Số lần xem
Đang xem 183 Toàn hệ thống 497 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nguyễn Duy từ “Cát trắng” đến “Bụi”. Cát trắng tinh khôi nhưng Bụi dân sinh hơn. Nguyễn Duy viết về ‘Bụi’ ‘”đừng chê anh khoái bụi đời, bụi dân sinh ấy bụi người đấy em’. ‘Nhìn từ xa … Tổ Quốc’ “Dù có sao vẫn Tổ Quốc trong lòng / mạch tâm linh trong sạch vô ngần /còn thơ còn dân/ ta là dân – vậy thì ta tồn tại”. Trước đó anh viết ‘bầu trời vuông’ “sục sôi bom lửa chiến trường tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng” và viết ‘ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’ “ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” . Thế nhưng, tôi ám ảnh hơn hết vẫn là hai bài ‘tre Việt Nam’ “đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh’ và ‘Bài hát người làm gạch’ “Tay nâng hòn đất lặng yên để nguyên là đất cất nên là nhà”. Sự bình thơ và giới thiệu về Nguyễn Duy thì bài của Chu Văn Sơn và Lưu Văn Hạnh là hay và thú vị hơn cả.
1.NGUYỄN DUY VỚI VỀ LÀNG
Nhiều người cánh lính chúng tôi đều rất thích thơ Nguyễn Duy, Anh Hoàng Đại Nhân một người bạn lính cũng là bạn học thân thiết của tôi ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh một giám đốc chăn nuôi tài năng cũng là một người rất yêu thơ Nguyễn Duy . Anh tâm đắc bài “Về làng” thấy hình ảnh gia đình mình và bao người bạn ở đó
“Làng ta ở tận làng ta / Mấy năm một bận con xa về làng / Gốc cây, hòn đá cũ càng, /Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay/ Cha ta cầm cuốc trên tay,/ Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa / Lưng trần bạc nắng thâm mưa / Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Rượu tăm vẫn để dành khi con về / Ngọt ngào một chút men quê / Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng/ Gian ngoài thông thống gian trong/ Một đời làm lụng sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Người còn là quí kể chi bạc vàng / Chiến tranh như trận cháy làng / Bà con ta trắng khăn tang trên đầu / Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu / Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa/ Đường làng cây cỏ lưa thưa / Thanh bình từ ấy sao chưa có gì / Không răng! cha lại cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho buồn / Mẹ ta vo gạo thổi cơm / Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù / Nhà bên xay lúa ù ù / Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào / Các em ta vác cuốc cào,/ Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng/ Mồ hôi đã chảy ròng ròng / Máu và nước mắt sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho rầu / Cha con xa cách bấy lâu / Mấy năm mới uống với nhau một lần / Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”
Tôi cũng rất thích “Về làng” của Nguyễn Duy và vẫn thường nghêu ngao câu hát: “Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”. Tôi vẫn thường liên tưởng thơ Nguyễn Duy “Về làng” với bài thơ Cuốc đất đêm của anh trai mình Hoàng Ngọc Dộ khát vọngMười lăm trăng quả thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm ta hẹn trăng càng dòm thêm Đất vàng vàng ánh trăng đêm Đêm trăng ta với nàng quên nhọc nhằn“.
Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể mất và không thể tìm lại.
2. NGUYỄN DUY THƠ CÁT BỤI
Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh, chạm thấu thân phận con người, tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích các câu thơ cát bụi dân sinh của anh thật nhọc nhằn và tôi khi đọc lại Chuyến tàu đêm của mình thì tự biết mình đã ảnh hưởng nhiều Cát Bụi của anh. Nguyễn Duy cũng đã chạm thấu Vầng trăng Ngọn lửa nhưng có một thứ mong manh là là Sương chỉ có Sơn con trai của anh Duy chạm thấu:
Con đường trong giọt sương
Thơ & Ảnh Nguyễn Duy Sơn
(Nguồn: FB Trương Huy San)
Mai già cành uốn cong queo
Cong queo như giấc mộng nghèo làm sang
Con xin tặng mẹ mai vàng
Còn con đành để mộng tan giữa đời
Ngỡ mình cưỡi sóng ra khơi,
Ngờ đâu giông bão thổi rơi về vườn
Mẹ chờ con tận cuối đường
Trong veo giọt lệ như sương đầu cành
Vàng ròng từng cánh mong manh
Con còn mỗi chút lòng thành này thôi
Mai vàng nhan sắc thắm tươi
Mẹ ơi xin mẹ nhận rồi hãy đi.
