Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1398
Toàn hệ thống 3950
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

Lower Antelope Canyon 478.jpg

 

CHÀO NGÀY MỚI 26 THÁNG 5
Hoàng Kim

CNM365 Thắng cảnh hẻm núi Linh dương tại tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ, ảnh Meckimac;
Một niềm tin thắp lửa; Lời thương; Ông Bảy Nhị An Giang; Ngày 26 tháng 5 năm 1979 ngày mất của Kim Ngọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam (sinh năm 1917). Kim Ngọc (1917-1979) được mệnh danh là “cha đẻ của khoán hộ” quen gọi là “khoán mười”, “cha đẻ của Đổi mới trong nông nghiệp” ở Việt Nam. Ngày 26 tháng 5 năm 1805, Napoleon Bonaparte tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương của nước Ý tại nhà thờ chính tòa Milano. Napoléon Bonaparte là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Ngày 26 tháng 5 năm 1896, Nikolai II của Nga tiến hành nghi lễ đăng quang Sa hoàng Nga tại Đại giáo đường Upensky thuộc Moskva..Nikolai II là vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga, cũng là Đại Công tước Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa Hiện nay, ông được Giáo hội Chính Thống giáo Nga xem là Thánh Nikolai Người chịu nỗi thống khổ.và được bình chọn là một trong năm người ảnh hưởng lớn nhất đến nước Nga là Pie Đại Đế, Stalin, Lê Nin, Ekaterina II, Nikolai II. Bài chọn lọc ngày 26 tháng 5: Một niềm tin thắp lửa; Lời thương; Ông Bảy Nhị An Giang; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-5/

 

Congviecnaytraolaichoem

 

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

 

HuynhHuong Vo Minh Luan
Congviecnaytraolaichoem
Congviecnaytraolaichoem1
IAS 20 11 2015aa
IAS 20 11 2015a
IAS 20 11 2015aaa
Congviecnaytraolaichoem4
GiadinhNN

 

LỜI THƯƠNG
Hoàng Kim
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.

LỜI THƯƠNG (6)
Hoàng Kim

Chuyển mùa trời mưa ẩm
Ngắm cảnh nhớ Đào Công
Việc chờ người vẫn đợi
Thao thức thương người hiền.

Thung dung chào ngày mới
Lời thương vui trong ngần
Phúc hậu sống an nhiên
Đêm qua rồi ngày tới.

“Ngược gió đi không nản.
Rừng thông tuyết phủ dày.
Ngọa Long cương đâu nhỉ.
Đầy trời hoa tuyết bay

LỜI THƯƠNG (5)
Hoàng Kim

Thái Sơn nhớ bạn thương lời nhắn
Thanh Lương Từ Hiếu bước thanh nhàn
‘Bất đáo Trường Thành phi hảo hán’
Linh Giang Kỳ Lộ đối Trường Giang.

LỜI THƯƠNG (4)
Hoàng Kim

Em cũng đi anh cũng đi
Đường trần thăm thẳm bước say mê
Núi Thái anh lên ban mai hửng
Cổng Trời em đến nắng lên hương.

Thăm thăm trời thăm thẳm mây
Ai xui ai đến hiểm sơn này
Tự do hai tiếng ngời tâm đức
Thung dung đời thanh thản vui.

Câu li biệt lẽ hợp tan
Thời thế muôn năm biếng luận bàn
Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt
Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.

LỜI THƯƠNG (3)
Hoàng Kim

Nhớ người thuở ấy thăm nhau.
Bút vàng ruộng rẫy và câu ân tình.
Thương chùm mận hậu rung rinh.
Thủy chung bạn quý để dành người thân

LỜI THƯƠNG (2)
Hoàng Kim

Cánh cò bay trong mơ
ca dao em và tôi
bảng lãng cánh cò
bay giữa nhân gian.

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi

Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Cánh cò quê hương
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc

khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao Thần Nông
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

Ai viết cho ai Những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ?
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.

Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai.
“Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, hạc là người quen”.

Cánh cò bay trong mơ
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Hoa đồng nội và em

LỜi THƯƠNG (1)
Hoàng Kim

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong/

 

 

ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG
Hoàng Kim.

