi dưỡng. Kỉ lục nhất là vào năm 2003, anh nhận nuôi đến 4 đứa trẻ. Đến năm 2008, thì số trẻ mồ côi, trẻ bất hạnh bị bỏi rơi tại các bệnh viện trên khắp miền Tây được anh và bà Ba nhận về nuôi đã lên đến con số 12.
Ngồi tâm sự, điều khiến bà Ba thấy đau buồn đến “đứt ruột” là trong 12 đứa trẻ mà bà và con trai nhất mực yêu thương đó, không may có một em nhỏ không chiến thắng nổi căn bệnh bại não nên đã chết lúc chưa tròn tuổi. Đó là Nguyễn Sơn Thành, lúc anh út Bông nhận Thành về nuôi thì biết em bị bệnh nguy hiểm, nhưng với hi vọng của một người cha đối với con của mình. Anh út Bông cùng mẹ quyết cứu con cho bằng được.

Thời gian đưa bé Thành về nuôi, anh út Bông và mẹ phải thường xuyên đưa em đi chạy chữa từ Cần Thơ cho đến TP.HCM, những mong em có thể sống được với các em nhỏ khác. Tuy nhiên, sau đó Thành trút hơi thở cuối cùng ở tháng thứ 8. Cái chết của Thành càng làm cho anh út Bông và bà Ba cố gắng để nuôi dưỡng những đứa trẻ khác tốt hơn. Nuôi dạy 12 đứa trẻ vất vả, đằng này hai mẹ con bà Ba lại một lúc chăm lo cho 12 đứa trẻ xấp xỉ tuổi nhau, cái khó khăn đó không gì có thể so sánh được.

Đại gia đình của bà Ba sống êm đềm trên núi Cấm từ năm này qua năm khác, có khó khăn gì cũng cùng nhau vượt qua. Nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh khi những đứa con lớn đến tuổi đi học. Cả gia đình sống cheo leo trên đỉnh núi, việc đi học của các con gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều đêm hai mẹ con trăn trở không ngủ được vì nghĩ tới tương lai lâu dài của đàn con. Nhưng hoàn cảnh hiện tại của gia đình khó mà có thể tìm một nơi khác thuận lợi hơn. Mọi thu nhập của gia đình đều trông chờ vào 3ha cây ăn trái trên núi Cấm, nếu bây giờ chuyển nhà thì công việc sẽ khó khăn hơn rất nhiều, hơn nữa nếu chuyển nhà thì phải cần đến nhiều vốn liếng, trong khi tình cảnh của đại gia đình bà Ba chỉ đủ sống qua ngày cho 13 miệng ăn.

Bước ngoặt đến với gia đình vào năm 2009, một Việt kiều Mỹ về nước. Vốn biết được câu chuyện cảm động của mẹ con anh út Bông dang tay cứu giúp trẻ em cơ nhỡ nên người Việt kiều này ngỏ lời muốn giúp đỡ. Hai mẹ con bà Ba sau nhiều lần bàn bạc mới quyết định nhận lời giúp đỡ của người Việt kiều giàu lòng nhân ái. Anh út Bông tìm một miếng đất ở ngay dưới chân núi, gần trường học để thuận tiện cho các con đi học. Một ngôi nhà khang trang, khá đầy đủ tiện nghi được xây dựng lên trong niềm hân hoan, vui mừng của các em nhỏ.

Sau 9 năm anh út Bông nuôi dưỡng đàn trẻ, UBND xã An Hảo, huyện Tri Tôn đã quyết định trợ cấp cho các em nhỏ là 360 ngàn đồng/tháng cho mỗi em. Đây không phải là số tiền lớn nhưng cũng đã phần nào giúp anh út Bông nuôi dạy các con của mình được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo
1)
Võ Đắc Danh. Cổ tích trên đỉnh Mồ Côi. Sài Gòn Tiếp Thị Online – Lối sống
2)
Võ Đắc Danh. Trở lại đỉnh mồ côi – Sài Gòn Tiếp Thị Online – Báo xuân
3)
Võ Đắc Danh. Trở lại đỉnh mồ côi- YuMe
4)
(THVL) Thăm gia đình làm nên cổ tích trên đỉnh Mồ Côi
5)
Báo Mới.com Trở lại “Tình người trên đỉnh mồ côi”
6)
Nguyên Việt – Đăng Văn. “Bà tiên” nuôi 12 trẻ mồ côi trên đỉnh Thiên Cấm Sơn. Người Đưa Tin Online

*
Ngày vía Bà Chúa Xứ vùng Bảy Núi Thiên Cấm Sơn là vào ngày 25 tháng 4 âm lịch, năm nay (2021) nhằm Thứ Bảy và Chủ Nhật ngày 5 và 6 tháng 6 dương lịch. Vùng này thuở xưa khi tôi còn ở đấy ngày này người tứ xứ đổ về hành hương đông nghẹt. Năm nay không rõ thế nào. Tôi nhớ chuyện
Linh Nhạc thương người hiền https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-nhac-thuong-nguoi-hien/.

Tôi hỏi cụ già về tên tuổi và địa chỉ nơi này là chốn nào?. Cụ trả lời cụ là Linh Nhạc Phật Ý có duyên với tôi nên giúp sự tìm hiểu. Cụ cười bảo tôi: Thầy biết đây là đất quen, và thầy vốn nghề nông say mê “Vườn Quốc gia Việt Nam” lại ở rất gần “Vườn Tao Đàn bạn quý” mà thầy không đoán ra những cây này ở đâu à? Tôi thưa Cụ là vườn Cụ có nhiều cây quen tại “Bảy Núi Thiên Cấm Sơn” mà tôi có chín năm ở vùng ấy, cũng có một số kỳ hoa dị thảo của riêng vùng “Đá Đứng chốn sông thiêng” “Làng Minh Lệ quê tôi“. Cụ cười bảo ” Huế có Thiên Thụ Sơn” và “Đại Lãnh nhạn quay về” thầy đã ghé chưa ? Cây và hoa lá ở đây đã có mang về trồng tại Huế ở Thiên Thụ Sơn rồi đấy.

 

 

HUẾ CÓ THIÊN THỤ SƠN
Hoàng Kim

Huế có Thiên Thụ Sơn, đó là câu chuyện dài tiếp nối Bảy Núi Thiên Cám Sơn trong bài viết CHÀO NGÀY MỚI 6 THÁNG 6 dưới đây. Tôi đã suy ngẫm chuyện điền dã với huyền tích này từ lâu, nhưng do chưa đủ nhân duyên và điều kiện để tường thuật lại cặn kẽ. Đến nay sau 25 năm cũng chỉ tạm lưu ít thư mục nhỏ không nỡ quên để thỉnh thoảng quay lại. Cụ Dương Văn Sinh, người có huân chương lao động hạng ba, lương y, thầy thuốc ưu tú, có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thầy cũng là một nhà phong thủy danh tiếng ở Huế., Cụ rất tâm đắc với tôi về thế núi Thiên Thụ Sơn và Trường Cơ Thiên Thụ Lăng, có tương quan huyền tích Bảy Núi Thiên Cấm Sơn.

Bảy Núi Thiên Cấm Sơn
Nơi Nguyễn Vương thoát hiểm
Nhớ Đàn Khê Lưu Bị
Lúa Việt Sắn An Giang.


Huế có Thiên Thụ Sơn

Ẩn tàng bao huyền thoại
Linh Nhạc thương lời hiền
Chuyện cổ tích người lớn

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hue-co-thien-thu-son/

 

 

Sau này vua Gia Long tại Huế đã chọn Thiên Thụ Sơn là hướng núi cho quần thể di tích cung điện và quần thể lăng mộ của triều đại vua chúa nhà Nguyễn , âu cũng là một câu chuyện kỳ thú. đầu tiên là hướng chính cho quần thể di tích kinh đô Huế đế lăng Trường cơ của chúa Nguyễ

NƠI NGUYỄN VƯƠNG THOÁT HIỂM

Bí mật thiên Cấm Sơn và sự thoát hiểm của Nguyễn Vương là một câu chuyện lạ bởi thiền sư Linh Nhạc Phật Ý chỉ dẫn mà tôi đã đức kết chép lại trong chùm chuyện khảo
Nguyễn Du trăng huyền thoại. Vắn tắt câu chuyện như thần tích Lưu Bị phi ngựa qua suối Đàn Khê sách Tam Quốc Diện Nghĩa để chỉ sự thoát hiểm trong gang tấc. Chuyện ấy như sau:

 

 

Tôi đi lạc vào một ngôi chùa cổ. Một công án kỳ lạ theo tôi mười năm qua. Nơi đây là chốn rất quen với tôi, và tôi biết rõ từ nhiều năm qua, nhưng không hiểu sao lại có rừng cây và ngôi chùa cổ này. Tôi bàng hoàng nhớ lại phía trước là nhà anh Ba Mùa, một người trồng và chọn giống khoai lang HL4 với vợ chồng tôi rất nhiều năm. Nay tuy anh đã mất, nhưng tôi vẫn nhớ nhà anh rất rõ, mà hôm nay tìm mãi không thấy. Phía sau trụ điện cao thế đối diện khu nhà máy Coca Cola là nhà của ông Ba Báu. Ông làm việc với tôi suốt ba năm học ở Trường với bảy năm về Viện và Trung Tâm Hưng Lôc. Nay mới sau ba mươi năm quay lại mà một nơi thân thuộc vậy, lại chợt dưng khác lạ, không thể tìm được nhà. Không thể tin nổi. Khu rừng rộng, tán cây cổ thụ cao và yên tĩnh. Tôi tìm mãi không thấy người quen và đường ra; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/linh-nhac-thuong-loi-hien/

 

 

Tôi chụp nhiều ảnh và nghĩ vẩn vơ trong rừng cây, rồi bất chợt gặp hai cháu bé nhỏ đi tới. Tôi vội bước tới để hỏi. Hai bé không chút sợ hãi dừng lại nhìn và cười với tôi. Bé gái lớn gọi: Hoàng Thành, anh đến đây. Có một bé trai lớn hơn chạy tới. Lũ trẻ chỉ cho tôi đến ngôi nhà ở góc vườn, và chạy ào đi chơi. Tôi vào gặp một cụ già, và chuyên như ở dưới đây. Cụ già quắc thước, mắt sáng, hiền từ hỏi tôi:

_ Thầy đi đâu tìm gì?

Tôi nhìn khuôn mặt như tiên ông của Cụ. Khuôn mặt Cụ dường như rất quen thân, và tôi đã từng gặp ở đâu đó, nhưng không thể nào nhớ được. Tôi bất giác kính trọng Cụ, và thưa:

– Dạ cháu là Hoàng Kim, sinh năm 1953, nơi sinh ở Làng Minh Lệ Quảng Bình, thường trú tại số nhà 80 khu Trung tâm, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cháu làm giảng viên chinh cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang) của Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, cháu học ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc, và đi bộ đội từ tháng 9 năm 1971 đến tháng 1 năm 1977. Sau khi chuyển ngành về học tiếp ở Trường Đại học Nông Nghiệp 2 Hà Bắc và chuyển trường vào học tiếp ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1981, cháu tốt nghiệp kỹ sư nông học về làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Sau đó làm tiến sĩ và giám đốc Trung tâm ở đấy. Năm 2006, cháu chuyển từ Viện về Trường để dạy học. Cháu đang đi coi thi và đang tìm xem Từ Hải thật là ai?. Tôi trình bày thân phận mình và câu chuyện để cố tìm manh mối.

  • Cháu coi thi ba hôm. Vợ cháu khuyên là nên thuê nhà trọ gần điểm thi, vì nhà cháu ở xa nên để tránh kẹt xe trễ giờ cần lấy tiền bồi dưỡng coi thi trang trãi tiền thuê phòng trọ mà thực hiện tốt nhiệm vụ cho đúng giờ. Cháu đã thuê khách sạn rồi nhưng lại nhường phòng đã thuê cho hai mẹ con của một thí sinh ở miền Trung vào thi mà không đặt phòng trước. Cháu chuyển về thuê phòng ở chùa Châu Long, xa điểm thi hơn và đi về phải thuê xe ôm. Thật lạ là nơi xây nhà nghĩ chùa Châu Long ngày nay lại chính là nơi mảnh đất mà vợ chồng cháu đã chọn được Giống khoai Bí Đà Lạt, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4. Mảnh đất xây chùa Châu Long này là của chú Ba Báu trước đây vợ chống cháu sau khi ra trường định mua lập nghiệp nhưng sau đã chọn về ở đất Hưng Long Đồng Nai. Tối nay thầy Nguyễn Lân Dũng giục cháu sớm giúp phản biện cuốn sách thầy Ngô Quốc Quýnh sự thật về Nguyễn Du. Bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuốn sách “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” của GS.NGND Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) làm cháu mộng mị. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho rằng Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Thầy Nguyễn Lân Dũng gọi điện và nhắn tin giục cháu sớm giúp cho nhận xét phản biện này. Cháu vừa thương quý kính trọng Thầy vừa nhận thấy luận điểm của thầy Ngô Quốc Quýnh cũng có lý có tình nên cháu định sớm viết bài đồng tình.