Ta nhìn tới những ngôi sao
Ước chi có một lời chào với ta
Kia kìa trăng… gió và… xa
Ta như một bóng hồn hoa mé vườn
Bỗng dưng nhớ lại nẻo về
Con đường hoang giữa chiều lê thê chiều
Ngập ngừng từng bước liêu xiêu
Hoàng hôn nhấp nhánh rất nhiều đốm hoa
Đâu là chỗ của riêng ta
Chỗ thờ phật… chỗ cúng ma.. chỗ nào?
Ta vô hình giữa bao la
Trời cao đất rộng thật thà với nhau
Ngoài kia dòng nước nông sâu
Ta đây vui giữa vui sầu liên thiên.
Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh chạm thấu thân phận con người, chạm thấu tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích những câu thơ cát bụi dân sinh của Nguyễn Duy và tôi biết trong thơ mình các câu thơ nhọc nhằn có một phần ảnh hưởng thơ anh. Tôi đọc lại Chuyến tàu đêm của mình để thấu hiểu Cát Bụi của anh Nguyễn Duy
CHUYẾN TÀU ĐÊM Hoàng Kim
Chuyến tàu đêm
Hoàng Kim
Nước mắt ta rơi bởi điều rất thật
Muối mặn gừng cay xó tối đường xa
Sợi tóc bạc thương đêm dài đói ngủ
Người trực tàu nhường chỗ giúp cho ta.
Câu chuyện cũ suốt đời ta mãi nhớ Bụi dân sinh ấy chính bụi người
Nơi cát bụi nhà nghèo vô tư quá
Chốn thần tiên là con mắt thứ ba.
3. NGUYỄN DUY TRONG LÒNG TÔI
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Nguyễn Duy
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẽo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát… đào chua …
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho đến mùa thu
trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho đến tháng năm
mẹ ra trãi chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẽo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sửa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (*)
1986
(*) Ca dao
Ánh trăng
Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978
Nguồn:
1. Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984
2. Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1995
Tre Việt Nam
Nguyễn Duy
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
Có gì đâu, có gì đâu,
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều.
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng,
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi,
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non,
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi,
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
1970-1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973
Bầu trời vuông Nguyễn Duy
Thắng rồi trận đánh thọc sâu
lại về với mái tăng * – bầu trời vuông
sục sôi bom lửa chiến trường
tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng
Khoái nào bằng phút ngả lưng
mở trang thư dưới bóng rùng đung đưa
trời tròn còn có rơi mưa
trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh
Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
thức là ngày ngủ là đêm
nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa
Ở đây là tấm lòng ta
sông dài núi rộng cũng là ở đây
vuông vuông chỉ một chút này
mà che trọn vẹn ngàn ngày quân đi
(Ái Tử, 1971)
(*) Mái tăng: tấm vải nhựa che mưa che nắng cho lính Trường Sơn
NHỚLỜI VÀNGALBERT EINSTEIN
Hoàng Kim
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm (Love is a better teacher than duty). Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ (If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough). Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi (Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning). Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng (Science without religion is lame, religion without science is blind). Đừng tham công nhưng hãy cố gắng làm người có ích (Strive not to be a success, but rather to be of value).Nhớ lời vàng Albert Einstein. Học và thực hành tốt năm lời vàng này là đủ dùng cho cả một đời ( Hoàng Kim) Thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/albert-einstein-loi-vang/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-4/
Albert Einsteinthiên tài Vật lý
Albert Einstein là nhà bác học đặc biệt nổi tiếng, thiên tài Vật lý của “thuyết tương đối” qua phương trình E = mc2 về sự tương đương khối lượng năng lượng. Ông nổi tiếng nhất thế giới được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện là công trình khai sinh ra lý thuyết lượng tử. Ông đồng thời cũng là nhà bác học có các danh ngôn minh triết.(Collected famous quotes from Albert), có tầm ảnh hưởng quan trọng rộng khắp toàn cầu.
Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết người Do Thái gốc Đức mang quốc tịch Mỹ và Thụy Sĩ, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại Ulm là một thị trấn nhỏ bên dòng sông Danube thuộc bang Baden-Württemberg của Đức.Ông nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901, và nhận quốc tịch Mỹ năm 1940 nhưng vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Ông mất vào lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955 tại Trenton, New Jersey, Mỹ..
Anbert Einstein sau khi tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật Eidgenössische Technische Hochschule năm 1900 ở Zurich, Thụy Sĩ, ông nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901 và dạy toán tại một trường đại học kỹ thuật khác ở Winterthur, rồi từ 1902 đến 1908, bắt đầu làm việc cho văn phòng cấp bằng sáng chế kỹ thuật tại Bern, với chức vụ giám định viên kỹ thuật hạng III. Einstein trong thời gian này hoàn toàn tự nghiên cứu ngoài giờ mà không có nhiều liên hệ trực tiếp với đồng nghiệp và tài liệu khoa học nhưng ông đã có những phát kiến rất quan trọng về vật lý lý thuyết làm nền tảng cho sự nghiệp của ông sau này. Anbert Einstein nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich năm 1905 và cùng năm này xuất bản ba công trình khoa học trong đó có thuyết tương đối hẹp.
Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tươg đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại, trụ cột kia là cơ học lượng tử. Albert Einstein thật minh triết, ông không chỉ để lại di sản “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn để lại những danh ngôn lỗi lạc, lời khuyên khôn ngoan của một nhà hiền triết, minh triết của một trí tuệ thiên tài.
Ngay sau khi ông công bố những phát kiến về nguyên lý tương đương của trọng trường năm 1907, ông được mời làm giảng viên Đại học Bern năm 1908, rồi trở thành giáo sư vật lý tại Đại học Zurich năm 1909 và bắt đầu nổi danh là một nhà khoa học vật lý hàng đầu. Năm 1911, ông đến giảng dạy tại trường Đại học Karl Praha là trung tâm khoa học nổi tiếng châu Âu và thủ đô của Tiệp Khắc. Ông đưa ra tiên đoán đầu tiên của thuyết tương đối rộng là ánh sáng phải đi theo đường cong khi qua gần Mặt Trời. Một năm sau đó, ông trở lại Zurich tiếp tục phát triển lý thuyết về trọng trường bằng tính toán tensor, với sự giúp đỡ của Marcel Grossmann nhà toán học danh tiếng và cũng là bạn học.
Năm 1914 Anbert Einstein quay về Đức làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Năm 1915, lần đầu thuyết tương đối rộng được xuất bản. Năm 1919, đoàn chuyên gia người Anh đã đo đạc ánh sáng mặt trời khi có nhật thực và khẳng định tiên đoán thiên tài năm 1911 của Anbert Einstein. Trong khi ông trở nên nổi tiếng toàn cầu thì ở Đức ông bị các phần tử bài Do Thái gây rối và tấn công.
Năm 1921 Anbert Einstein được nhận giải thưởng Nobel về vật lý đối với hiệu ứng quang điện mà không phải thuyết tương đối công trình nổi tiếng nhưng còn gây tranh cãi vào thời điểm đó. Từ năm 1920 đến năm 1927, ông đi khắp thế giới (1921 ở Mỹ, 1922 ở Pháp và Nhật, 1923 ở Palestine, 1924 ở Nam Mỹ) để thuyết trình khoa học và hoạt động xã hội . Bắt đầu từ năm 1927, Einstein tham gia vào một cuộc tranh luận với Niels Bohr về thuyết lượng tử. Ông làm việc quá sức và lâm bệnh năm 1928. Mặc dù bình phục ngay trong năm này, cường độ làm việc của ông buộc phải thư giãn hơn trước.
Năm 1932, Einstein nhận giảng dạy tại Đại học Princeton, tại Mỹ, và không quay trở lại nữa vì chính quyền chống Do Thái Đức quốc xã đã cầm quyền ở Đức. Năm 1933, ông tiếp tục chu du Oxford, Glasgow, Brussels, Zurich và nhận được những vị trí danh dự mà ông đã từng mơ ước vào năm 1901 từ Jerusalem, Leiden, Oxford, Madrid và Paris. Năm 1935 Einstein quyết định ở lại Princeton thực hiện những cố gắng trong việc thống nhất các định luật của vật lý.