Ông Nguyễn Minh Nhị, bên phải, cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ  là chuyện cổ tích người lớn. Ông Nguyễn Minh Nhị, thường gọi là Bảy Nhị nguyên chủ tịch rồi bí thư của  tỉnh An Giang. Ông sống tử tế đã nghỉ hưu, Tôi lưu lại chuyện hay nhớ mãi này tại Chuyện cổ tích người lớn đã năm năm nay quay lại. Có những giá trị cần chiêm nghiệm thử thánh “ủ ngấu” với thời gian. Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Nhị chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng ông đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên, góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi khi đó làm Giám đốc Trung tâm. Ông tham khảo ý kiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất phèn mặn ngập năn lác của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.

Ông Nguyễn Minh Nhị có mấy bài viết hay gửi ông Nguyễn Bá Thanh, tình cảm của họ thật chân thành và cảm động. Sự chân thành thân thiết theo tôi chẳng cần lời bình luận nào thêm mà chỉ cần ghi lại. Tôi trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua”. Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Đó là trích đoạn tôi ghi chép về ông Bảy trong bài “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi

BẢY NHỊ TÔI ĐÃ QUA

Ông Bảy là con người thực tiễn. Ông đã nghỉ hưu, nay viết hồi ký “Tôi đã qua”. Ông kể lại những mẫu chuyện thực của đời mình. Sách “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập với 675 trang. Lối kể chuyện của ông là tôn trọng sự thật, sát thực tế và tâm huyết. Tôi háo hức đọc và chia sẻ đôi lời cảm nhận với bạn, để mong cùng bạn  từ trong chuyện đời thường rút tỉa được đôi điều về bài học cuộc sống.

Tôi bâng khuâng nhớ chuyệnxưa Đào Duy Từ còn mãi mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như sự thổ lộ của vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của vua Trần Thái Tông và Đào Duy Từ đều không phải ở trước tác mà là triều đại. Họ đều là những nhà thực tiễn sáng suốt, trọng thực tiễn hơn lý thuyết và có tầm nhìn sâu rộng lạ thường, ngay trong trước tác  cũng rất chú trọng gắn thực tiễn với lý luận. Họ đều đặc biệt chú trọng thực tiễn mà không theo lối khoa trương, hủ nho của người đương thời.

Ôn cũ nói mới để không phải so sánh những vĩ nhân lỗi lạc kia với ông Bảy mà là để thấm thía lời ông Bảy, cũng là một mẫu người rất coi trọng thực tiễn : “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì? Cụ Đồ Chiểu có cho Tiểu Đồng nói trong thơ Lục Vân Tiên rất hay: “Đồng rằng trong túi vắng hoe/ Bởi tin nên mắc bởi nghe nên lầm” ! Ông Bảy nói vậy vì con đường đi lên của nông nghiệp Việt Nam thật vất vả và nhọc nhằn quá !

Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt Nam sau khoán 10, sau nghị quyết 100, sau đổi mới, sau liên kết nông nghiệp 10 năm, nay tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, … thực tế đời sống người nông dân đã tăng lên bao nhiêu? tăng nhiều hay tăng ít ? có ổn định bền vững không? đã thật sự công bằng chưa? Hỏi xem thu nhập thực tế của nông dân túi họ có bao nhiêu tiền thì biết. Làm gì để chất lượng cuộc sống nông thôn tốt hơn?

Ông Bảy làm Chủ tịch Tỉnh, sau đó làm Bí thư tỉnh ủy An Giang là một tỉnh nông nghiệp. Vất vả đi lên từ hột lúa, con cá, ông thấm thía thật nhiều về sự liên kết nông nghiệp, đưa hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào nông nghiệp, nông thôn. Ông đã từng tìm tòi và trả giá cho những bứt phá đúng nhưng chưa hợp thời như chuyện “Hai dự án tranh cãi”. Dự án thứ nhất là trồng bắp thu trái non, trồng đậu nành rau và xây dựng nhà máy đông lạnh rau quả xuất khẩu. Dự án thứ hai là nhà máy tinh bột khoai mì.

