Số lần xem
Đang xem 2289 Toàn hệ thống 3877 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
Ấn tượng Viên Chăn thật lạ lùng
Nơi đâu hối hả, đây trầm lắng
Một vùng đất Phật ở ven sông.
Nhớ thuở Nguyễn công gây nghiệp lớn
Ai Lao thường mở lối đi về
Trung Hưng thành tựu nhờ chung sức
Núi thẳm, lòng dân đã chở che.
Dân Việt ngàn năm xuôi lấn biển
Tựa lưng vào núi hướng về Nam
Thoáng chốc nghìn năm nhìn trở lại
Tháp vàng, hoa trắng, nắng Mekong.
LÚA SẮN CAMPUCHIA VÀ LÀO
Hoàng Kim
Lúa sắn Campuchia và Lào là điểm nhấn thú vị thật đáng suy ngẫm. Campuchia và Lào tôi đã đến thật nhiều lần, kể từ năm 1972 trong chuyện kể Câu cá bên dòng Sêrêpôk cho tới sau này được giảng dạy và nghiên cứu, dự hội thảo, du lịch sinh thái, giúp các chủ trang trại canh tác lúa sắn . Tôi có nhiều bạn ở nơi ấy. Hoàng Long con trai tôi cùng Nguyễn Văn Phu ở bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh vừa tham gia Giúp bà con cải thiện vụ mùa tại Champasak trong mùa hè xanh năm 2019 tại Lào https://www.facebook.com/watch/?v=845140395871560
Việt Nam Lào Cămpuchia chúng ta chung nôi bán đảo Đông Dương, chung một vận mệnh mật thiết của sự kết nối đất nước và con người. Lúa sắn Việt Nam, Campuchia và Lào trong sự so sánh bức tranh nông sản này thì Việt Nam năm 2016 có diện tích canh tác lúa là 7.783.113 ha, năng suất lúa 5,58 tấn/ ha, sản lượng 43,43 triệu tấn; diện tích sắn 579.898 ha, năng suất sắn 19,04 tấn/ha, sản lượng sắn 11,04 triệu tấn. Campuchia năm 2016 diện tích canh tác lúa là 2.866.973 ha, năng suất 3,42 tấn/ ha, sản lượng 9,82 triệu tấn; diện tích sắn 387.636 ha, năng suất 26,33 tấn/ha, sản lượng 10,20 triệu tấn. Lào năm 2016 diện tích canh tác lúa là 973.327 ha, năng suất 4,26 tấn/ ha, sản lượng 4,14 triệu tấn; diện tích sắn 94.726 ha, năng suất 32,68 tấn/ ha, sản lượng 3,09 triệu tấn. Đối chiếu với số liệu thống kê của năm 2014 thì Việt Nam có diện tích canh tác lúa là 7.816,476 ha, năng suất lúa 5,75 tấn/ ha, sản lượng 44,97 triệu tấn; diện tích sắn 552.760 ha, năng suất sắn 18,47 tấn/ha, sản lượng sắn 10,20 triệu tấn. Campuchia năm 2014 diện tích lúa là 2.856.703 ha, năng suất 3,26 tấn/ ha, sản lượng 9,32 triệu tấn; diện tích sắn 257.845 ha, năng suất 25,78 tấn/ha, sản lượng 8,58 triệu tấn. Lào năm 2014 diện tích canh tác lúa là 957.836 ha, năng suất 4,17 tấn/ ha, sản lượng 4,00 triệu tấn; diện tích sắn 60.475 ha, năng suất 26,95 tấn/ha, sản lượng 1,63 triệu tấn.
Video Lao Farmer Network thật thú vị . Hình ảnh sắn Lào ngày 10 tháng 7 năm 2019 tại https://www.facebook.com/laofarmernetwork/videos/619900718642916 Bức tranh nông sản được đúc kết, bảo tồn để cùng học hỏi trao đổi. Lúa sắn Việt Nam, Lào, Cămpuchia với các điển hình tiên tiến trong nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác và sản xuất. chế biến, tiêu thụ trong tầm nhìn hệ thống kinh tế văn hóa xã hội là điểm nhấn của bài viết này .
LÚA SẮN CĂMPUCHIA
Lúa, sắn Cămpuchia, chúng ta có thể dạy và học gì với nông dân? Tôi lưu lại đây một điểm nhấn hợp tác lúa sắn với nông nghiệp Căm pu chia để có dịp quay lại viết sâu hơn, kể câu chuyện tiếp nối các câu chuyện Hợp tác Bảo tồn và Phát triển. Đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm .
Câu chuyện này tôi đã kể với Sango Mahanty giáo sư và chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Trường Đại học Úc. Tôi kết luận về sự trãi nghiệm và suy ngẫm của tôi với đất nước này.“Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển lúa sắn Việt Nam Căm pu-chia là rất to lớn. Điều này không chỉ đối với cây lúa, cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, nước, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng chúng ta không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển”.
Sự thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia Việt Nam là thật nhanh chóng. Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Nhìn lại số liệu sắn Campuchia đầu năm 2011 khi tôi sang khảo sát bên đó thì năm 2010 Campuchia có tổng diện tích sắn là 20.230 ha, đạt sản lượng thu hoạch 4,24 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 20,99 tấn/ ha. So với Việt Nam cùng kỳ (năm 2010) có tổng diện tích sắn là 498.000 ha, đạt sản lượng thu hoạch 8,59 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 17,26 tấn/ ha. (FAOSTAT 2015). Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Lý do vì: doanh nghiệp Việt Nam và Cămpuchia tổ chức trồng sắn kinh doanh tại những vùng đất dọc biên giới, nơi trồng sắn hầu hết là rừng mới khai phá đất tốt; Sư tổ chức canh tác phần lớn theo kiểu sản xuất kinh doanh khép kín để bán củ tươi về Việt Nam hoặc chế biến tại chỗ. Giống sắn Campuchia do các thương lái Việt Nam chuyển sang buôn bán cây giống để thu mua củ tươi, nên theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam. Hiện tại tổng diện tích sắn trồng của Cămpuchia có trên 90% được trồng là ba giống sắn tốt nhất KM419 ( khoảng 60%), KM98-5 (khoảng 10%) và KM94 (khoảng 20%) . Mười biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững theo kinh nghiệm đúc kết của Việt Nam và CIAT được bạn ứng dụng nhanh và tốt trong sản xuất.
Đến đất nước Cămpuchia nhiều lần trong các chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, cũng như giúp các doanh nghiệp Việt Nam, Cămpuchia và các bạn quốc tế canh tác sắn tại Cămpuchia. tôi thường thích mang theo tài liệu “Du lịch Cămpuchia” và cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết” (dịch từ Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư và các cửa khẩu khác dọc biên giới Việt _Cămpuchia, tôi chứng kiến nhiều lần những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt, gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn. Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh lúa sắn Angkor là bạn cũ của tôi ở bên ấy. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển lúa sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.
Cămpuchia đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước. Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học khá phổ biến ở vùng sâu vùng xa.
Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM94, KM98-5 nhập từ Việt Nam. Giống sắn mới triển vọng KM419 (BKA900 x KM 98-5 lai tạo tại Việt Nam) và KM325 (nguồn gốc SC5 x SC5 lai tạo tại Việt Nam) cũng đã được trồng nhiều nơi khá rộng rãi.
Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km.
Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.
Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng.
Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam).
Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM94, KM419, KM98-5, KM325 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.
Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển …”
Tôi đã có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập. Đất nước Angkor, nụ cười suy ngẫm Thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap là ba việc thú vị nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia.
Bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều kỳ thú. Lúa Cămpuchia đoạt chất lượng gạo ngon cao giá nhất hiện nay.Cây sắn Cămpuchia chuyển đổi sản lượng từ bốn triệu tấn năm 2010 tăng gấp đôi lên tám triệu tấn năm 2013, và vượt sản lượng năng suất Việt Nam từ năm 2016 chỉ sau sáu năm. Tôi không ngạc nhiên vì biết rõ những gì đã xảy ra và vì sao như vậy, nhưng thật khó lý giải. Nhiều năm giúp bạn trồng lúa sắn, đi trên đất nước Angkor, tôi hiểu mình đang đối thoại với một nền văn hóa lớn. Angkor nụ cười suy ngẫm. Lúa sắn Angkor.
Đền Banteay Srei thờ thần Shiva được thánh hóa ngày 22 tháng 4 năm 967 tại khu vực Angkor thuộc Campuchia ngày nay. Ngày huyền thoại này gợi cho tôi trở về ký ức lúa sắn Angkor.
Đền Banteay Srei thờ nữ thần Thánh Mẫu Shiva tại tọa độ 13,59 độ vĩ bắc,103,96 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, cách 25 km về phía đông bắc của nhóm các đền Angkor Thom của các kinh đô cổ đại .Đền Thành Mẫu Banteay Srei gợi sự đồng văn với Đạo Mẫu Việt Nam trong tư duy triết học Phương Đông của dịch lý truyền nhân mà người chồng nếu bị hủy diệt thì người vợ chính là nguồn gốc để truyền nhân, “còn da lông mọc, còn chồi nãy cây” vì người Mẹ là gốc sinh tồn của muôn loài, mà có dịp tôi sẽ bàn sâu hơn với bạn trong một chuyên khảo khác.