Năm 1940 ông nhận quốc tịch Mỹ, và vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Anbert Einstein không chỉ là khai sinh ra “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn là một nhà khoa học phản đối chiến tranh. Ông đã gây được 6 triệu đô la tiền quỹ bằng việc bán đấu giá bản viết tay về thuyết tương đối hẹp vào năm 1944. Phương trình năng lượng của vật chất: E=mc2 trong bao nhiêu năm trời chỉ là đề tài tranh luận của các cuộc cãi vả lý thuyết, cho đến khi kết quả thực tế về năng lượng hạt nhân của quả bom nguyên tử đã làm san bằng thành phố Hiroshima năm 1945 chứng minh sự thật của phương trình đó.
Albert Einstein, tác giả của phương trình lừng danh này luôn coi thường và lãnh đạm mọi tôn vinh. Ông chỉ khao khát được suy nghĩ làm việc.
Anbert Einstein bắt đầu lâm bệnh năm 1949 và viết di chúc năm 1950. Chính phủ Israel năm 1952, mời Einstein nhận chức tổng thống, nhưng ông đã từ chối. Một tuần trước khi mất, Anbert Einstein đã ký tên vào một bức thư kêu gọi các nước không xây dựng vũ khí hạt nhân.
Ông mất tại Trenton, New Jersey, Mỹ lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955.
Albert Einsteindanh ngôn minh triết
Albert Einstein luôn suy nghĩ làm việc. Cách làm và cách suy nghĩ của ông lắng đọng những điều sâu sắc. Một số phát ngôn và ghi chép đời thường của ông được lưu dưới đây.
Albert Einstein có những lời vàngthật thấm thía. “Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau”. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding).
Albert Einstein đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học.Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”.
Albert Einstein có lối diễn đạt ‘chân thiện mỹ’ thật đáng suy ngẫm: “Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm” (Love is a better teacher than duty). “Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ” (If you can’t explain it simply
Nguyễn Duy từ “Cát trắng” đến “Bụi”. Cát trắng tinh khôi nhưng Bụi dân sinh hơn. Nguyễn Duy viết về ‘Bụi’ ‘”đừng chê anh khoái bụi đời, bụi dân sinh ấy bụi người đấy em’. ‘Nhìn từ xa … Tổ Quốc’ “Dù có sao vẫn Tổ Quốc trong lòng / mạch tâm linh trong sạch vô ngần /còn thơ còn dân/ ta là dân – vậy thì ta tồn tại”. Trước đó anh viết ‘bầu trời vuông’ “sục sôi bom lửa chiến trường tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng” và viết ‘ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’ “ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” . Thế nhưng, tôi ám ảnh hơn hết vẫn là hai bài ‘tre Việt Nam’ “đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh’ và ‘Bài hát người làm gạch’ “Tay nâng hòn đất lặng yên để nguyên là đất cất nên là nhà”. Sự bình thơ và giới thiệu về Nguyễn Duy thì bài của Chu Văn Sơn và Lưu Văn Hạnh là hay và thú vị hơn cả.
1.NGUYỄN DUY VỚI VỀ LÀNG
Nhiều người cánh lính chúng tôi đều rất thích thơ Nguyễn Duy, Anh Hoàng Đại Nhân một người bạn lính cũng là bạn học thân thiết của tôi ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh một giám đốc chăn nuôi tài năng cũng là một người rất yêu thơ Nguyễn Duy . Anh tâm đắc bài “Về làng” thấy hình ảnh gia đình mình và bao người bạn ở đó
“Làng ta ở tận làng ta / Mấy năm một bận con xa về làng / Gốc cây, hòn đá cũ càng, /Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay/ Cha ta cầm cuốc trên tay,/ Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa / Lưng trần bạc nắng thâm mưa / Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Rượu tăm vẫn để dành khi con về / Ngọt ngào một chút men quê / Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng/ Gian ngoài thông thống gian trong/ Một đời làm lụng sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Người còn là quí kể chi bạc vàng / Chiến tranh như trận cháy làng / Bà con ta trắng khăn tang trên đầu / Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu / Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa/ Đường làng cây cỏ lưa thưa / Thanh bình từ ấy sao chưa có gì / Không răng! cha lại cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho buồn / Mẹ ta vo gạo thổi cơm / Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù / Nhà bên xay lúa ù ù / Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào / Các em ta vác cuốc cào,/ Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng/ Mồ hôi đã chảy ròng ròng / Máu và nước mắt sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho rầu / Cha con xa cách bấy lâu / Mấy năm mới uống với nhau một lần / Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”
Tôi cũng rất thích “Về làng” của Nguyễn Duy và vẫn thường nghêu ngao câu hát: “Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”. Tôi vẫn thường liên tưởng thơ Nguyễn Duy “Về làng” với bài thơ Cuốc đất đêm của anh trai mình Hoàng Ngọc Dộ khát vọngMười lăm trăng quả thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm ta hẹn trăng càng dòm thêm Đất vàng vàng ánh trăng đêm Đêm trăng ta với nàng quên nhọc nhằn“.
Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể mất và không thể tìm lại.
2. NGUYỄN DUY THƠ CÁT BỤI
Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh, chạm thấu thân phận con người, tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích các câu thơ cát bụi dân sinh của anh thật nhọc nhằn và tôi khi đọc lại Chuyến tàu đêm của mình thì tự biết mình đã ảnh hưởng nhiều Cát Bụi của anh. Nguyễn Duy cũng đã chạm thấu Vầng trăng Ngọn lửa nhưng có một thứ mong manh là là Sương chỉ có Sơn con trai của anh Duy chạm thấu:
Con đường trong giọt sương
Thơ & Ảnh Nguyễn Duy Sơn
(Nguồn: FB Trương Huy San)
Mai già cành uốn cong queo
Cong queo như giấc mộng nghèo làm sang
Con xin tặng mẹ mai vàng
Còn con đành để mộng tan giữa đời
Ngỡ mình cưỡi sóng ra khơi,
Ngờ đâu giông bão thổi rơi về vườn
Mẹ chờ con tận cuối đường
Trong veo giọt lệ như sương đầu cành
Vàng ròng từng cánh mong manh
Con còn mỗi chút lòng thành này thôi
Mai vàng nhan sắc thắm tươi
Mẹ ơi xin mẹ nhận rồi hãy đi.
Ta nhìn tới những ngôi sao
Ước chi có một lời chào với ta
Kia kìa trăng… gió và… xa
Ta như một bóng hồn hoa mé vườn
Bỗng dưng nhớ lại nẻo về
Con đường hoang giữa chiều lê thê chiều
Ngập ngừng từng bước liêu xiêu
Hoàng hôn nhấp nhánh rất nhiều đốm hoa
Đâu là chỗ của riêng ta
Chỗ thờ phật… chỗ cúng ma.. chỗ nào?
Ta vô hình giữa bao la
Trời cao đất rộng thật thà với nhau
Ngoài kia dòng nước nông sâu
Ta đây vui giữa vui sầu liên thiên.
Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh chạm thấu thân phận con người, chạm thấu tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích những câu thơ cát bụi dân sinh của Nguyễn Duy và tôi biết trong thơ mình các câu thơ nhọc nhằn có một phần ảnh hưởng thơ anh. Tôi đọc lại Chuyến tàu đêm của mình để thấu hiểu Cát Bụi của anh Nguyễn Duy
CHUYẾN TÀU ĐÊM Hoàng Kim
Chuyến tàu đêm
Hoàng Kim
Nước mắt ta rơi bởi điều rất thật
Muối mặn gừng cay xó tối đường xa
Sợi tóc bạc thương đêm dài đói ngủ
Người trực tàu nhường chỗ giúp cho ta.
Câu chuyện cũ suốt đời ta mãi nhớ Bụi dân sinh ấy chính bụi người
Nơi cát bụi nhà nghèo vô tư quá
Chốn thần tiên là con mắt thứ ba.
3. NGUYỄN DUY TRONG LÒNG TÔI
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Nguyễn Duy
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẽo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát… đào chua …
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho đến mùa thu
trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho đến tháng năm
mẹ ra trãi chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẽo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sửa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (*)
1986
(*) Ca dao
Ánh trăng
Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978
Nguồn:
1. Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984
2. Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1995
Tre Việt Nam
Nguyễn Duy
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
Có gì đâu, có gì đâu,
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều.