Hơn 20 năm sau nhìn lại, ông viết: “Hai dự án đầy tranh cãi mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương,… từng đến thăm mấy lần và khen ghê lắm. Dự án thứ nhất nay lãi hằng năm cũng vài tỷ rồi cả vài chục tỷ đồng; có việc làm ổn định cho gần một ngàn công nhân (không kể lao động ngoài nhà máy). Dự án thứ hai, dù cho nhà máy bán đi nhưng An Giang được 9.000 ha đất từ Kiên Giang được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cho, từ hoang hoá và phèn nặng trở thành đất sản xuất 2-3 vụ/năm, lập thêm hai xã mới với gần một vạn dân. Đây là mồ hôi và cả nước mắt của hàng vạn con người. Nhưng không có ai tranh cãi. Chỉ có tôi và những người không đổ mồ hôi mới tranh cãi mà thôi.

Ông vui buồn trăn trở mà nói vậy thôi. An Giang nay đã vươn lên đứng đầu toàn quốc về sản lượng và xuất khẩu lúa, cá nhưng con đường nhọc nhằn của nghề nông, tâm huyết của một kẻ sĩ, luôn cánh cánh trong lòng câu hỏi: “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì?”. Tìm được câu trả lời vẹn toàn. Thật khó lắm thay!

Tôi kính trọng những người thực tiễn, tâm huyết, biết thao thức vận dụng học để làm trong thực tế cụ thể của chính mình, biến những điều học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân để làm được điều gì đó thiết thực cụ thể cho dân, cho nước, cho cộng động xã hội gia đình, và cho chính bản thân mình.

Ông Bảy mail cho tôi những trang hồi ký chỉ để đọc giữa một ít người trong gia đình và thân quen. Ông vui khi đọc bài viết Kênh ông Kiệt giữa lòng dân và nhận xét: “HK viết lúc mình đã nghĩ hưu nên cả HK cũng không bị ai hiểu là “tâng kẻ có chức”. Tôi thì ám ảnh bởi những điều trong đời mình, chính đời mình mắt thấy tai nghe, nếu mà tôi không lưu lại, không kể lại được thì thật khó có thể trao truyền lại những bài học thực tiễn cho người thân và các bạn trẻ nên tôi lựa chọn để kể.

BẢY NHỊ VĂN VÀ ĐỜI

Ông Bảy Nhị An Giang viết: “Hôm nay, mồng 1 tháng 5 năm 2015, kỷ niệm 40 năm ngày tôi “Đến bờ mong đợi” tại Cây số 5 Long Sơn – Tân Châu và cũng là kỷ niệm ngày sanh cháu ngoại đầu lòng – Nguyễn Minh Tú Anh đã tròn 10 tuổi. Tôi vừa tự in xong tập hồi ký “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập 675 trang như là câu chuyện về “nguồn cội” của hai họ Nguyễn – Đặng trên vùng đất khai hoang – mở cỏi và cũng là “lượt qua” cuộc đời tôi đã trãi.

Tôi đang vào tuổi 70 không tư duy, không suy nghĩ ra cái gì hay và không làm được việc gì mới. Nói như Nhà văn Nguyễn Trọng Tín năm tôi 60 tuổi về hưu: “Anh giờ như tằm chín chỉ còn ‘nhả ra’ chớ không còn ‘thâu vô’ được nữa”.

Đúng vậy! Mười năm qua, vợ chồng tôi chỉ tiếp tục lao động tạo ra của cải, giải quyết việc làm cho 60 lao động, lập ra trang trại làm lúa, nuôi cá, trồng rừng và lập cơ sở nuôi dạy trẻ… Những việc làm ấy tưởng như mới, nhưng thực ra cũng chỉ là tiếp tục cái vốn có của gia đình và bản thân thân tích lũy được. Nếu nói về cương vị xã hội thì vợ chồng tôi từ quan hệ “một chiều” là “người đày tớ”, hay “người lãnh đạo” tuy nhỏ nhưng là trách nhiệm tập thể, còn bây giờ thì chuyển sang quan hệ “hai chiều” nghĩa là vừa “làm chủ” vừa “làm thuê” cho dù quy mô không lớn nhưng phải tự chịu trách  nhiệm. Một khi con tầm còn tơ là còn phải nhả vậy thôi!