_ Nguyễn Du là Từ Hải?

Cụ già hỏi lại tôi về bình sinh và hành trạng Nguyễn Duvà đã ngăn tôi khoan vội đồng tình với nhận định của thầy Ngô Quốc Quýnh coi Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống với nàng Kiều chính là Nguyễn Du. Cụ chất vấn tôi và lần lượt thảo luận tìm hiểu kỹ sự thật của 12 uẩn khúc chưa rõ. Đó là: Nguyễn Du là người thế nào? Nguyễn Du Bắc hành tạp lục; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du và Kinh Kim Cương; Nguyễn Du so tài Nguyễn Huệ; Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Du tri kỷ, tri âm; Tố Như sau ba trăm năm; Nguyễn Du viếng Kỳ Lân mộ; Hoành Sơn những bài thơ cổ; Hồng Lam vằng vặc sao Khuê. Tôi dần nhận ra Nguyễn Du là Từ Hải. Để khỏi mất thì giờ bạn đọc xin không nêu ra các chi tiết. Mời đọc Nguyễn Du tư liệu quýbài 2 trong chùm chuyện khảo Nguyễn Du trăng huyền thoại của Hoàng Kim. Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình ngôi chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ Nguyễn Du nửa đêm đọc lại

_ “Khói hương” và “Hai ngả”

Cụ già hỏi tôi đã đọc sách của thầy Nguyễn Lân “Khói hương” và “Hai ngã” chưa? với những tác phẩm văn sử của Từ Ngọc “Cậu bé nhà quê” “Ngược dòng” “Nguyễn Trường Tộ” và “Những trang sử vẻ vang”? Tôi thưa với Cụ là tôi đã đọc rất kỹ “Vinh quang nghề Thầy” nhưng với các sách trên thì chưa đọc được vì nay những sách ấy rất khó tìm. Cụ cười và nói rằng, chuyện đang nóng hổi chỉ mới từ năm 1945 đến nay mà đã khó vậy, huống hồ câu chuyện
Nguyễn Du trăng huyền thoại đã trải trên 253 năm để lần tìm bình sinh và hành trạng của ai đó cần đọc rất kỹ các sách mang giá trị sử thi của những tác giả đứng đắn, đối chiếu thời thế với niên biểu cuộc đời họ, mới hiểu được những ẩn ngữ trong trang sách họ viết. Ví như “Khói hương” và “Hai ngả” “Hồi ký giáo dục thầy Nguyễn Lân” có ở trong “Vinh quang nghề Thầy”. Cụ hỏi tôi có đọc kỹ đoạn Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim mong xây dựng một nước Quân chủ lập hiến và mong “các ông sẽ soạn giúp cho một bản hiến pháp”. “Anh em đã giao cho anh Đào Duy Anh soạn bản hiến pháp đó (bản hiến pháp chưa bao giờ thành hình)”. Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim vì sao không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? Sau này, tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy Nguyễn Lân Dũng viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy” và câu chuyện đối thoại lạ lùng trong giấc mơ “Linh Nhạc thương người hiền”.

_ Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

Tôi hỏi cụ già về tên tuổi và địa chỉ nơi này là chốn nào?. Cụ trả lời cụ là Linh Nhạc Phật Ý có duyên với tôi nên giúp sự tìm hiểu. Cụ cười bảo tôi: Thầy biết đây là đất quen, và thầy vốn nghề nông say mê Vườn Quốc gia Việt Nam lại ở rất gần Vườn Tao Đàn bạn quý mà thấy không đoán ra những cây này ở đâu à? Tôi thưa Cụ là vườn Cụ có nhiều cây quen tại Bảy Núi Thiên Cấm Sơn mà tôi có chín năm ở vùng ấy, cũng có một số kỳ hoa dị thảo của riêng vùng Đá Đứng chốn sông thiêngLàng Minh Lệ quê tôi. Cụ cười bảo Thiên Thụ Sơn ở Huế và Đại Lãnh nhạn quay về thầy đã ghé chưa ? Cây và hoa lá ở đây đã có mang về trồng tại Thiên Thụ Sơn ở Huế rồi đấy.

Tôi làm lạ sực tỉnh. Cái đêm hôm ấy, tôi ngủ suốt từ chập tối. Chuyện cũ ấy và chứng cứ ở đây
http://dayvahoc.blogtiengviet.net/2012/07/04/http_dayvahoc_blogtiengviet_net_ng

*

Chiều tối hôm sau, tôi ngẫu nhiên theo chỉ dẫu của cụ già trong giấc mơ, đã tìm thấy được ngôi chùa cổ Tổ Đình Phước Tường tại địa chỉ 13/32 đường Lã Xuân Oai phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9. Ngôi chùa này lưu dấu tích của thiền sư Linh Nhạc Phật Ý.và vị thiền sư này quan hệ tới sự đã che giấu vua nhà Nguyễn thoát chết gang tấc bởi sự truy vết cũa nhà Tây Sơn. Hiện nay, Tổ Đình Phước Tường sư trụ trì là Thượng tọa Thích Nhật An. Tổ Đình đã được Bộ Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tich Văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 43/VH QĐ ngày 7 /1/ 1993 .Ngày tiếp sau, khi coi thi đã hoàn thành trở vể nhà lại duyên may lại tình cờ gặp được Bố tát Nhựt Tông trên chuyến xe bus từ Suối Tiên đi ngã tư Bà Rịa- Vũng Tài. Tôi đã đổi ý không đi về nhà ở Hưng Thịnh Đồng Nai mà theo gót chân Bố tát vân du chùa Long Phước 98 Trần Xuân Độ, Phường 6 tại Núi Lớn, phía sau Thích Ca Phật Đài, thành phố Vũng Tàu, thăm thiền sư Thiện Lý, với anh Nguyễn Quốc Toàn Lão Quán Lục Vân Tiên giữa đời thường, để cùng luận bàn đạo Phật ngày nay và mang sách của thầy Nhựt Tông và mang sách Nguyễn Du của anh Toàn về nhà cặm cụi tra cứu tìm tòi.

Nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh nói những lời thật cảm khái : “Trong tình hình đọc sách hiện tại trong nước và hải ngoại, mỗi người Việt Nam đọc không đến một quyển sách một năm, các nhà xuất bản tại hải ngoại chỉ sống nhờ sự hy sinh của tác giả, tự viết tự bỏ tiền in, không kể gì lời lỗ. Sách gửi đi các nơi không hy vọng gì thu tiền lại. Trong nước sách in được 1500 quyển như  Nguyễn Du trên đường gió bụi anh Hoàng Khôi là thuộc loại khá. Đáng cho chúng ta khuyến khích. Phải chăng vì thiếu sách hay, các nhà văn ngày nay không đủ sức hấp dẫn lôi kéo người đọc chăng. Nghĩ lại ngày xưa thời Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, những năm 1930-1940 mỗi năm người đậu Tú Tài chỉ vài chục người, người biết chữ quốc ngữ có là bao nhiêu trên 25 triệu dân thế mà sách  đã tạo ra những trào lưu văn học lớn mạnh. Ngày nay chúng ta có 90 triệu dân trong nước và 4 triệu người Việt hải ngoại, mà tình hình sách vở còn thua các nước nhược tiểu, nghĩ thật đáng buồn. Chúng ta không nâng cao được dân trí, mà dân trí lại thụt lùi.  Được một nhà văn như anh Hoàng Khôi, hy sinh thức đêm thức hôm để viết sách, để mua vui một vài trống canh, tôi mừng và mong có nhiều người như anh Hoàng Khôi. Đừng để các thế hệ mai sau không còn biết viết văn, biết đọc mà chỉ còn biết bấm mấy câu vớ vẫn trên điện thoại di động.

Tôi từng tâm đắc với Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ  nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào. Người hiền thực ra đời nào cũng có, thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng, vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy Để thấu hiểu những giá trị nhân văn đích thực, rất cần những khoảng lặng để đối diện với chính mình.  Hôm trước tôi đã có dịp cùng với những người bạn quý thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ gần gũi với một người nữ mà ông không mang tiếng dâm tà. Nhờ việc tra cứu, đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ …

Tôi đọc cuốn sách “Nguyễn Du” của nhà giáo Nguyễn Thế Quang “Của tin còn một chút này làm ghi” không dưới hai mươi lần (Trang sách Nguyễn Du với lời đề tặng của tác giả Nguyễn Thế Quang, ảnh Hoàng Kim), và sực thấm hiểu vì sao Nguyễn Du đọc Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn trên nghìn lần cũng như chợt hiểu vì sao Hồ Chí Minh “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh“. Tôi đã đọc mười hai tư liệu quý về Nguyễn Du (kể cả ba tư liệu mới bổ sung gần đây) Dẫu vậy tôi vẫn hồ nghi nhiều điều, chưa đủ tư liệu trao đổi với các giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ngô Quốc Quýnh nhà giáo Nguyễn Thế Quang, nhà nghiên cứu Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn và  còn nợ  Ví Dặm Ân Tình, Quỳnh Trâm, Huy Việt … những lời bàn luận.

Tôi nhờ lập “Nguyễn Du một niên biểu” chi tiết hóa thời thế và cuộc đời Nguyễn Du đúng hành trạng từng năm, từ lúc ông sinh ra cho đến khi ông mất, theo gợi ý của cụ già tự xưng là thiền sư Linh Nhạc Phật Ý trong giấc mơ lạ. Cụ già đã khuyến khích tôi làm điều này và cũng nhờ phản biện sâu sắc với các dẫn liệu của tiến sĩ Phạm Trọng Chánh. Ông là người bôn ba hải ngoại đã hiểu tác phẩm
Nguyễn Du trên đường gió bụi của Hoàng Khôi một cách sâu sắc hiếm thấy, chân thành, đức độ và khích lệ tác giả Hoàng Khôi với một triết lý dạy và học mẫu mực. “Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước, làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ“.:

Bài liên quan
Hãy để tôi đọc lại

 

 

NGUYỄN DU TRĂNG HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

1
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa

2
Nguyễn Du tư liệu quý
Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận

3
Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.

4
Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ
Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.

5
Nguyễn Du thời Tây Sơn
Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh

6
Nguyễn Du làm Ngư Tiều
Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng

7
Nguyễn Du thời nhà Nguyễn
Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều

8
Nguyễn Du tiếng tri âm
Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ

9
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại.
Mai Hạc vầng trăng soi,

Nhân nhàn rỗi đọc lại Thâm Giang Trần Gia Ninh, thương “Kim Thiếp Vũ Môn”, nhớ
‘Thiên hạ trục lộc‘, xin chép về so ngẫm Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng xem tiếp Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/Mai Hạc vầng trăng soihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/mai-hac-vang-trang-soi/http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

*

Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ
Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”

Tôi viết
Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau



Vị thiền sư Linh Nhạc Phật Ý tại Tổ Đình chùa cổ Thủ Đức trong giấc mơ lạ
Nguyễn Du nửa đêm đọc lại đã khuyên tôi viết Nguyễn Du trăng huyền thoại bằng cách lập “Nguyễn Du niên biểu luận” cuộc đời và thời thế Nguyễn Du để tìm hiểu về Người. Theo vị Thiền sư này thì dấu vết chứng cứ sự thật hàng năm của Nguyễn Du là chỉ dấu đáng tin cậy của thời ấy về những sự kiện trọng yếu của thời thế đã gợi ý chi phối thế xuất xử của Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, để hậu thế chúng ta có thể hiểu đúng sự thật và huyền thoại về ông. Những sự kiện chính tại đàng Trong và đàng Ngoài với các nước liên quan trong hệ quy chiếu lấy chính Nguyễn Du và gia tộc của ông làm trung tâm sẽ là dẫn liệu thông tin thực sự có ích để thấu hiểu chính xác ẩn ngữ Truyện Kiều, lịch sử, văn hóa, con người, bối cảnh hình thành kiệt tác “300 năm nữa chốc mòng Biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như” xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress,com/category/nguyen-du-trang-huyen thoại