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng,
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi,
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non,
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi,
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
1970-1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973
Bầu trời vuông Nguyễn Duy
Thắng rồi trận đánh thọc sâu
lại về với mái tăng * – bầu trời vuông
sục sôi bom lửa chiến trường
tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng
Khoái nào bằng phút ngả lưng
mở trang thư dưới bóng rùng đung đưa
trời tròn còn có rơi mưa
trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh
Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
thức là ngày ngủ là đêm
nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa
Ở đây là tấm lòng ta
sông dài núi rộng cũng là ở đây
vuông vuông chỉ một chút này
mà che trọn vẹn ngàn ngày quân đi
(Ái Tử, 1971)
(*) Mái tăng: tấm vải nhựa che mưa che nắng cho lính Trường Sơn
NHỚLỜI VÀNGALBERT EINSTEIN
Hoàng Kim
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm (Love is a better teacher than duty). Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ (If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough). Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi (Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning). Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng (Science without religion is lame, religion without science is blind). Đừng tham công nhưng hãy cố gắng làm người có ích (Strive not to be a success, but rather to be of value).Nhớ lời vàng Albert Einstein. Học và thực hành tốt năm lời vàng này là đủ dùng cho cả một đời ( Hoàng Kim) Thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/albert-einstein-loi-vang/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-4/
Albert Einsteinthiên tài Vật lý
Albert Einstein là nhà bác học đặc biệt nổi tiếng, thiên tài Vật lý của “thuyết tương đối” qua phương trình E = mc2 về sự tương đương khối lượng năng lượng. Ông nổi tiếng nhất thế giới được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện là công trình khai sinh ra lý thuyết lượng tử. Ông đồng thời cũng là nhà bác học có các danh ngôn minh triết.(Collected famous quotes from Albert), có tầm ảnh hưởng quan trọng rộng khắp toàn cầu.
Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết người Do Thái gốc Đức mang quốc tịch Mỹ và Thụy Sĩ, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại Ulm là một thị trấn nhỏ bên dòng sông Danube thuộc bang Baden-Württemberg của Đức.Ông nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901, và nhận quốc tịch Mỹ năm 1940 nhưng vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Ông mất vào lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955 tại Trenton, New Jersey, Mỹ..
Anbert Einstein sau khi tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật Eidgenössische Technische Hochschule năm 1900 ở Zurich, Thụy Sĩ, ông nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901 và dạy toán tại một trường đại học kỹ thuật khác ở Winterthur, rồi từ 1902 đến 1908, bắt đầu làm việc cho văn phòng cấp bằng sáng chế kỹ thuật tại Bern, với chức vụ giám định viên kỹ thuật hạng III. Einstein trong thời gian này hoàn toàn tự nghiên cứu ngoài giờ mà không có nhiều liên hệ trực tiếp với đồng nghiệp và tài liệu khoa học nhưng ông đã có những phát kiến rất quan trọng về vật lý lý thuyết làm nền tảng cho sự nghiệp của ông sau này. Anbert Einstein nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich năm 1905 và cùng năm này xuất bản ba công trình khoa học trong đó có thuyết tương đối hẹp.
Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tươg đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại, trụ cột kia là cơ học lượng tử. Albert Einstein thật minh triết, ông không chỉ để lại di sản “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn để lại những danh ngôn lỗi lạc, lời khuyên khôn ngoan của một nhà hiền triết, minh triết của một trí tuệ thiên tài.
Ngay sau khi ông công bố những phát kiến về nguyên lý tương đương của trọng trường năm 1907, ông được mời làm giảng viên Đại học Bern năm 1908, rồi trở thành giáo sư vật lý tại Đại học Zurich năm 1909 và bắt đầu nổi danh là một nhà khoa học vật lý hàng đầu. Năm 1911, ông đến giảng dạy tại trường Đại học Karl Praha là trung tâm khoa học nổi tiếng châu Âu và thủ đô của Tiệp Khắc. Ông đưa ra tiên đoán đầu tiên của thuyết tương đối rộng là ánh sáng phải đi theo đường cong khi qua gần Mặt Trời. Một năm sau đó, ông trở lại Zurich tiếp tục phát triển lý thuyết về trọng trường bằng tính toán tensor, với sự giúp đỡ của Marcel Grossmann nhà toán học danh tiếng và cũng là bạn học.