Mười năm làm những công việc ấy; đồng thời nhớ lại và suy nghĩ dài theo đường đời mà “Tôi đã qua” ngót 60 năm, từ khi tôi chập chững vào đời,. Ngoài những con người, sự việc đã ghi trong hồi ký, mấy hôm nay tôi lục bài vỡ, tư liệu cũ sắp xếp lại cho ngăn nấp…Tôi như sống lại một thời sôi động với những việc làm vẫn còn tên gọi mà nay chỉ còn là kỷ niệm! Tất cả đều đã cũ, tôi gom lại, hệ thống, phân loại và  in thành tập. Tôi đặt cho tập sách mới nầy cái tên “CÒN LÀ KỶ NIỆM”, hay Tập 3 của hồi ký “Tôi đã qua”.

“Còn là kỷ niệm” có mấy phần: Phần I – Những người tôi nhớ. Phần II – Những lời tôi nghe. Phần III – Những bài tôi viết trong 10 năm đầu nghĩ hưu. Và phần kết. Nguyễn Minh Nhị
(mục này đăng theo đúng bản gốc của email tác giả gửi).

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Sự thật và giá trị nhân văn lắng đọng. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. Đừng phán xét vội vã Nên đánh giá thực tiễn. Tôi tháng năm nhớ lại, năm 2018 xong tâm nguyện giúp hai con học nghề, đã thành tâm đi bộ lên Thái Sơn hướng Phật, thăm lại Khổng Tử chốn xưa KHỔNG TỬ DẠY VÀ HỌC. Ngẫm lời thơ và đánh giá của Bác.

Sâu sắc thay thơ “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”. “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).

Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh (và theo Hồ Chí Minh) về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử. Các đồng sự, học trò, đồng chí, đồng tâm, của thời đại Hồ Chí Minh bao nhiêu người thực lòng, lặng lẽ không phô trương, học để làm, học bởi làm (Learning by Doing) theo tinh thần ấy?

Chuyện cổ tích người lớn.

Hoàng Kim

Nguồn: ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/06/14/chuyen-co-tich-nguoi-lon/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-co-tich-nguoi-lon/

 

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video yêu thích

Beethoven – Für Elise (60 Minutes Version)

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

 

Lower Antelope Canyon 478.jpg

 

CHÀO NGÀY MỚI 26 THÁNG 5
Hoàng Kim

CNM365 Thắng cảnh hẻm núi Linh dương tại tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ, ảnh Meckimac;
Một niềm tin thắp lửa; Lời thương; Ông Bảy Nhị An Giang; Ngày 26 tháng 5 năm 1979 ngày mất của Kim Ngọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam (sinh năm 1917). Kim Ngọc (1917-1979) được mệnh danh là “cha đẻ của khoán hộ” quen gọi là “khoán mười”, “cha đẻ của Đổi mới trong nông nghiệp” ở Việt Nam. Ngày 26 tháng 5 năm 1805, Napoleon Bonaparte tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương của nước Ý tại nhà thờ chính tòa Milano. Napoléon Bonaparte là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Ngày 26 tháng 5 năm 1896, Nikolai II của Nga tiến hành nghi lễ đăng quang Sa hoàng Nga tại Đại giáo đường Upensky thuộc Moskva..Nikolai II là vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga, cũng là Đại Công tước Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa Hiện nay, ông được Giáo hội Chính Thống giáo Nga xem là Thánh Nikolai Người chịu nỗi thống khổ.và được bình chọn là một trong năm người ảnh hưởng lớn nhất đến nước Nga là Pie Đại Đế, Stalin, Lê Nin, Ekaterina II, Nikolai II. Bài chọn lọc ngày 26 tháng 5: Một niềm tin thắp lửa; Lời thương; Ông Bảy Nhị An Giang; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-5/

 

Congviecnaytraolaichoem

 

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

 

HuynhHuong Vo Minh Luan
Congviecnaytraolaichoem
Congviecnaytraolaichoem1
IAS 20 11 2015aa
IAS 20 11 2015a
IAS 20 11 2015aaa
Congviecnaytraolaichoem4
GiadinhNN

 

LỜI THƯƠNG
Hoàng Kim
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.

LỜI THƯƠNG (6)
Hoàng Kim

Chuyển mùa trời mưa ẩm
Ngắm cảnh nhớ Đào Công
Việc chờ người vẫn đợi
Thao thức thương người hiền.

Thung dung chào ngày mới
Lời thương vui trong ngần
Phúc hậu sống an nhiên
Đêm qua rồi ngày tới.