Tác phẩm bao gồm chín bài, mục lục như sau: 1
Nguyễn Du thơ chữ Hán Kiếm bút thấu tim Người, Đấng danh sĩ tinh hoa, Nguyễn Du khinh Thành Tổ, Bậc thánh viếng đức Hòa 2 Nguyễn Du tư liệu quý Linh Nhạc thương người hiền, Trung Liệt đền thờ cổ, “Bang giao tập” Việt Trung, Nguyễn Du niên biểu luận 3 Nguyễn Du Hồ Xuân Hương “Đối tửu” thơ bi tráng, “Tỏ ý” lệ vương đầy, Ba trăm năm thoáng chốc, Mại hạc vầng trăng soi. 4 Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”, Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”, Bến Giang Đình ẩn ngữ, Thời biến nhớ người xưa. 5 Nguyễn Du thời Tây Sơn Mười lăm năm tuổi thơ, Mười lăm năm lưu lạc, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ, Tình hiếu thật phân minh 6 Nguyễn Du làm Ngư Tiều Câu cá và đi săn, Ẩn ngữ giữa đời thường, Nguyễn Du ức gia huynh, Hành Lạc Từ bi tráng 7 Nguyễn Du thời nhà Nguyễn Mười tám năm làm quan, Chính sử và Bài tựa, Gia phả với luận bàn. Bắc hành và Truyện Kiều 8 Nguyễn Du tiếng tri âm Hồ Xuân Hương là ai, Kiều Nguyễn luận anh hùng, Thời Nam Hải Điếu Đồ, Thời Hồng Sơn Liệp Hộ 9 Nguyễn Du trăng huyền thoạiĐi thuyền trên Trường Giang,Tâm tình và Hồn Việt, Tấm gương soi thời đại. Mai Hạc vầng trăng soi,

Tôi viết
Nguyễn Du trăng huyền thoại cho những ai vốn thích Nguyễn Du và Truyện Kiều nhưng chỉ có sách Truyện Kiều và một ít bộ sách quý có liên quan mà chưa thể có thời gian đào sâu tìm hiểu về bộ kiệt tác văn chương Việt kỳ lạ này với những ẩn ngữ thời thế cuộc đời Nguyễn Du lắng đọng vào trang sách. Bạn đọc để đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn cách đọc chùm 9 bài này như sau. Đầu tiên bạn nên đọc bảng Mục lục chín bài viết này và xác định mình cần đọc bài nào trong chín bài viết ấy sau đó bấm thẳng vào đường dẫn có tại trang ấy liên kết với chín bài; Thứ hai mời bạn đọc ngay bài bảy mục 2 va 3 đó là Chính sử và Bài tựa/ Gia phả với luận bàn. Muốn hiểu thêm Nguyễn Du trăng huyền thoại cần tìm đọc những sách và tác giả giới thiệu trong bài này và có sự định kỳ cập nhậti. Thứ ba Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều là sự suy ngẫm lắng đọng.

Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa Việt Nam thời nhà Nguyễn, là minh sư hiền tài lỗi lạc, là nhà thơ lớn danh nhân văn hóa thế giới, là một hình mẫu con người Việt Nam thuộc về văn hóa tương lai, là một tấm gương trong về phép ứng xử chí thiện, nhân đạo, minh triết giữa thời nhiễu loạn. Ông là tác giả của.Truyện Kiều và Bắc hành tạp lục bài học tâm tình Việt đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới. Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu, ở Thăng Long, Hà Nội, mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 nhằm ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn.

Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều tóm tắt như sau

1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, đấng anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc.

2. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời. Nguyễn Du vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học lớn về tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

3. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Vị thế gia tộc Nguyễn Tiên Điền đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản. Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” và Truyện Kiều là hai kiệt tác SÁCH NGOẠI GIAO NGUYỄN DU sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa làm rạng danh nước Việt được ghi trong chính sử nhà Nguyễn và và ngự chế Minh Mệnh tổng thuyết

4. Nguyễn Du niên biểu luận, cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781- 1796) Thời Hồng Sơn Liệp Hộ (1797-1802) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du thời Nhà Nguyễn (1802- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều và “Bắc Hành tạp lục” không chỉ là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt mà còn là di sản lịch sử văn hóa mẫu mực của dân tộc Việt.

5. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .

6. Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đã trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và trên 73 bản dịch. Giá trị tác phẩm Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.

7. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.

8. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.

9. Nguyễn Du trăng huyền thoại gồm tư liệu 540 trang, là vầng trăng huyền thoại soi sáng thời đại Nguyễn Du. (Mục lục của chuyên luận này gồm 9 bài như đã trình bày ở phần trên).

10. Tôi tin Nguyễn Du trăng huyền thoại sẽ có những người trung thực, cao quý duyệt lại và bổ túc cho khảo cứu nhọc nhằn, lấm bụi thời gian này. Tôi kính trọng được trao lại những trang viết tuy chưa tới đích nhưng tâm nguyện tốt và đúng hướng, giúp cho những người nghiên cứu nghiêm cẩn, tận tụy tiếp tục sự tìm tòi làm sáng lên sự thật và nhân cách cao quý của những bậc hiền nhân. Họ là ngọc cho đời, chọn lối sống phúc hậu, an nhiên, tri túc, thanh đạm, đạt hiếu trung đầy đủ, nhưng vì thời thế nhiễu loạn, nên ngọc trong đá, vàng lầm trong cát đấy thôi

Tài liệu tham khảo chính

1. Nguyễn Du tiểu sử trong sách Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, người dịch Đỗ Mộng Khương, người hiệu đính Hoa Bằng, Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 2006, trang 400 /716 Tập 2; xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-du-trang-huyen-thoai/

NHỚ ĐÀN KHÊ LƯU BỊ

Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý nhắc chuyện “Nhớ Đàn Khê Lưu Bị: và khuyên tôi cố gắng ‘tận nhân lực tri thiên mệnh’. Người ấy có vị thần nào bảo hộ vậy?, chính là khoảnh khắc sinh tử ấy.

Phi ngựa qua Đàn Khê” Tam quốc diễn nghĩa được đời sau người đưa tin thuật tóm tắt
https://www.nguoiduatin.vn/tam-quoc-dien-nghia-thuc-hu-than-tich-luu-bi-phi-ngua-qua-suoi-dan-khe-a469579.html

Đích Lô vốn là ngựa của Trương Vũ, một tướng dưới trướng danh sĩ dòng dõi hoàng tộc thời nhà Hán là Lưu Biểu. Sau này, Trương Vũ phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.

 

 

Lưu Bị cưỡi ngựa Đích Lô vượt suối Đàn Khê.

Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng “con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý”. Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền lấy ngựa cho ông.

Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này “có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ”, còn nói rằng “Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết” chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.

Người hầu của Lưu Bị đem tin “ngựa sát chủ” nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi Khoái Việt và Thái Mạo muốn dồn Lưu Bị vào chỗ chết, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàn Khê.

Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên “Đích Lô sát chủ” ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: “Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!“. Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện “Đích Lô sát chủ” , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.

Sau này, khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu sĩ của Lưu Bị, già yếu quá, để thể hiện sự trọng dụng, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.

“Thấu hiểu sử thi là người có tư mệnh. Thoát hiểm chỉ gang tấc phải là người có phúc phận. “:

LÚA VIỆT SẮN AN GIANG

Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi
Ông Bảy Nhị An Giang
Bảy Núi Thiên Cấm Sơn

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là hau-due-cua-mat-troi-5.jpg

 

LƯU DẤU CHÂN THỜI GIAN
Hoàng Kim


Hậu duệ của mặt trời
Lưu dấu chân thời gian
Dấu đời thành seo biển
Đi như một dòng sông
“Mọi lý thuyết đều xám
Chỉ cây đời tươi xanh
” (*)

Linh Giang sông quê hương
Lời thề trên sông Hóa
Đèo Ngang thăm thẳm nhớ
Nguồn Son nối Phong Nha

Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Sóc Trăng Lương Định Của
#Thungdung cụ Trạng Trình

Một gia đình yêu thương
Bảo tồn và phát triển
Ngày mới Ngọc cho đời
Bài đồng dao huyền thoại

(*) Goethe, trích dẫn tại Giấc mơ thiêng cùng Goethe ; Lưu dấu chân thời gian (ảnh RUCHUNG)

 

 

Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phát trực tiếp. https://www.facebook.com/NongNghiepVietNamOnline/videos/751269766299798

TRỰC TIẾP: Phiên chất vấn của Quốc hội về nông nghiệp và phát triển nông thôn

Chiều 7/6/2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Nhóm vấn đề chất vấn thứ nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm:

– Công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường nông sản.

– Giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp.

– Việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thu hút đầu tư kinh doanh trong trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững.

 

 

Chuyển đổi số nông nghiệp
Tin nổi bật quan tâm
FAO VIỆT NAM HỘI NGHỊ ISG 2021
#hoangkimlong điểm tin

Sáng 16/12/ 2021 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và ông Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc) đã ký kết Khung chương trình hợp tác FAO và Việt Nam giai đoạn 2022-2026, trong Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) với chủ đề “Đối tác xanh cho một nền nông nghiệp mới”.tổ chức (bài và ảnh : Minh Phúc. báo Nông nghiệp Viêt Nam)

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tích cực hoàn thiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia của Việt Nam về hệ thống lương thực thực phẩm bền vững giai đoạn 2021-2030 để thực hiện mục tiêu tạo dựng hình ảnh nông nghiệp Việt Nam: trở thành nhà sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm “minh bạch – trách nhiệm – bền vững” mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã khẳng định với cộng đồng quốc tế. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng xoay quanh ba trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh”.

Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi mạnh mẽ sang Hệ thống lương thực thực phẩm xanh minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, giai đoạn 2021-2030 được xây dựng trên cơ sở 5 lộ trình hành động đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) của Liên hợp quốc (LHQ) vừa được tổ chức hồi tháng 9 năm 2021 bao gồm: 1) Đảm bảo mọi người tiếp cận được thực phẩm an toàn và dinh dưỡng; 2) Chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững; 3) Đẩy mạnh sản xuất bền vững; 4) Xây dựng các chuỗi giá trị cạnh tranh, bao trùm và bình đẳng và; 5) Tăng cường khả năng thích ứng với tổn thương, cú sốc và sức ép. xem thêm https://nongnghiep.vn/nganh-nong-nghiep-khong-the-tu-dung-mot-minh-lam-mot-minh-d310780.html

Việt Nam con đường xanh
Sự thật hơn lời nói
Chuyển đổi số Quốc gia
Chuyển đổi số nông nghiệp

Đồng bộ hóa dữ liệu
Có lợi cho người dân
https://youtu.be/XDM6i8vLHcI
https://youtu.be/kjWwyW0hkbU

Ai, giống gì, nơi nào?
Quy mô sự chuyển đổi
Minh bạch rõ thông tin
Ban mai lặng lẽ sáng.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tin-noi-bat-quan-tam/

 

 

TIN NÔNG NGHIỆP NỔI BẬT
#CLTVNCây Lương thực Việt Nam

9/12/2021 VAAS New
Đánh giá bộ giống sắn kháng bệnh khảm lá
8/12/2021 Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Hội thảo ‘Giải pháp khai thác bền vững nguồn gen ngô và ứng dụng công nghệ mới trong phát triển giống ngô thực phẩm và thức ăn xanh thích ứng với biến đổi khí hậu’
18/11/2021 Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng qua Một cửa Quốc gia
16/11/2021 VAAS News. Hội thảo Quốc gia Nông nghiệp sinh thái – Phương pháp tiếp cận chuyển đổi bền vững và tích hợp đa giá trị đối với hệ thống nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam (hình) ,
https://vaas.vn/vi/hop-tac-quoc-te/hoi-thao-quoc-gia-nong-nghiep-sinh-thai-phuong-phap-tiep-can-chuyen-doi-ben-vung-va?fbclid=IwAR2vvxVQClXTn8QYc0AUk1sdYOG6iBwt_9qZdrozcRje6VtIPmsjfiYAIJo
17/11/2021 VAAS News.
Khai thác ‘mỏ vàng’ chất thải, phụ phẩm nông nghiệp;
16/11/2021 VAAS News
Chuyển đổi số ngành nông nghiệp nên bắt đầu từ đâu?;
11/11/2021 VAAS News
Ứng dụng khoa học công nghệ … cho nông nghiệp bền vững;
9/11/2021 VAAS NEWS
Thành tựu trong điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai;
1/10/2021 Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Quyết định 3963/QĐ-BNN-TT ngày 01/10/2021 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa toàn quốc năm 2021
14/9/2021 Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Danh sách tổng hợp giống cây trồng được công nhận lưu hành

 

 

GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419
Nguyễn Thị Trúc Mai

“Với mong muốn góp phần phát triển cây sắn bền vững, bảo vệ kết quả sản xuất người trồng sắn, hiện nay
Trúc Mai đang thực hiện chuyển giao số lượng lớn giống sắn KM419 (còn gọi là Siêu bột, Cút lùn, Tai đỏ) và KM94 và hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ. Quy cách giống: 20 cây/bó; độ dài tối thiểu 1,2m/cây, cây giống khỏe, HOÀN TOÀN SẠCH BỆNH (có thể giữ lá cây giống để kiểm tra bệnh khảm + các loại sâu bệnh khác).Địa điểm nhận giống: huyện Đồng Xuân, Phú Yên.Liên hệ Ts sắn TRÚC MAI: 0979872618. Đừng ngại thời tiết và giới tính 😊❤.Giống sắn KM419 cây thấp gọn, dễ trồng dày, thân xanh thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh, cọng xanh tím, số củ 8-12, củ to và đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, chịu hạn tốt.” Thông tin ngày 18/11/2021 https://www.facebook.com/TrucMa…/posts/5134183749930863… tích hợp tại #CLTVN xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cltvn/

TIN QUỐC TẾ CHỌN LỌC

Việt Nam ngày nay quan hệ quốc tế đặc biệt với Lào Cămpuchia Cu ba; quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha; Anh ; Đức, Italy; Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp; Malaysia, Philippines; Úc; New Zealand; quan hệ đối tác toàn diện với Nam Phi; Chile, Brazil, Venezuela; Argentina; Ukraina; Mỹ, Đan Mạch; Myanmar, Canada; Hungary; Brunei, Hà Lan; quan hệ đối tác lĩnh vực trước đây với Hà Lan năm 2010 về Quản lý nước và Ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2014 thêm Nông nghiệp và An ninh lương thực, năm 2019 quan hệ hợp tác lĩnh vực với Hà Lan đã nâng cấp thành đối tác toàn diện. quan hệ đối tác bạn hữu ‘cùng có lợi’ với Mông Cổ, Triều Tiên, các nước khác ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Á, Tây Á, Trung Đông, Châu Phi, các chiến lược hợp tác Nam Nam, hợp tác, song phương và đa phương. Việt Nam khi nâng cấp quan hệ với các đại cường là chúng ta đang đứng giữa giao lộ có sự tính toán cân bằng nhiều lợi ích khác nhau.