Năm 1914 Anbert Einstein quay về Đức làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Năm 1915, lần đầu thuyết tương đối rộng được xuất bản. Năm 1919, đoàn chuyên gia người Anh đã đo đạc ánh sáng mặt trời khi có nhật thực và khẳng định tiên đoán thiên tài năm 1911 của Anbert Einstein. Trong khi ông trở nên nổi tiếng toàn cầu thì ở Đức ông bị các phần tử bài Do Thái gây rối và tấn công.
Năm 1921 Anbert Einstein được nhận giải thưởng Nobel về vật lý đối với hiệu ứng quang điện mà không phải thuyết tương đối công trình nổi tiếng nhưng còn gây tranh cãi vào thời điểm đó. Từ năm 1920 đến năm 1927, ông đi khắp thế giới (1921 ở Mỹ, 1922 ở Pháp và Nhật, 1923 ở Palestine, 1924 ở Nam Mỹ) để thuyết trình khoa học và hoạt động xã hội . Bắt đầu từ năm 1927, Einstein tham gia vào một cuộc tranh luận với Niels Bohr về thuyết lượng tử. Ông làm việc quá sức và lâm bệnh năm 1928. Mặc dù bình phục ngay trong năm này, cường độ làm việc của ông buộc phải thư giãn hơn trước.
Năm 1932, Einstein nhận giảng dạy tại Đại học Princeton, tại Mỹ, và không quay trở lại nữa vì chính quyền chống Do Thái Đức quốc xã đã cầm quyền ở Đức. Năm 1933, ông tiếp tục chu du Oxford, Glasgow, Brussels, Zurich và nhận được những vị trí danh dự mà ông đã từng mơ ước vào năm 1901 từ Jerusalem, Leiden, Oxford, Madrid và Paris. Năm 1935 Einstein quyết định ở lại Princeton thực hiện những cố gắng trong việc thống nhất các định luật của vật lý.
Năm 1940 ông nhận quốc tịch Mỹ, và vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Anbert Einstein không chỉ là khai sinh ra “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn là một nhà khoa học phản đối chiến tranh. Ông đã gây được 6 triệu đô la tiền quỹ bằng việc bán đấu giá bản viết tay về thuyết tương đối hẹp vào năm 1944. Phương trình năng lượng của vật chất: E=mc2 trong bao nhiêu năm trời chỉ là đề tài tranh luận của các cuộc cãi vả lý thuyết, cho đến khi kết quả thực tế về năng lượng hạt nhân của quả bom nguyên tử đã làm san bằng thành phố Hiroshima năm 1945 chứng minh sự thật của phương trình đó.
Albert Einstein, tác giả của phương trình lừng danh này luôn coi thường và lãnh đạm mọi tôn vinh. Ông chỉ khao khát được suy nghĩ làm việc.
Anbert Einstein bắt đầu lâm bệnh năm 1949 và viết di chúc năm 1950. Chính phủ Israel năm 1952, mời Einstein nhận chức tổng thống, nhưng ông đã từ chối. Một tuần trước khi mất, Anbert Einstein đã ký tên vào một bức thư kêu gọi các nước không xây dựng vũ khí hạt nhân.
Ông mất tại Trenton, New Jersey, Mỹ lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955.
Albert Einsteindanh ngôn minh triết
Albert Einstein luôn suy nghĩ làm việc. Cách làm và cách suy nghĩ của ông lắng đọng những điều sâu sắc. Một số phát ngôn và ghi chép đời thường của ông được lưu dưới đây.
Albert Einstein có những lời vàngthật thấm thía. “Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau”. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding).
Albert Einstein đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học.Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”.
Albert Einstein có lối diễn đạt ‘chân thiện mỹ’ thật đáng suy ngẫm: “Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm” (Love is a better teacher than duty). “Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ” (If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough). “Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi ” (Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning). Trả lời về Thuyết tương đối, Albert Einstein nói: “Khi người đàn ông ngồi với một cô gái xinh đẹp trong một giờ, dường như đó chỉ là một phút. Nhưng nếu anh ta ngồi trên một cái bếp lò nóng trong một phút, thời gian đó còn dài hơn cả một giờ. Đấy là thuyết tương đối.” – Trích “The Yale Book of Quotations”