“Ngược gió đi không nản.
Rừng thông tuyết phủ dày.
Ngọa Long cương đâu nhỉ.
Đầy trời hoa tuyết bay

LỜI THƯƠNG (5)
Hoàng Kim

Thái Sơn nhớ bạn thương lời nhắn
Thanh Lương Từ Hiếu bước thanh nhàn
‘Bất đáo Trường Thành phi hảo hán’
Linh Giang Kỳ Lộ đối Trường Giang.

LỜI THƯƠNG (4)
Hoàng Kim

Em cũng đi anh cũng đi
Đường trần thăm thẳm bước say mê
Núi Thái anh lên ban mai hửng
Cổng Trời em đến nắng lên hương.

Thăm thăm trời thăm thẳm mây
Ai xui ai đến hiểm sơn này
Tự do hai tiếng ngời tâm đức
Thung dung đời thanh thản vui.

Câu li biệt lẽ hợp tan
Thời thế muôn năm biếng luận bàn
Tình Yêu Cuộc Sống đi cùng Bụt
Cửa nhà mình lối nhỏ bình an.

LỜI THƯƠNG (3)
Hoàng Kim

Nhớ người thuở ấy thăm nhau.
Bút vàng ruộng rẫy và câu ân tình.
Thương chùm mận hậu rung rinh.
Thủy chung bạn quý để dành người thân

LỜI THƯƠNG (2)
Hoàng Kim

Cánh cò bay trong mơ
ca dao em và tôi
bảng lãng cánh cò
bay giữa nhân gian.

Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi

Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Cánh cò quê hương
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc

khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao Thần Nông
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

Ai viết cho ai Những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ?
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.

Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai.
“Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, hạc là người quen”.

Cánh cò bay trong mơ
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Hoa đồng nội và em

LỜi THƯƠNG (1)
Hoàng Kim

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-thuong/

 

 

ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG
Hoàng Kim.

Ông Nguyễn Minh Nhị, bên phải, cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ  là chuyện cổ tích người lớn. Ông Nguyễn Minh Nhị, thường gọi là Bảy Nhị nguyên chủ tịch rồi bí thư của  tỉnh An Giang. Ông sống tử tế đã nghỉ hưu, Tôi lưu lại chuyện hay nhớ mãi này tại Chuyện cổ tích người lớn đã năm năm nay quay lại. Có những giá trị cần chiêm nghiệm thử thánh “ủ ngấu” với thời gian. Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Nhị chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng ông đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên, góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi khi đó làm Giám đốc Trung tâm. Ông tham khảo ý kiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất phèn mặn ngập năn lác của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.

Ông Nguyễn Minh Nhị có mấy bài viết hay gửi ông Nguyễn Bá Thanh, tình cảm của họ thật chân thành và cảm động. Sự chân thành thân thiết theo tôi chẳng cần lời bình luận nào thêm mà chỉ cần ghi lại. Tôi trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua”. Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Đó là trích đoạn tôi ghi chép về ông Bảy trong bài “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi

BẢY NHỊ TÔI ĐÃ QUA

Ông Bảy là con người thực tiễn. Ông đã nghỉ hưu, nay viết hồi ký “Tôi đã qua”. Ông kể lại những mẫu chuyện thực của đời mình. Sách “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập với 675 trang. Lối kể chuyện của ông là tôn trọng sự thật, sát thực tế và tâm huyết. Tôi háo hức đọc và chia sẻ đôi lời cảm nhận với bạn, để mong cùng bạn  từ trong chuyện đời thường rút tỉa được đôi điều về bài học cuộc sống.

Tôi bâng khuâng nhớ chuyệnxưa Đào Duy Từ còn mãi mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như sự thổ lộ của vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của vua Trần Thái Tông và Đào Duy Từ đều không phải ở trước tác mà là triều đại. Họ đều là những nhà thực tiễn sáng suốt, trọng thực tiễn hơn lý thuyết và có tầm nhìn sâu rộng lạ thường, ngay trong trước tác  cũng rất chú trọng gắn thực tiễn với lý luận. Họ đều đặc biệt chú trọng thực tiễn mà không theo lối khoa trương, hủ nho của người đương thời.