Tin thế giới chọn lọc 30/8, Trung Quốc đang “cảnh giác cao độ” khi tàu chiến Mỹ tiến đến Đài Loan, FBNC
https://youtu.be/MFR3MXSIf-4; Taliban là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (IEA) https://youtu.be/WHeeEYprrOs những ngày qua đã giành được chính quyền trong nước này sau mấy chục năm chiến tranhthánh chiến, chống lại chính quyền Karzai được Mỹ hậu thuẫn và ISAF do NATO lãnh đạo trong chiến tranh ở Afghanistan. Taliban trước đây chỉ được ba quốc gia Pakistan, Ả Rập Xê-útCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. thừa nhận, nhưng ngày nay, Trung Quốc, Nga bắt tay Taliban xây dựng chính quyền mới. Thế sự bàn cờ vây . https://youtu.be/CH4VppzT21c. Bài viết này xâu chuỗi Trung Quốc một suy ngẫmVành đai và con đường Trung Nga với Trung ÁThế sự bàn cờ vây; Đọc lại và suy ngẫm.

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc: 5 năm nhìn lại, tác giả Nguyễn Thu Hà, Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019 theo số liệu trang Chinadaily: http://www.chinadaily.com.cn/a/201809/05/WS5b8f09bfa310add14f3899b7.html Trong 5 năm qua, sáng kiến “Vành đai, Con đường” do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra vào tháng 9 năm 2013 cho đến nay tuy đã đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới. Toàn văn câu chuyện ấy được lược khảo tại đây

 

 

LÚA CAO CÂY TRUNG QUỐC
Hoàng Kim Long (điểm tin)


Theo Thời báo Hoàn Cầu, được trích dẫn bởi
báo Tuổi trẻ ngày 30 8 2021 và FBNC, Trung Quốc trồng thành công ‘lúa khổng lồ’ cao tới 2m. Giống lúa này thân cây cao và cứng cáp, có khả năng chống ngập úng và đất mặn, năng suất đạt 11,25-13,50 tấn/ha (750- 900 kg/ mẫu TQ, 15 mẫu TQ là 1 ha). Ông Chen Yangpiao, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai Trung Quốc chi nhánh Trùng Khánh hi vọng giống lúa này có thể trồng ở những vùng trũng ruộng ngập sâu 60-80cm, và có thể nuôi cá tôm trong ruộng lúa. Ông Viên Long Bình Lúa siêu xanh Hòa Bình từng ao ước và chia sẻ khi còn sống: “Tôi đã luôn mơ một ngày nào đó cây lúa sẽ cao như cao lương, hạt to như đậu phộng. Lúc đó chắc tôi và cộng sự sẽ ngồi dưới tán lúa, tận hưởng những ngày mát mẻ”

 

 

LÚA CAO CÂY TRUNG QUỐC.

Ngày 25 tháng 10 năm 2017, China’s People’s Daily cho biết Trung Quốc tạo giống lúa cao hơn đầu người cho năng suất lớn. Giống lúa có tên gọi “lúa khổng lồ” được các chuyên gia ở Viện Nông nghiệp Cận Nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lai tạo với hy vọng có thể cung cấp lương thực cho nhiều người hơn. Giống lúa mới được chính thức giới thiệu hôm 16/10 sau 10 nghiên cứu, có năng suất cao hơn 50% so với các giống lúa thông thường. Nhóm nghiên cứu đã trồng thử cây lúa khổng lồ và thu hoạch trên một cánh đồng nằm ở thị trấn Jinjing thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cây lúa thân cao trung bình 1,8 mét, những cây lớn nhất cao tới 2,2 mét. Xia Xinjie, một nhà nghiên cứu trong dự án cho biết năng suất dự kiến có thể đạt trên 11,5 tấn/hecta. Số hạt có thể thu hoạch từ một gốc lúa là hơn 500 hạt. Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng một loạt công nghệ mới để tạo ra giống lúa mới, bao gồm đột biến, lai hữu tính và lai xa giữa nhiều loại lúa dại. Lúa khổng lồ có thể đem lại lợi ích lớn cho Trung Quốc, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nông dân và dân số ngày càng tăng. “Lượng thóc lúa cần sản xuất thêm vào năm 2030 cao hơn 60% so với năm 1995. Hiện nay, một hecta đất trồng lúa cung cấp đủ thức ăn cho 27 người. Vào năm 2050, mỗi hecta phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho 43 người”, Yuan Longping, nhà nông nghiệp học nổi tiếng ở Trung Quốc, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.

Tin liên quan Lúa CLT:

 

 

LÚA C4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC OXFORD ANH

Ngày 25 tháng 10 năm 2017 thông tin Lúa C4 của trường đại học Oxford năng suất tăng 50%. Các nhà khoa học làm việc trong Dự án Lúa C4 của trường đại học Oxford đã cải thiện quá trình quang hợp trong lúa gạo và tăng năng suất cây trồng, bằng cách đưa một gen ngô đơn lẻ vào lúa, tiến tới trồng lúa ‘supercharging’ tới mức hiệu quả hơn. Cây lúa sử dụng con đường quang hợp C3, trong môi trường nóng và khô ít hiệu quả hơn con đường C4 được sử dụng trong các thực vật khác như ngô và lúa miến. Gạo ‘chuyển đổi’ sử dụng quang hợp C4, năng suất sẽ tăng khoảng 50%.Các nhà nghiên cứu đã thực hiện phương pháp giải phẫu ‘proto-Kranz’ chuyển gen ngô GOLDEN2-LIKE tới cây lúa làm tăng lượng lạp lục và ty lạp thể có chức năng trong các tế bào vỏ bọc xung quanh lá. Giáo sư Jane Langdale thuộc Đại học Oxford, và nhà nghiên cứu chính về giai đoạn này của dự án lúa gạo C4 cho biết: “Nghiên cứu này giới thiệu một gen duy nhất cho cây lúa để tái tạo bước đầu tiên dọc theo con đường tiến hoá từ C3 đến C4. Đó là một sự phát triển thực sự đáng khích lệ, và thách thức bây giờ là xây dựng trên đó và tìm ra những gen thích hợp để tiếp tục hoàn các bước còn lại trong quá trình “. Thông tin chi tiết tại Đại học Oxford Tin tức & Sự kiện. xem tiếp Lúa C4 và lúa cao cây (Hoàng Kim Long điểm tin chọn lọc Cây Lương Thực Việt Nam)

 

Philippines cho trồng đại trà gạo vàng biến đổi gene - Ảnh 1.

 

Hạt gạo vàng biến đổi gene so với gạo trắng bình thường – Ảnh: IRRI

GOLDEN RICE BIẾN ĐỔI GEN

Theo Hãng tin Reuters, được trích dẫn bởi báo Tuổi trẻ
Philippines cho trồng đại trà ‘gạo vàng’ biến đổi gene ngày 26 tháng 8 năm 2021: “Philippines là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép trồng đại trà gạo biến đổi gene Golden Rice. Theo Reuters, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines đã hỗ trợ phát triển giống gạo vàng đặc biệt này.Trong thông báo ngày 25-8, Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) và Viện Nghiên cứu lúa Philippines (PhilRice) xác nhận đã cấp phép an toàn sinh học cho giống Golden Rice.”Sau giấy chứng nhận an toàn sinh học, DA và PhilRice sẽ bắt đầu trồng lấy hạt giống. Thường thì quá trình này sẽ mất 3-4 vụ canh tác”, ông Ronan Zagado – một quan chức phụ trách dự án Golden Rice – cho biết thêm. Được biết giống gạo vàng đã được thử nghiệm thực địa gần một thập kỷ. Golden Rice sẽ được trồng đại trà ở các khu vực có tỉ lệ thiếu vitamin A cao vào quý 3-2022 trước khi bán rộng rãi. Philippines lên kế hoạch trồng đại trà gạo vàng từ năm 2011, nhưng phải trì hoãn vì vấp phải các phản đối và lo ngại từ người dân cũng như các tổ chức nông nghiệp. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) nổi tiếng vì các chiến dịch chống săn bắt cá voi cũng lên tiếng phản đối quyết định của Chính phủ Philippines.Tuy nhiên, người đứng đầu PhilRice đã trấn an các lo ngại và khẳng định Golden Rice đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia và quốc tế. Theo IRRI, Golden Rice đã nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ các cơ quan quản lý ở Úc, New Zealand, Canada và Mỹ. Hiện giống gạo này đang trải qua quá trình xem xét cuối cùng ở Bangladesh. Thực phẩm biến đổi gene từ lâu đã là một đề tài gây tranh cãi. Mục đích biến đổi gene nhằm tạo ra các loại nông sản bổ dưỡng hơn, kháng bệnh tốt hơn. Các cơ quan quản lý bác bỏ các thuyết âm mưu như thực phẩm biến đổi gene gây ung thư, ức chế hệ miễn dịch.Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn e dè trước loại thực phẩm này và kêu gọi các cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất dán nhãn cảnh báo thực phẩm biến đổi gene”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tin-noi-bat-quan-tam/

 

 

Nguồn: #hoangkimlong#CLTVNhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/tin-noi-bat-quan-tam/

 

 

https://youtu.be/XDM6i8vLHcI
https://youtu.be/kjWwyW0hkbU

 

 


Xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-doi-so-nong-nghiephttps://youtu.be/pWgENKcy-eg

(*) Chuyển đổi số để đồng bộ hóa dữ liệu cho người nông dân, video nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về cấp bách Chuyển đổi số nông nghiệp xem tiếp tại đây
https://nongnghiep.vn/video/chuyen-doi-so-de-dong-bo-hoa-du-lieu-cho-nguoi-nong-dan-tv299186.html; Việt Nam con đường xanh. CNM365 Tình yêu cuộc sống Nông sản an toàn & Trái tim người Việt Thuận Quý, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận https://binhanfarm.vn/; https://www.facebook.com/TrangTraiBinhAn/posts/4238782479513065; Chuyển đổi số nông nghiệphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-doi-so-nong-nghiep/; BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Online https://www.facebook.com/NongNghiepVietNamOnline/ Tin mới cập nhật: Canh tác lúa giảm giá thành PGSTS Mai Thành Phụng THVL https://youtu.be/pWgENKcy-eg; Chuyển đổi số giúp Cam Vũ Quang lan tỏa nhanh hơn, rộng hơn 8 10 2021 https://nongnghiep.vn/video/chuyen-doi-so-giup-cam-vu-quang-lan-toa-nhanh-hon-rong-hon-d304420.html; Thú vị lúa mùa nổi 4 10 2021 https://nongsanviet.nongnghiep.vn/nang-tam-gia-tri-lua-mua-noi-d303876.html; Nam Bộ gieo trồng khoảng 1,6 triệu ha lúa Đông Xuân 1 10 2021 https://www.facebook.com/NongNghiepVietNamOnline/videos/2659508267678634/; https://youtu.be/pWgENKcy-eg

 

 

Bảo tồn và phát triển sắn
SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long


Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,

 

 

Tóm tắt: Báo cáo này đề cập ba nội dung: 1) Những vấn đề cần chú ý trong sản xuất sắn hiện nay để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn; 2) Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) trước và trong dịch bệnh sắn CMD và CWBD ; 3) Phú Yên bảo tồn và phát triển sắn bền vững

 

 

1) Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcIhttps://youtu.be/kjWwyW0hkbU . Chúng tôi khuyên nông dân trồng các loại giống sạch bệnh KM419, KM440, KM140, KM98-1, KM568, KM535, KK537, HN5, HLS14 KM94 (đ/c), khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững (Hình 1); xem tiếp   https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/  [11] và https://hoangkimlonghoanggia.blogspot.com/2021/11/cassava-news-136-vietnamese-cassava.html

2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với điều kiện sinh thái của địa phương (Hình 2) là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Mười kỹ thuật này bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp. Quy trình canh tác sắn này của Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc ngày 18 tháng 1 năm 2016 (Le Huy Ham et al. 2016) [23]  
https://youtu.be/81aJ5-cGp28

3) Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen giống sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (Hình 3) là giải pháp căn bản, trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn tại vùng sắn trọng điểm, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực.

4) Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng giống sắn và vùng nguyên liệu và truyền thông Chuyển đổi số nông nghiệp kết nối thị trường  https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEk

5) Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt, có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh hại chính CMD, CWBD, với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực liên kết tiếp thị; có các chính sách hỗ trợ cần thiết.

THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM

Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Sắn Việt Nam giai đoạn 2016-2021 tóm tắt đánh giá thực trạng sắn về điểm mạnh, điểm yều, cơ hội, thách thức (SWOT) trong bối cảnh dịch bệnh sắn CMD và CWBD, khái quát những điểm chính sau:

Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD

Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, và bùng phát thành dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009) [1], Dịch bệnh này sau đó trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam, chủ yếu trên giống sắn KM 94. Năm 2008, giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực Việt Nam có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn Việt Nam (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2011) [10]. Đến năm 2016, tỷ trọng diện tích thu hoạch giống sắn KM94 chiếm 31,8 %, trong khi giống sắn KM419 chiếm 38%. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree) [25]. Năm 2019, giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do giống sắn KM94 cây cao, mật độ trồng thưa (10.000 -11.000 cây/ ha), thời gian sinh trưởng dài, nhiễm nặng (cấp 4) bệnh chổi rồng. Giống sắn KM419, cây thấp, mật độ trồng dày (14.500 cây/ha), thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ bệnh chổi rồng (cấp 1), năng suất tinh bột vượt KM94 khoảng 29%.

Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nghiêm trọng  trên giống sắn HLS11. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR, CIAT kết nối Mạng lưới sắn toàn cầu GCP21 và các chương trình sắn Quốc gia gồm Căm pu chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, tại Hội nghị sắn Quốc tế lần thứ IV, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 tại Benin, và  Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia và Tây Ninh Việt Nam  đã báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn (CMD) gần đây ở Đông Nam Á và phối hợp chiến lược phòng trừ dịch bệnh CMD. Những kết quả giám sát dịch bệnh đã được đúc kết thông tin tại Hội thảo sắn Quốc tế tại Lào (2019), Ấn Độ (2021) xem tiếp Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay

Thành tựu sắn Việt Nam

Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha năm 2000 lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm 2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh; Thông tin tại “Cassava conservation and sustainable development in Vietnam” (Hoàng Kim et al. 2018, 2015) [7], Trong sách: Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả, CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn)

Sắn Việt Nam ngày nay thành tựu nổi bật

Thành tựu sắn Việt Nam thể hiện trên 6 điểm chính :1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ngày nay ở Việt Nam; 2) Quy trình canh tác sắn thích hợp tại mỗi điều kiện sinh thái nền tảng phát triển trên 3) Mười kỹ thuật thâm canh sắn;4) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn;  5) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông; 6) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn và xây dựng nông thôn mới

1) Giống sắn chủ lực và phổ biến ở Việt Nam ngày nay là KI419 và KM140, trong khi chờ đợi các giống sắn mới tích hợp gen kháng bệnh CMD được khảo nghiệm (Báo Nhân Dân 2020 dẫn kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ); xem tiếp [11] Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/

2) Mười kỹ thuật thâm canh sắn bảo tồn và phát triển sắn bền vững; Cây sắn Việt Nam ngày nay, giải pháp chủ yếu ngăn chặn lây lan dịch bệnh CWBD và CMD là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM440, KM397, KM140, KM98-1, … ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan bệnh; cần chăm sóc sắn tốt, bón phân và làm cỏ 3 lần để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời khi bệnh xuất hiện. [11]  https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/

3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam ngày nay là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả;

4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông, dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành sắn.

5) Hệ thống quản lý nhà nước, hổ trợ liên kết chuỗi giá trị ngành hàng sắn, phát triển nông thôn mới,đã có sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế với sự sâu sát thực tiễn và hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD; Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Chương trình sắn Quốc tế ACIAR CIAT cũng xác định giống sắn KM98-1 canh tác phổ biến nhất ở Lào.

6) Sắn Việt Nam chuyển đổi số đã tích lũy chuyển đổi số, liên kết hổ trợ người dân,  Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28, Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; …

Bài học sắn Việt Nam

Sắn Việt Nam thành tựu và bài học (Vietnam cassava achievement and learnt lessons)  [8] đã đúc kết ba bài học Cassava in Việt Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ (Hoang Kim, Pham Van Bien et al. 2003, Hoang Kim et al. 2013) bao gồm:

Bài học một: 6 M.  1) Man Power Con người  2) Market Thị trường 3) Materials Giống mới, Công nghệ mới 4) Management Quản lý và Chính sách 5) Methods Phương pháp tổ chức thực hiện 6) Money Tiền.

Bài học hai: 10 T  1) Thử nghiệm (Trials); 2) Trình diễn (Demonstrations); 3) Tập huấn (Training); 4) Trao đổi (Exchange); 5)Thăm viếng (Farmer tours); 6) Tham quan hội nghị đầu bờ (Farmer field days); 7) Thông tin tuyên truyền (Information, propaganda; 8) Thi đua (Competition); 9) Tổng kết khen thưởng (Recognition, price and reward); 10) Thành lập mạng lưới nông dân giỏi (Establish good farmers’ network.

Bài học ba: 1F Nông dân tham gia nghiên cứu (Farmer Participatory Research – FPR)

Sắn Việt Nam ngày nay có thêm hai bài học nối tiếp

Bài học bốn “Nhận diện rủi ro bất cập”

1)     Quản lý dịch bệnh hại và giống sắn. Giải pháp giám sát sự lây lan bệnh CMD lúc đầu còn lúng túng chậm trễ. Việc hủy bỏ giống HLS11.cây cao, vỏ củ nâu đỏ, bệnh CMD mức 5 rất nặng) vì sự lẫn giống đã giảm nhân giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao, cây thấp, vỏ củ xám trắng, nhiễm  bệnh virus  khảm lá CMD mức 2-3 (Hình 4, 5). Sản xuất sắn Tây Ninh lẫn giống sắn chưa có nguồn gốc lý lịch đặc điểm giống phù hợp và thiếu hồ sơ chọn tạo [2] trong khi các giống sắn KM440, KM140, đã có đủ hồ sơ gốc DUS và VCU (Hoang Kim et al. 2018; 2015 [7];  Trần Công Khanh [25], Hoàng Kim và đồng sự 2007, 2010 [27], Nguyễn Thị Trúc Mai 2017[11, 12,13, 14, 15], Nguyễn Bạch Mai 2018 [16] Hoàng Long [17,18,19])  

2)     Bảo vệ đất rừng, đất dốc trồng sắn và xử lý thực tiễn các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác sắn. Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai [ 20, 21] gồm 13 chương có chương 12 “Làm thế nào để chống xói mòn đất” đã đề cập chi tiết kỹ thuật canh tác trên đất dốc trồng sắn; chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh CWBD, CMD, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CWBD, CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt . Sách này là cẩm nang nghề sắn “thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt”.

3)     Chế biến kinh doanh sắn
Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi trên thế giới ngày nay, cạnh tranh nhiên liệu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và các tác động tiềm tàng đối với các hệ thống canh tác năng lượng – cây trồng quy mô nhỏ, đã có rất nhiều sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ mới (John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021). Sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã có thành tựu “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu.

4)     Quản lý vĩ mô ngành hàng sắn còn bất cập đặc biệt là trong  dịch bệnh Covid19

Bài học năm: Bảo tồn sắn và phát triển bền vững Phú Yên là điểm sáng điển hình; xem chi tiết các đường links và video chọn lọc tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/

PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Phú Yên là điểm sáng điển hình, nôi bảo tồn sắn và phát triển bền vững ở Việt Nam. Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực và KM440 là một trong những giống sắn triển vọng nhất của sắn Việt Nam ngày nay. Hai giống có năng suất tinh bột cao, ít bệnh, là lựa chọn của đông đảo nông dân sau  áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcIhttps://youtu.be/kjWwyW0hkbU

Sắn là cây trồng chủ lực của tỉnh Phú Yên với lúa và mía. Sắn Phú Yên có lợi thế đầu tư tái cơ cấu theo hướng gia tăng giá trị, sản xuất tập trung, quy mô lớn và bền vững hiện nay với tầm nhìn đến năm 2030. Tỉnh Phú Yên có hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở Sông Hinh và Đồng Xuân hiện đã nâng cấp lên trên 670 tấn tinh bột/ngày Xây dựng vùng nguyên liệu sắn ổn định đạt năng suất cao, bền vững là nhu cầu sống còn của nhà máy, sinh kế và thu nhập chính của nông dân, nguồn lợi của ngân sách.

Quan tâm tiến bộ kỹ thuật cây sắn là trọng tâm kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương. Việc nghiên cứu tuyển chọn, ứng dụng giống sắn mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng tại tỉnh Phú Yên, tạo hướng đi mới để thay đổi cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, tìm cơ hội trong thách thức cho nông sản chủ lực của tỉnh.

Hiện nay giống sắn KM419 là giống chủ lực trong cơ cấu bộ giống sắn của tỉnh Phú Yên..”Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” là sự tiếp nối của đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh tại tỉnh Phú Yên“ đã thành công.. Đề tài đã đạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ 8 (2018-2019). Năm 2020 tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai, là tác giả trong nhóm nghiên cứu của đề tài,  đã được tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông“, nhận Bằng khen và Cúp của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Tạp chí Nông thôn mới 2021).

”Nghiên cứu chọn tạo giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên” là khâu đột phá cấp thiết và hiệu quả nhất (Kawano K (1995) [22] để tiếp nối sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững.Nội dung nghiên cứu gồm 1) Cải tiến nâng cấp giống sắn chủ lực sản xuất KM419 (Thu hạt lai tạo dòng KM419 và C39, KM440, KM397, KM94; Xây dựng vườn tạo dòng 5 tổ hợp sắn lai ưu tú; Khảo sát tập đoàn 27 giống sắn tuyển chọn); Khảo nghiệm DUS giống sắn tác giả cho 7 giống sắn). 2) Tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, chống chịu sâu bệnh hại chính, thích hợp điều kiện sản xuất của tỉnh Phú Yên (Khảo nghiệm cơ bản 7 giống sắn; Khảo nghiệm sản xuất 5 giống sắn) 3) Xây dựng mô hình trình diễn và thiết lập vùng giống sắn gốc các giống sắn tốt; Chuyển giao công nghệ mới về giống sắn, kỹ thuật chọn tạo giống sắn.

 

 

#CLTVN

CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP
Tin nổi bật quan tâmBảo tồn và phát triển sắnGiống sắn chủ lực KM419https://www.facebook.com/TrucMa…/posts/5134183749930863…


Trúc Mai cùng với Van Quyen Mai29 người khác. 2 giờ  Thông tin ngày 18/11/2021: “Với mong muốn góp phần phát triển cây sắn bền vững, bảo vệ kết quả sản xuất người trồng sắn, hiện nay Trúc Mai đang thực hiện chuyển giao số lượng lớn giống sắn KM419 (còn gọi là Siêu bột, Cút lùn, Tai đỏ) và KM94 và hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ. Quy cách giống: 20 cây/bó; độ dài tối thiểu 1,2m/cây, cây giống khỏe, HOÀN TOÀN SẠCH BỆNH (có thể giữ lá cây giống để kiểm tra bệnh khảm + các loại sâu bệnh khác).Địa điểm nhận giống: huyện Đồng Xuân, Phú Yên.Liên hệ Ts sắn TRÚC MAI: 0979872618. Đừng ngại thời tiết và giới tính 😊❤.Giống sắn KM419 cây thấp gọn, dễ trồng dày, thân xanh thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh, cọng xanh tím, số củ 8-12, củ to và đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, chịu hạn tốt.” Thông tin tích hợp tại #CLTVN xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cltvn/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

HÌNH ẢNH BẢO TỒN PHÁT TRIỂN SẮN

 

 

SẮN VIỆT NAM NGÀY NAY: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Vietnamese cassava today:https://hoangkimlonghoanggia.blogspot.com/2021/11/cassava-news-136-vietnamese-cassava.html

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

  1. Báo Nhân Dân 2009. Chữa bệnh ”chồi rồng’ trên cây sắn https://nhandan.vn/khoa-hoc/Chua-benh-choi-rong-tren-cay-san/
  2. Báo Nhân Dân 2020 Tìm ra giống sắn kháng bệnh khảm lá  https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/
  3. FAO. 2021. FAOSTAT (http://faostat.fao.org/) FAO (2013), Save and Grow: Cassava A guide to sustainable production intensification. FAO, ISBN 978-92-5-107641-5, 140 pp.
  4. Jonathan Newby, Cassava Regional Coordinator, Project Leader 2019. Establishing sustainable solutions to cassava diseases in mainland Southeast Asia. In: 10th Regional Workshop, held in Vientian, Lao, 11 -13 September 2019
  5. John Dixon, Reinhardt Howeler et al. 2021.Feed Food Fuel Competition and potential impacts on small-scale crop-livestock-energy farming systems, https://www.researchgate.net/publication/354492499_Feed_Food_Fuel_Competition_and_potential_impacts_on_small-scale_crop-livestock-energy_farming_systems
  6. Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai and Reinhardt Howeler (2019) Quản lý bền vững sắn châu Á. Thông tin trực tuyến về bảo tồn và phát triển sắn bền vững tại Việt Nam. Cập nhật các nghiên cứu mới châu Á và Việt Nam về chọn taọ giống sắn năng suất tinh bột cao, chống chịu bệnh hại chính. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quan-ly-ben-vung-san-chau-a/
  7. Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai and Reinhardt Howeler 2018, 2015 Cassava Conservation and Sustainable Development in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor. Proc. 9th Regional Workshop, held in Quangxi, China, 2014. pp. 35-56. Update data Cassava in Viet Nam from 2011 to January 2016 for Researchgate  https://www.researchgate.net/publication/322160935_cassava_conservation_and_sustainable_development_in_vietnam.
  8. Hoang Kim, Tran Ngoc Ngoan, Nguyen Thi Truc Mai, Vo Van Quang, Nguyen Bach Mai, Nguyen Thi Le Dung, Nguyen Phuong, Hoang Long, Nguyen Minh Cuong, Dao Trong Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Minh Hieu, Nguyen Van Bo, Nguyen Thi Cach, Nguyen Trong Hien, Le Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. 2016. New variety KM419.. Recogition Report of KM419 variety, the Ministry of Agriculture and Rural Development, National Council of Plant Varieties, Hanoi. Nov 16, 2014. 89p. In: Cassava in Viet Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ 
  9. Hoang Kim, Le Huy Ham, Manabu Ishitani, Hernan Ceballos, Nguyen Van Bo, Tran Ngoc Ngoan, Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Rod Lefroy, Nguyen Phuong, Hoang Long, Nguyen Thi Le Dung, Tran Cong Khanh, Vo Van Quang, Dao Trong Tuan, Nguyen Minh Cuong, Nguyen Van Vu and Nguyen Van Dong 2013b. Vietnam cassava breeding overview: the broad perspective. Presentation to Kickoff Meeting of a Cooperative Research Project under the East Asia Joint Research Program (e-ASIA JRP) at AGI, Hanoi on Jan.8 and 9, 2013.
  10. Hoang Kim, Nguyen Van Bo, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Hernan Ceballos, Nguyen
    Phuong, Tran Cong Khanh, Nguyen Trong Hien, Hoang Long, Vo Van Quang, Nguyen Thi Thien Phuong, Nguyen Thi Le Dung, Bui Huy Hop, Trinh Van My, Le Thi Yen, 2011.
    Cassava for biofuel in Vietnam. Paper presented at IFAD/ICRISAT Project Final Meeting “ Harnessing water –use efficient bio-energy crops for enhancing livelihood opportunities of smallholder farmers in Asia, Africa and Latin America” “Linking the poor to global markets: Pro-poor development of biofuel” supply chains Ho Chi Minh city, 14-15 April 2011.
  11. Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự Thông tin trực tuyến về Bảo tồn và phát triển sắn, đúc kết sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật về sắn của nhóm nghiên cứu https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-phat-trien-san/
  12. Nguyễn Thị Trúc Mai 2017. Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh tại tỉnh Phú Yên, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.161 trang. (Nguyen Thi Truc Mai 2017, “Study on the selection of high yielding cassava varieties and intensive cultivation techniques in Phu Yen province”. Ph.D Thesis Major field:  Crop Science. Code: 62 62 01 10. Supervisors:  Assoc. Prof. Dr. Nguyen Minh Hieu and Dr. Hoang Kim; Training organization: University of Agriculture and Forestry, Hue University; Period: 2014 – 2017)
  13. Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng, 2017, Kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh rải vụ sắn tại tỉnh Phú Yên, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, trang 50 – 56.
  14. Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim, Nguyễn Trọng Tùng, 2016, Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống sắn KM419 đạt năng suất tinh bột cao cho tỉnh Phú Yên, Tạp chí Khoa học Đại học Huế – Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tập 124, trang 131 – 142.
  15. Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Minh Hiếu, Hoàng Kim 2014. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cây sắn tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn số 3+4/2014, trang 76-84   
  16. Nguyễn Bạch Mai (2018), Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật rải vụ tại tỉnh Đắk Lắk, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên,175 trang.( Nguyen Bach Mai 2018, “Research on cultural techniques to scatter harvest season for cassava in Dak Lak”. Ph. D Thesis Major field:  Crop Science. Code: 62 62 01 10. Supervisors:  Dr. Hoang Kim and Assoc. Prof Trinh Khac Tu; Training organization: Tay Nguyen University; Period: 2015 – 2018)
  17. Hoàng Long, Hoàng Kim, và đồng sự. 2021. Food Crops Ngọc Phương Nam Thông tin trực tuyến về Cây Lương thực Việt Nam bảo tồn và phát triển. Đúc kết sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật của nhóm nghiên cứu về lúa siêu xanh sắn khoai ngô đậu hệ canh tác. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam/
  18. Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Kim, Ishitani Manabu  and Reinhardt Howeler, 2019. Paper presented at ChangHae Group and VNCP “Working together 6Ms 10T and Commercial Cassava Area”, Vietnam Korea Green Road, 16 July 2019
  19. Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Kim, Ishitani Manabu  and Reinhardt Howeler, 2014. Cassava in Vietnam: production and research, an overview. Paper presented at Asia Cassava Research Workshop, hosted by ILCMB- CIAT-VAAS/ AGI, in Hanoi, Vietnam. Nov 3, 2014. 15p.
  20. Howeler, R.H. and T.M. Aye. Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai.2015.  Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành. (Sustainable Management of Cassava in Asia − From Research to Practice. CIAT, Cali, Colombia. 147 p).Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam. 148 p. In: Quản lý bền vững sắn châu Á  https://hoangkimlong.wordpress.com/category/quan-ly-ben-vung-san-chau-a/
  21. Howerler R. H, (2014), Sustainable soil and crop management of cassava in Asia. A Reference Manual, 280 pages. In: Sắn Việt Nam và Howelerhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-howeler/  
  22. Kawano K (1995) “Green revolution” and cassava breeding, p.335-367. In: R. H. Howeler (ed.), Cassava Breeding Agronomy Researchand Technology Transfer in Asia. CIAT, Bangkok, Thailand. In: Sắn Việt Nam và Kawanohttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-va-kawano/
  23. Le Huy Ham, Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Reinhardt Howeler (2016), The cassava revolution in Vietnam. In: GXAS- GSCRI-GCRI-CAS- CATAS- GCP 21-III Third Scientific Conference of the Global Cassava Partnership for the 21 Century- ISTRC 17 th Symposium of the International Society for Tropical Root Crops: “Adding value to Root and Tuber Crops”  Proc. WORLD CONGRESS on Root and Tuber Crops, held in NanNinh, Quangxi, China, Jan. 18-22, 2016.  In: Cách mạng sắn Việt Nam  https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-viet-nam/
  24. Nguyen Van Bo, Hoang Kim, Le Quoc Doanh, Tran Ngoc Ngoan, Bui Chi Buu, R. Lefroy, Le Huy Ham, Mai Thanh Phung and Tran Vien Thong. 2013. Vietnam cassava achievements and lessons learnt. In: The 11th Extension Forum @ Agriculture, 2013. Subject: “Solutions for sustainable development of cassava”, held by Center for National Agricultural Extension in coordination with the Department of Agriculture and Rural Development, held in Tay Ninh province, Aug 26, 2013. In: Cassava in Viet Nam http://cassavaviet.blogspot.com/ 
  25. Trần Công Khanh (2012), Đánh giá khả năng thích nghi của một số giống sắn cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 125 trang.
  26. RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree  http://www.rtb.cgiar.org/2016-annual-report/assessment-reveals-that-most-cassava-grown-in-vietnam-has-a-ciat-pedigree/
  27. VGPNEWS 2010. VIFOTEC 2009 Boasts for high applicability. Chính phủ Việt Nam 2010. Lễ trao giải tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 19.1. 2010 Bản tin tiếng Anh và hình ảnh liên quan đến Giống sắn KM140, giải pháp khoa học công nghệ đoạt giải Nhất, Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC. http://news.gov.vn/Home/VIFOTEC-2009-boasts-for-high applicability/20101/ 6051.vgp

 

 

Chọn giống sắn kháng CMD
Chọn giống sắn kháng CWB

 

SanVietnam

 

Chọn giống sắn Việt Nam
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano

 

 

Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam

 

 

Giống sắn KM419
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

 

 

Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

 

 

Giống KM419 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .

 

 

Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay” .

 

 

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiểm trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay.

 

 

Bài viết Chọn giống sắn kháng CMD kết nối Chọn giống sắn kháng CWBDChọn giống sắn Việt Nam đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực này

 

 

MƯỜI KỸ THUẬT THÂM CANH SẮN
Hoàng Kim

HỏI:Mười kỹ thuật thâm canh sắn“, tài liệu tham khảo chính ở đâu?. Trả lời:Mười kỹ thuật thâm canh sắn“, tài liệu bài giảng ban đầu tại “Cây Lương Thực Việt Nam” (Hoàng Kim 2012) trích dẫn ở
CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAMMười kỹ thuật thâm canh sắn“, đường dẫn tại http://cayluongthuc.blogspot.com/2012/07/muoi-ky-thuat-tham-canh-san.html. Bài này được dẫn lại nguyên văn hồ sơ gốc để giúp nhận diện giống sắn và hoàn thiện tiếp “Mười kỹ thuật thâm canh sắn” xây dựng quy trình canh tác sắn thích hợp bền vững cho từng vùng sinh thái. Mời đọc bài Bảo tồn và phát triển sắn để cập nhật thông tin mới năm 2021 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/ và bài Mười kỹ thuật thâm canh sắn tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com.category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM. Mười kỹ thuật thâm canh sắn (Hoàng Kim 2012): 1) Sử dụng các giống sắn tốt có năng suất sắn lát khô và năng suất bột cao; 2 Hom giống sắn, bảo quản cây giống và kỹ thuật trồng;  3. Thời vụ trồng; 4. Đất sắn và kỹ thuật làm đất; 5. Dinh dưỡng khoáng và bón phân cho sắn; 6. Khoảng cách và mật độ trồng; 7. Trồng xen; 8. Chăm sóc và làm cỏ; 9. Phòng trừ sâu bệnh; 10. Thu hoạch, chế biến, kinh doanh khép kín

1. Sử dụng các giống sắn tốt có năng suất sắn lát khô và năng suất bột cao
Những giống sắn phổ biến ở Việt Namnăm 2012 là KM94, KM140, KM98-5, KM98- 1, SM937-26, với tỷ lệ tương ứng 75,54%, 5,4%, 4,50%, 3,24%, 2,70%, của tổng diện tích sắn thu hoạch toàn quốc 496,20 nghìn ha, năng suất bình quân 17,1 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 8,52 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2012). Các giống sắn mới triển vọng năm 2012 được Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) khảo nghiệm rộng, có các giống sắn tốt tiêu biểu được nông dân chấp nhận và phát triển rộng trong sản xuất là KM419, KM440, KM414, KM397, KM325… Đặc biệt là giống KM419 (sắn siêu bột Nông Lâm, sắn siêu cao sản Nông Lâm, sắn giống, sắn cút lùn) đang tăng rất nhanh. Những giống sắn mới có ưu điểm năng suất cao, cây thấp gọn dễ trồng dày, ngắn ngày, ít bệnh nên nông dân đã nhạy bén mua giống chuyển đổi, thay bớt diện tích giống sắn chủ lực KM94 có năng suất cao ổn định, nhiều bột nhưng cây cao tán rộng khó trồng dày, dài ngày và bị nhiễm bệnh chồi rồng.  