Ôn cũ nói mới để không phải so sánh những vĩ nhân lỗi lạc kia với ông Bảy mà là để thấm thía lời ông Bảy, cũng là một mẫu người rất coi trọng thực tiễn : “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì? Cụ Đồ Chiểu có cho Tiểu Đồng nói trong thơ Lục Vân Tiên rất hay: “Đồng rằng trong túi vắng hoe/ Bởi tin nên mắc bởi nghe nên lầm” ! Ông Bảy nói vậy vì con đường đi lên của nông nghiệp Việt Nam thật vất vả và nhọc nhằn quá !

Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt Nam sau khoán 10, sau nghị quyết 100, sau đổi mới, sau liên kết nông nghiệp 10 năm, nay tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, … thực tế đời sống người nông dân đã tăng lên bao nhiêu? tăng nhiều hay tăng ít ? có ổn định bền vững không? đã thật sự công bằng chưa? Hỏi xem thu nhập thực tế của nông dân túi họ có bao nhiêu tiền thì biết. Làm gì để chất lượng cuộc sống nông thôn tốt hơn?

Ông Bảy làm Chủ tịch Tỉnh, sau đó làm Bí thư tỉnh ủy An Giang là một tỉnh nông nghiệp. Vất vả đi lên từ hột lúa, con cá, ông thấm thía thật nhiều về sự liên kết nông nghiệp, đưa hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào nông nghiệp, nông thôn. Ông đã từng tìm tòi và trả giá cho những bứt phá đúng nhưng chưa hợp thời như chuyện “Hai dự án tranh cãi”. Dự án thứ nhất là trồng bắp thu trái non, trồng đậu nành rau và xây dựng nhà máy đông lạnh rau quả xuất khẩu. Dự án thứ hai là nhà máy tinh bột khoai mì.

Hơn 20 năm sau nhìn lại, ông viết: “Hai dự án đầy tranh cãi mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương,… từng đến thăm mấy lần và khen ghê lắm. Dự án thứ nhất nay lãi hằng năm cũng vài tỷ rồi cả vài chục tỷ đồng; có việc làm ổn định cho gần một ngàn công nhân (không kể lao động ngoài nhà máy). Dự án thứ hai, dù cho nhà máy bán đi nhưng An Giang được 9.000 ha đất từ Kiên Giang được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cho, từ hoang hoá và phèn nặng trở thành đất sản xuất 2-3 vụ/năm, lập thêm hai xã mới với gần một vạn dân. Đây là mồ hôi và cả nước mắt của hàng vạn con người. Nhưng không có ai tranh cãi. Chỉ có tôi và những người không đổ mồ hôi mới tranh cãi mà thôi.

Ông vui buồn trăn trở mà nói vậy thôi. An Giang nay đã vươn lên đứng đầu toàn quốc về sản lượng và xuất khẩu lúa, cá nhưng con đường nhọc nhằn của nghề nông, tâm huyết của một kẻ sĩ, luôn cánh cánh trong lòng câu hỏi: “Người dân hỏi chính khách làm gì cho dân nhờ chớ không hỏi hàng ngày ông làm gì?”. Tìm được câu trả lời vẹn toàn. Thật khó lắm thay!

Tôi kính trọng những người thực tiễn, tâm huyết, biết thao thức vận dụng học để làm trong thực tế cụ thể của chính mình, biến những điều học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân để làm được điều gì đó thiết thực cụ thể cho dân, cho nước, cho cộng động xã hội gia đình, và cho chính bản thân mình.

Ông Bảy mail cho tôi những trang hồi ký chỉ để đọc giữa một ít người trong gia đình và thân quen. Ông vui khi đọc bài viết Kênh ông Kiệt giữa lòng dân và nhận xét: “HK viết lúc mình đã nghĩ hưu nên cả HK cũng không bị ai hiểu là “tâng kẻ có chức”. Tôi thì ám ảnh bởi những điều trong đời mình, chính đời mình mắt thấy tai nghe, nếu mà tôi không lưu lại, không kể lại được thì thật khó có thể trao truyền lại những bài học thực tiễn cho người thân và các bạn trẻ nên tôi lựa chọn để kể.