1.1 Nguồn gốc, đặc điểm của bảy giống sắn mới triển vọng
Giống sắn KM419

Nguồn gốc:KM419là con lai của tổ hợp lai KM98-5 x BKA900 do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu Giống KM419 đã được tỉnh Tây Ninh tổ chức trồng rộng rãi từ năm 2009 (Hoàng Kim, Cao Xuân Tai, Nguyễn Phương, Trần Công Khanh, Hoàng Long. 2009. “Tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ CIAT”. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số đề tài: B2007-12-45; Thời gian thực hiện 1/2007-12/2008. Nghiệm thu đề tài tháng 10/2009). Giống mẹ KM98-5 là giống sắn tốt đã được tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất năm 2002, 2005 và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 (Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2002, 2005, 2007, 2009 ). Giống bố BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống sắn lai KM419 do kết hợp được nhiều đặc tính tốt của cha mẹ, dẫn đầu năng suất hầu hết các thí nghiệm (Hoang Kim, Nguyen Van Bo Nguyen Phuong, Hoang Long, Tran Cong Khanh, Nguyen Van Hien, Hernan Ceballos, Rod Leproy, Keith Fahrney, Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye 2011. Current situation of cassava in Vietnam and the breeding of improved cultivars. In A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit the Poor, 8th Asian Cassava Research Workshop October 20 – 24, 2008 in Vientiane, Lao PDR)

 

 

Đặc điểm giống: KM419 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh năng suất củ tươi 40,2 đến 54,8 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 28,2 -29%..

 

 

          Giống sắn KM419 hiện được nông dân rất ưa chuộng, nhân nhanh trong sản xuất tại Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước,…  và Cămpuchia, với các tên gọi: Khoai mì giống siêu bột KM419; Mì siêu cao sản Nông Lâm,  Mì “cút lùn” Nông Lâm (để phân biệt với giống sắn phổ biến KM94 = KU50 = MKUC 29-77-3 là “cút cao” ngọn tím, cây cao, cong ở gốc, khó tăng mật độ trồng và hiện bị nhiễm bệnh chồi rồng.

Giống sắn KM440

Nguồn gốc: KM440 là giống sắn KM94 chiếu xạ hạt giống KM94 bằng tia Gamma nguồn Co 60, thực hiện trên 24.000 hạt sắn KM94 đã qua tuyển chọn đơn bội kép do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) chủ trì chọn tạo giống (Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt,  và ctv 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004) sau đó tiếp tục cải tiến giống bằng phương pháp tạo dòng đơn bội kép (Hoàng Kim và ctv 2009)

 

 

Đặc điểm giống: KM440 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất củ tươi 40,5 đến 53,1 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 27,0 -28,9%,. giống ngắn ngày, thời gian giữ bột sớm hơn KM94. 

Giống sắn KM397
Nguồn gốc: KM397 là con lai của KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Trần Ngọc Quyền và ctv, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

 

 

        Đặc điểm giống: KM397có thân nâu tím, thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, năng suất tinh bột 9,2- 13,5 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,8 – 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 – 63,0%. Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.
Giống sắn KM444           
Nguồn gốc:KM444 còn có các tên khác là HL2004-28 và SVN7 do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn ban đầu từ tổ hợp lai (GM444-2 x GM444-2) x XVP của nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) lai hữu tính năm 2003.

 

 

Đặc điểm giống: KM444có gốc thân hơi cong, phân cành cao. Lá màu xanh đậm, ngọn xanh nhạt. Dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng. Đặc điểm nổi bật của giống KM444 là rất ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất củ tươi đạt 37,5 – 48,3 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt 28,3- 29,2%.

Giống sắn KM414
          Nguồn gốc: KM414 là con lai của tổ hợp KM146-7-2 x KM143-8-1, chính là tổ hợp lai kép (KM98-5 x KM98-5) x (KM98-1 x KM98-1) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm năm 2003 (Hoàng Kim và ctv, 2009). Hai giống sắn KM98-1 và KM98-5 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT lần lượt công nhận giống năm 1999 và 2009 (Hoàng Kim và ctv, 1999; Trần Công Khanh và ctv, 2005). Giống sắn lai KM414 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ KM98-1 và KM98-5. Hai tổ hợp lai thuận nghịch kết quả chọn được hai đầu dòng (elite clone) KM414a (KM98-1 làm mẹ) và KM414b (KM98-5 làm mẹ)

 

 

Đặc điểm giống: KM414 hiện có KM414a (trên) và KM414b (dưới). Giống sắn KM414a người dân Tây Ninh thích giữ lại vì có nhiều đặc tính tốt: thích hợp làm sắn lát khô và làm bột. thân màu xám trắng, phân cành cao, lá xanh, ngọn xanh, củ to và đồng đều nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419,   Năng suất củ tươi đạt 42,3 đến 52,3 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 27,8 đến 29,5%.

 

 

Giống sắn KM414b có lá dạng hình lá tre tương tự giống KM325 nhưng dạng thân và dạng củ khác biệt rõ (hình). Giống sắn KM419b được nông dân Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai ưa thích giữ lại qua các khảo nghiệm giống tác giả vì giống KM414b chín sớm năng suất cao  thân màu xanh nâu (phân biệt rõ với KM325 thân xám đậm), ít phân cành, lá xanh, ngọn xanh, phân thùy sâu, củ to nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419,   Năng suất củ tươi đạt 44,3 đến 50,0 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 26,8 đến 28,3%.

Giống sắn KM325
Nguồn gốc: KM325 là kết quả chọn dòng tự phối đời ba của tổ hợp lai SC5 x SC5 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và khảo nghiệm. Giống sắn SC5 do Học Viện Cây trồng Nhiệt Đới Nam Trung Quốc (SCATC) chọn từ tổ hợp lai ZM8625 x SC8013 công nhận giống quốc gia năm 2000. Hom giống được nhập nội vào Việt Nam từ Viện Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI) năm 2002. SC8013 có nguồn gốc từ SC205 là giống sắn phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay.

 

 

Đặc điểm giống: KM325 có thân nâu xám, nhặt mắt, phân nhánh cấp 1, lá xanh đậm, xẻ thùy sâu, ngọn xanh, củ hình dạng đẹp, đều; thịt củ màu trắng (dân gọi KM325 là Sắn Lá Tre xanh phân biệt với SC205 là Sắn Lá Tre cọng đỏ).

 

 

KM325 đạt năng suất củ tươi  27,0 -58,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26,2 – 27,6 %, tỷ lệ sắn lát khô 37,8 %, năng suất sắn lát khô 15,3 – 17,2 tấn/ha, nhiễm sâu bệnh nhẹ, chịu thâm canh, thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám Đông Nam Bộ, nhược điểm là hàm lượng tinh bột thấp và chất lượng cây giống không tốt bằng KM94, KM140.

Giống sắn KM228
Nguồn gốc: KM228 có tên khác là SVN4 và gần gũi nguồn gốc di truyền với KM440. Giống sắn KM228 là dòng đột biến chọn lọc từ 4000 hạt giống sắn KM94 đã qua chiếu xạ bằng nguồn Coban 60 trên hạt sắn khô do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam tạo chọn và khảo nghiệm. Giống sắn KM94 đã được trồng thuần cách ly và thu được trên 24.000 hạt sắn khô, sử dụng 16.000 hạt để tuyển chọn 18 cây đầu dòng ưu tú mang ký hiệu KM440 (KM440-1 … KM440-18), dùng 4000 hạt chuyển cho CIAT và sử dụng 4000 hạt để chiếu xạ đột biến lý học, nguồn Co 60 liều xạ 6Kr trên hạt khô cây đầu dòng KM440B, ký hiệu KM228 = KM440B = KM94 ***.( Xem thêm
Nguồn gốc một số giống sắn mới
http://cayluongthuc.blogspot.com/2012/06/nguon-goc-mot-so-giong-san-moi.html )

 

Đặc điểm giống: KM228 có thân màu xanh trắng, không hoặc ít phân nhánh; lá xanh đậm, ngọn xanh nhạt, tai lá rấ rõ; củ dài, đều, vỏ củ láng, thịt củ màu trắng. Thời gian sinh trưởng 7 – 10 tháng. Năng suất củ tươi trong khảo nghiệm đạt 35 – 47 tấn/ ha, hàm lượng tinh bột 26 – 27%.
(*) Sau này trong sản xuất một số giống khảo nghệm tác giả được dân địa phương nhân giống với các tên gọi khác.

 

Giống sắn HB60* (KM390) 
Nguồn gốc: HB60* tên khác KM390 do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn tạo và khảo nghiệm. KM390 là kết quả chọn dòng tự phối đời ba từ tổ hợp lai HB60 x HB60 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT. Hom giống HB60 được nhập nội từ Trường Đại học Karsetsart (KU) Thái Lan vào Việt Nam năm 2002. Giống HB60 do Trường Đại học Karsetsart Thái Lan chọn tạo từ R5 x KU50 công nhận giống năm 2003.

 

 

            Đặc điểm giống: HB60* (KM390) có thân nâu xám, ít phân nhánh, lá xanh, ngọn xanh; thịt củ màu trắng, tai lá rõ. Thời gian thu hoạch 8 -10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi khảo nghiệm tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước  đạt 33,0 – 40,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,0- 27,9 %, tỷ lệ sắn lát khô 38,2 %, năng suất sắn lát khô 12,0 tấn/ha. Giống sắn HB60* (KM390) thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ, nhiễm nhiều bệnh đốm nâu lá.

1.2 Nguồn gốc, đặc điểm của năm giống sắn chủ lực trong sản xuất
Giống sắn KM 140
Nguồn gốc: Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 2009 trên toàn quốc và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, Năm 2012 ước trồng trên 150.000 ha.

 

 


Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
Giống sắn KM 98-5

 

 

Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, hiện ước trồng trên 100.000 ha.

 

 

           Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
Giống sắn KM98-1

 

 

Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= Rayong 72) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, hiện trồng trên 20.000 ha.

 

 

             Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94

Giống sắn SM 937-26
Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, Năm 2012 trồng trên 20.000 ha.

 



 

Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94


Giống sắn KM 94

Nguồn gốc: Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn toàn quốc.

 

 

Đặc điểm giống: + Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh chồi rồng và bệnh cháy lá.    

2. Hom giống sắn,  bảo quản cây giống và kỹ thuật trồng
Hom giống tốt là rất quan trọng để giúp sắn nảy mầm đều, sinh trưởng khoẻ và cho năng suất cao. Lúc thu hoạch cần chọn những cây sắn đúng giống, tươi, không xây  xát, không sâu bệnh, nhặt mắt, đặc lõi, đường kính thân 1,8 – 2,2 cm để làm giống cho vụ sau. Cây giống được bó thành từng bó 20 cây, dựng đứng ở nơi giâm mát, tủ rơm rạ, lấp đất quanh gốc 10-15 cm và tưới gốc giữ ẩm. Thời gian bảo quản giống không quá 2,5 tháng. Cây sắn trước khi trồng được cắt thành những đoạn hom dài 15-18 cm với  5-6 mắt. Nên dùng cưa máy cắt các bó hom để tiện vận chuyển và dùng dao sắc để chặt hom.
Vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên, phần lớn nông dân đặt hom nằm ngang để giảm công trồng và dễ thu hoạch. Các tỉnh phía Bắc và vùng ven biển miền Trung, nông dân thường cắm hom xiên (đặt hom nghiêng so với mặt đất khoảng 30o) hoặc hom đứng để giúp cho cây mọc mầm nhanh, khoẻ, giữ ẩm và ít đổ ngã. Khi đặt hom chú ý không để hom chạm vào phân khoáng hoặc phân chuồng tươi chưa hoai mục sẽ làm hom bị hư hại do ngộ độc, mất nước, nhiễm bệnh. Cắm hom cần hướng mầm cây lên trên và nghiêng cùng chiều để cây sinh trưởng tốt, tiện chăm sóc và thu hoạch .

3. Thời vụ trồng Thời vụ trồng thích hợp là rất quan trọng đối với cây sắn. Tục ngữ Việt Nam có câu “nhất thì, nhì thục”. Sắn là cây trồng của vùng nhiệt đới ẩm. Sắn cần ánh sáng ngày ngắn để tạo củ. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sắn từ 23-27oC. Lượng mưa trung bình năm thích hợp đối với sắn trong khoảng 1000 –2000 mm. Thời vụ trồng sắn tùy thuộc nông lịch cụ thể của từng địa phương. Các giống sắn công nghiệp trồng để lấy bột thường thu hoạch 8-12 tháng sau trồng. Các giống sắn ngọt trồng để ăn tươi thì có thể thu hoạch rãi rác từ 6- 9 tháng. Vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đất núi Đồng bằng Sông Cửu Long, sắn được trồng vụ chính (70%) từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 và vụ phụ (30%) từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11. Vùng ven biển miền Trung, sắn được trồng từ tháng 1 đến tháng 2 trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và có mưa ẩm, thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 để né tránh bão lụt gây đổ ngã và thối củ ngoài đồng. Vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, sắn trồng tốt nhất là trong tháng 2 vì lúc này có mưa xuân ẩm, trời bắt đầu ấm, thích hợp cho cây sinh trưởng, hình thành và phát triển củ. Sắn trồng muộn vào tháng 4, trời đã nóng, cây sinh trưởng mạnh nhưng không đủ thời gian cho củ phát triển.

4. Đất sắn và kỹ thuật làm đất 
Sắn có thể trồng trong một phạm vi biến động lớn của đất từ cát nhẹ đến sét nặng, pH từ 3,5 đến 7,8, ngoại trừ đất úng nước hoặc đất có hàm lượng muối cao. Sắn đạt năng suất cao nhất ở đất có tưới, sa cấu đất trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao với pH khoảng 6,0-7,0. Ở Việt Nam, sắn được trồng phổ biến trên đất xám, đất nâu vàng và đất đỏ, sắn cũng được trồng một phần trên đất cát xám ven biển miền Trung và đất phù sa nhiễm phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết đất trồng sắn của nước ta đều nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn và rửa trôi, pH thấp 5,0- 6,0, thiếu đạm, kali và chất hữu cơ.
Kỹ thuật làm đất cần phù hợp với từng loại đất: Thông thường, đất được dọn sạch cỏ, cày 1-2 lần sâu 20 –25 cm, bừa 1-2 lượt, sau đó lên luống hoặc trồng bằng tùy điều kiện cụ thể và tập quán canh tác của vùng. Đất có độ dốc cao nên cuốc hốc trồng trực tiếp theo đường đồng mức xen các băng cây cốt khí, anh đào, bình linh hoặc cỏ vertiver để chống xói mòn. Đất có độ dốc thấp hoặc đất bằng nên trồng luống cách nhau 0,8 – 1,0 m tùy giống theo đường đồng mức và chỉ nên cày sâu vừa phải để không làm đảo “tầng đế cày” lên mặt đất. Đất nâu vàng và đất đỏ nên cày sâu 25-30 cm để cây sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Vùng Tây Ninh trên đất bằng nông dân có tập quán trồng sắn trên liếp rộng  2,2- 2,3 m trồng ba hàng sắn với khoàng cách 0,6 – 0,8 m tùy giống.

5. Dinh dưỡng khoáng và bón phân cho sắn
Sắn có yêu cầu khá cao về các chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sắn là kali, kế đến là đạm, lân, canxi và ma nhê. Thông thường, cây sắn cần lượng dinh dưỡng 150 kg N + 30 kg P2O5 + 150 kg K2O để đạt năng suất củ tươi 30 tấn/ ha (R.H. Howeler 2001).  Sắn hút kali mạnh ngay từ đầu, tháng thứ hai sắn đã hút kali gấp 10 lần so với tháng thứ nhất, tháng thứ ba gấp ba lần so với tháng thứ hai, trước lúc thu hoạch lượng kali được hút gấp 2,5 lần tổng lượng đạm và lân. Nhu cầu về đạm tháng thứ hai gấp rưỡi nhu cầu đạm của tháng thứ nhất, tháng thứ ba gấp bốn lần của tháng thứ hai, tháng thứ tư gấp rưỡi của tháng thứ ba, lượng đạm hút được nhiều nhất vào các tháng thứ 8, thứ 10 nhưng tốc độ hút đạm chậm lại. Lân được cây hút đều trong suốt quá trình sinh trưởng. Cây hút lượng can xi nhiều gấp đôi lượng lân và lượng manhê bằng một phần ba lượng can xi.  Việc bón phân khoáng cân đối, hiệu qủa đi đôi với việc tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh và sử dụng cây họ đậu trong các hệ thống luân xen canh với sắn là giải pháp cơ bản để tăng năng suất sắn .

 

 

       Giống sắn KM419 ở Minh Hưng lúc 2 tháng sau trồng

Đất sắn Việt Nam hầu hết đều nghèo dinh dưỡng và ít được cung cấp phân bón. Kết luận của Hội thảo Sắn Việt Nam lần thứ 10 năm 2001 là cây sắn nước ta cần được đầu tư tối thiểu cho mỗi hecta hai bao Urea (100 kg) + 4 bao Supelân (200 kg) + 4 bao KCl (200 kg) ở mức 46 N + 40 P2O5 + 100 K2O, ở ruộng thâm canh cần ứng dụng 90 – 160 N + 40 P2O5 + 120 – 160 K2O (tương ứng 195 – 348 Urea + 200 Supelân + 240 – 320 KCl kg/ ha) + 10 tấn phân chuồng (hoặc phân vi sinh quy đổi). Cách bón:  + Bón lót toàn bộ phân hữu cơ , toàn bộ phân lân và 1/3 lượng phân đạm khi trồng + Bón thúc lần 1 (15-20 ngày sau trồng): 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng phân kali kết hợp với làm cỏ. + Bón thúc lần 2 (35-45 ngày sau trồng): 1/3 lượng đạm + 2/3 lượng phân kali kết hợp với làm cỏ.

Những hộ nông dân giỏi Tây Ninh trồng sắn KM419 và KM98-5 trên đất xám bạc màu đạt năng suất sắn củ tươi trên 60 tấn / ha đã đầu tư cho mỗi hecta 13 bao SA (650 kg SA tương đương 325 kg Urea = 136 N) + 15 bao Lân Long Thành (750 kg Lân Long Thành tương đương 150 kg P2O5) + 4 bao KCl (200 kg) + 200 bao tro (tương đương 120 kg KCl ) . Mức đầu tư  tương tự như trên  nhưng mức  lân cao hơn tùy tính chất đất.

6. Khoảng cách và mật độ trồng
Khoảng cách và mật độ trồng sắn tuỳ theo đất với nguyên tắc chung là “đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày, sắn cây cao to trồng thưa, sắn cây thấp gọn trồng dày, đất xấu cần đầu tư nhiều phân hơn so với đất tốt”. Đất tốt:  Khoảng cách trồng 1,00 m x 0,80 m, mật độ 12.500 cây/ha. Đất trung bình: Khoảng cách trồng 0,90 m x 0,80 m, mật độ 13.888 cây/ha Đất nghèo: Khoảng cách trồng 0,80 m x 0,80 m, mật độ 15.620 cây/ha. Khoảng cách trồng 0,80 m x 0,70 m, mật độ 16.286 cây/ha 
                         
7. Trồng xen
Đất tốt: xen một hàng ngô lai giữa hàng sắn, khoảng cách xen 1,00m x 0,40m x 1 cây. Đất trung bình: xen hai hàng đậu xanh hoặc lạc giữa hai hàng sắn, khoảng cách xen 0,30 m x 0,15m x 2 cây/hốc.

8. Chăm sóc và làm cỏ
Làm cỏ kịp thời ba lần vào lúc 20, 40 và 70 ngày sau khi trồng kết hợp bón phân. Thường sắn mọc đều trong khoảng 2-3 tuần tuỳ thuộc chất lượng hom giống, đất đai và thời tiết. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây sắn rất lớn nên việc làm cỏ xáo xới là rất quan trọng để bảo đảm sắn đạt năng suất cao.
Làm cỏ bón phân lần đầu nên thực hiện  ngay sau khi cây mọc đều để sắn sinh trưởng khoẻ và giao tán  sớm. Làm cỏ bón phân lần hai giúp cây hình thành và phát triển củ. Làm cỏ bón phân lần cuối sau trồng 2,5-3,0 tháng giúp sắn sẽ khép tán tốt và hạn chế cỏ dại. Sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Duan với lượng dùng là 2,5 lít/ ha đạt năng suất sắn củ tươi và hiệu qủa kinh tế cao, được nhiều nông dân lựa chọn.

9. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại chưa gây thành dịch trên cây sắn Việt Nam. Một số sâu hại chính thường gặp là: Sâu ăn tạp (Spodoptera litura F) xuất hiện rải rác, ăn lá non và mầm sắn mới trồng gây mất khoảng, giảm mật độ; Sâu xanh (Chloridae obsoleta F) cũng loại sâu đa thực, chủ yếu ăn lá sắn non, phá hại rãi rác, gặm khuyết lá sắn; Sâu ăn lá (Tiracola plagiata walk) chủ yếu ăn lá sắn, là trơ cành lá sắn; Nhện đỏ (Tetranychus sp) thường tập trung chích hút mặt dưới lá sắn làm lá khô, bạc màu nhất làm mặt lá loang lỗ. Cách phòng trừ sâu hại chủ yếu là thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn để cây sinh trưởng phát triển khoẻ, thường xuyên thăm ruộng phát hiện sâu hại kịp thời và sử dụng thuốc trừ sâu phù hợp hiện có bán rộng rãi trên thị trường nhưng chỉ áp dụng khi thật cần thiết.
Bệnh hại sắn ở Việt Nam trước đây chưa gây thành dịch nhưng gần đây nguy hại nhất là bệnh chồi rồng đã bùng phát ở một số địa phương. Nguyên nhân gây bệnh do Phytoplasma (dịch khuẩn bào, một loại vi sinh vật ở giữa virus và vi khuẩn) gây ra. con đường lây lan chủ yếu qua hom giống bị nhiễm bệnh và côn trùng môi giới (rầy lá Cicadellidea , rầy thân Fulgoridea, nhện đỏ, rệp sáp …) Sắn bị bệnh chổi rồng nặng thì chồi và ngọn bị chết khô, lá sắn bị biến dạng nhỏ lại và thô cứng, thân và ngọn ngắn lại chuyển màu thâm đen và mọc nhiều chồi như “chồi rồng”, các đốt thân xít lại, nhiều cành bệnh bị chết khô hoặc còi cọc. Cây sắn có dạng ẩn bệnh, nhìn cây khỏe nhưng có thể đã bị nhiễm bệnh. Nếu sắn bị nhiễm nhẹ thì làm giảm năng suất từ 10- 30%, hàm lượng tinh bột giảm 20- 30%, nếu bị nhiễm bệnh sớm hoặc nặng thì sắn thiệt hại hoàn toàn không cho thu hoạch. Theo nhiều nguồn tin, ngành bảo vệ thực vật hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu bệnh này. Giải pháp chủ yếu là phòng trừ tổng hợp: sử dụng giống sắn KM419, KM397,… ít nhiễm bệnh hơn so với KM94 và dùng nguồn giống sạch bệnh; vệ sinh đồng ruộng tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; diệt rầy lá, rầy thân, nhện đỏ, rệp sáp và các loại côn trùng lây lan trền bệnh; bón phân làm cỏ chăm sóc sắn tốt để tăng sức đề kháng cho cây, bố trí mùa vụ thích hợp để hạn chế dịch hại; dập dịch kịp thời khi bệnh xuất hiện và khoanh vùng tiêu hủy nguồn bệnh. Ngoài bệnh chồi rồng, sắn còn có những loại bệnh hại khác: Bệnh héo vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv.manihotis), vết bệnh xuất hiện dưới dạng những vết nâu trên lá và những quầng vàng, sau đó lan rộng làm lá héo rụng; kế đến là bệnh đốm lá (Cercospora spp) vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, khi bệnh nặng làm lá vàng khô và rụng, bệnh gây hại nặng trong mùa mưa; Bệnh thán thư  (Colletotrichum spp) gây thành những vết màu nâu đỏ trên lá sắn, xung quanh vết bệnh có viền vàng nhạt, khi bệnh hại nặng làm lá khô chết; Các loại nấm gây thối thân, thối củ, thường gặp là Phytphthora spp, Fusarium spp, Diplodia manihotis; Các loại bệnh do virus. Tùy theo từng đối tượng gây hại mà vận dụng cách phòng trị tổng hợp tương tự như trên.

10. Thu hoạch, chế biến, kinh doanh khép kín  
Thời gian thu hoạch sắn thích hợp trong khoảng 8-11 tháng sau trồng (tùy giống). Thu hoạch đúng thời điểm khi năng suất, tinh bột và giá bán thích hợp. Hàm lượng tinh bột đạt khoảng 27- 30%.  Thu hoạch bằng cơ giới, dụng cụ thủ công hoặc bằng tay. Thu hoạch đến đâu vận chuyển chế biến ngay đến đó tránh để lâu trên đồng làm giảm năng suất củ và chất lượng bột. Sử dụng lá sắn làm thức ăn ủ chua hoặc làm bột lá sắn giàu dinh dưỡng để chăn nuôi, thân cây sắn để làm giống, làm nấm, gốc làm củi đun . Sản xuất,  chế biến, kinh doanh khép kín  để nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm sắn.

Bài học Cây Lương Thực (đọc thêm ngoài bài giảng) đọc tiếp bài “Sắn Phú Yên giải pháp phát triển bền vững” tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

 

 

CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15030
Nhập ngày : 08-06-2022
Điều chỉnh lần cuối : 08-06-2022

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 27 tháng 8(27-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 26 tháng 8(26-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 25 tháng 8(25-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 24 tháng 8(23-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 23 tháng 8(22-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 22 tháng 8(22-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 21 tháng 8(21-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 20 tháng 8(20-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 19 tháng 8(19-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 18 tháng 8(18-08-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007