BẢY NHỊ VĂN VÀ ĐỜI

Ông Bảy Nhị An Giang viết: “Hôm nay, mồng 1 tháng 5 năm 2015, kỷ niệm 40 năm ngày tôi “Đến bờ mong đợi” tại Cây số 5 Long Sơn – Tân Châu và cũng là kỷ niệm ngày sanh cháu ngoại đầu lòng – Nguyễn Minh Tú Anh đã tròn 10 tuổi. Tôi vừa tự in xong tập hồi ký “TÔI ĐÃ QUA” gồm hai tập 675 trang như là câu chuyện về “nguồn cội” của hai họ Nguyễn – Đặng trên vùng đất khai hoang – mở cỏi và cũng là “lượt qua” cuộc đời tôi đã trãi.

Tôi đang vào tuổi 70 không tư duy, không suy nghĩ ra cái gì hay và không làm được việc gì mới. Nói như Nhà văn Nguyễn Trọng Tín năm tôi 60 tuổi về hưu: “Anh giờ như tằm chín chỉ còn ‘nhả ra’ chớ không còn ‘thâu vô’ được nữa”.

Đúng vậy! Mười năm qua, vợ chồng tôi chỉ tiếp tục lao động tạo ra của cải, giải quyết việc làm cho 60 lao động, lập ra trang trại làm lúa, nuôi cá, trồng rừng và lập cơ sở nuôi dạy trẻ… Những việc làm ấy tưởng như mới, nhưng thực ra cũng chỉ là tiếp tục cái vốn có của gia đình và bản thân thân tích lũy được. Nếu nói về cương vị xã hội thì vợ chồng tôi từ quan hệ “một chiều” là “người đày tớ”, hay “người lãnh đạo” tuy nhỏ nhưng là trách nhiệm tập thể, còn bây giờ thì chuyển sang quan hệ “hai chiều” nghĩa là vừa “làm chủ” vừa “làm thuê” cho dù quy mô không lớn nhưng phải tự chịu trách  nhiệm. Một khi con tầm còn tơ là còn phải nhả vậy thôi!

Mười năm làm những công việc ấy; đồng thời nhớ lại và suy nghĩ dài theo đường đời mà “Tôi đã qua” ngót 60 năm, từ khi tôi chập chững vào đời,. Ngoài những con người, sự việc đã ghi trong hồi ký, mấy hôm nay tôi lục bài vỡ, tư liệu cũ sắp xếp lại cho ngăn nấp…Tôi như sống lại một thời sôi động với những việc làm vẫn còn tên gọi mà nay chỉ còn là kỷ niệm! Tất cả đều đã cũ, tôi gom lại, hệ thống, phân loại và  in thành tập. Tôi đặt cho tập sách mới nầy cái tên “CÒN LÀ KỶ NIỆM”, hay Tập 3 của hồi ký “Tôi đã qua”.

“Còn là kỷ niệm” có mấy phần: Phần I – Những người tôi nhớ. Phần II – Những lời tôi nghe. Phần III – Những bài tôi viết trong 10 năm đầu nghĩ hưu. Và phần kết. Nguyễn Minh Nhị
(mục này đăng theo đúng bản gốc của email tác giả gửi).

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Sự thật và giá trị nhân văn lắng đọng. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. Đừng phán xét vội vã Nên đánh giá thực tiễn. Tôi tháng năm nhớ lại, năm 2018 xong tâm nguyện giúp hai con học nghề, đã thành tâm đi bộ lên Thái Sơn hướng Phật, thăm lại Khổng Tử chốn xưa KHỔNG TỬ DẠY VÀ HỌC. Ngẫm lời thơ và đánh giá của Bác.

Sâu sắc thay thơ “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”. “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).

Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh (và theo Hồ Chí Minh) về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử. Các đồng sự, học trò, đồng chí, đồng tâm, của thời đại Hồ Chí Minh bao nhiêu người thực lòng, lặng lẽ không phô trương, học để làm, học bởi làm (Learning by Doing) theo tinh thần ấy?

Chuyện cổ tích người lớn.

Hoàng Kim

Nguồn: ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/06/14/chuyen-co-tich-nguoi-lon/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-co-tich-nguoi-lon/

 

 

 

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video yêu thích

Beethoven – Für Elise (60 Minutes Version)

KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19127
Nhập ngày : 26-05-2020
Điều chỉnh lần cuối : 26-05-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 10(24-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 10(23-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 10(22-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 10(22-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 10(20-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 10(19-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 10(18-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 10(17-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 10(16-10-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 10(15-10-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007