Shiva là là một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Shiva là hiện thân của sáng tạo và sự khởi đầu cái mới, đại diện cho sự hủy diệt cái cũ để phát triển. Shiva hợp chung cùng Trimurti, Vishnu thành ba vị thần sáng tạo, bảo quản và tiêu hủy. Shiva được xem như vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình vừa nhân từ vừa kinh sợ, được mô tả như là một vị thần toàn trí, bảo trợ của yoga và nghệ thuật. Shiva sống khổ hạnh trên núi Kailash với vợ và hai con nhưng ở khía cạnh kinh sợ, Shiva thường được mô tả như một ác thần hay chém giết. Shiva có các biểu tượng chính là có con mắt thứ ba trên trán, con rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (Sông Hằng) chảy từ mái tóc rối bù của mình, với vũ khí là đinh ba (Trishula) và nhạc cụ là một loại trống lắc (damaru). Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Shiva linga. Trong các ảnh tượng, thần được thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa điệu Tandava trên Maya.
Đền Banteay Srei là viên ngọc quý của nghệ thuật Khme được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ và chất pha màu đặc biệt được lưu dấu trên các bức điêu khắc trang trí tỉ mỉ trên tường đạt hình thức cực kỳ tinh xảo của tiêu chuẩn đặc biệt cao của các công trình Angkor cho ngôi đền đặc biệt nổi tiếng.Ngôi đền là là bức tranh tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc trên đá ong và sa thạch đỏ. Bản thân ngôi đền được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật trên đá với những bức phù điêu hoa văn tinh tế và đặc biệt khéo léo đến từng chi tiết nhỏ. Ngôi đền ban đầu thờ thần Shiva, trong khi đó ngôi đền phía Bắc lại thờ thần Vishnu, với nhiều bí mật lâu đài cổ, và các câu chuyện cổ xưa cần được khám phá. Tôi đến đây đã mấy lần nhưng nhiều sâu sắc vẫn chưa thấu tỏ.
Lúa Angkor, sắn Angkor và Du lịch sinh thái là ba ấn tượng yêu thích nhất.
LÚA SẮN LÀO
Lúa sắn ở Lào có một vị trí quan trọng. Khái quát về lịch sử và điều kiện sinh thái. Lào là một đất nước miền núi ở trung tâm bán đảo Đông Nam Á. Nước Lào có nguồn gốc lịch sử văn hoá từ Vương quốc Lan Xang (Vạn Tượng, Triệu Voi) được vua Lào Phà Ngừm khai sáng năm 1354. Vương quốc Lan Xang sau thời kỳ thịnh vương đến năm 1695 đã rơi vào khủng hoảng bởi tranh giành nội bộ và năm 1707 bị chia ba thành Vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, Vương quốc Viêng Chăn ở trung tâm, Vương quốc Champasak ở phía nam. Năm 1893, Pháp bảo hộ Liên bang Đông Dương đã hợp nhất ba vương quốc này thành lãnh thổ Lào. Sau khi Nhật chiếm đóng, Lào giành độc lập song người Pháp đã áp đặt lại quyền cai trị cho đến khi Lào được tự trị vào năm 1949. Lào độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến. Lào xẩy ra nội chiến trường kỳ kết thúc vào năm 1975 với phong trào Pathet Lào do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo đã lập nên chính thể hiện nay. Lào có điều kiện sinh thái tương tự vùng miền Trung và Tay Nguyên Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 2, mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 4. Lượng mưa hàng năm từ 1350mm đến 3700mm. Tổng diện tích đất đai Lào 23.080.000 ha trong đó đất nông nghiệp: 1.959.000 ha (8,5%), đất trồng trọt khoảng 1.000.000 ha (4.3%) đ 30% slope?”>ất dốc trên 30% chiếm 54%, đất dốc trên 8% slope “> 89% chiếm 8%. Lào là nước có mức sống người dân nghèo hơn so với Việt Nam và Cămpuchia. Nông nghiệp Lào chiếm 40% GDP, ngành công nghiệp chiếm 35% (chủ yếu là khai thác mỏ gổ và thủy điện) Dịch vụ 25% (chủ yếu là kinh doanh du lịch). 80% người dân tham gia các hoạt động nông nghiệp với hầu hết là nông dân sản xuất nhỏ. Lúa là cây trồng chính trong mùa mưa, đặc biệt là ở các nơi đất thấp dọc lưu vực sông Mêkông. Lúa nương, sắn, khoai lang, rau, ngô, cà phê, cao su, mía, thuốc lá, bông, chè, đậu phộng, là những cây trồng quan trọng đối với nhiều nông hộ ở vùng cao. Chiến lược quốc gia là thu hút đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào sản xuất, tiếp thị và chế biến nhằm mục đích tối đa hóa sự tham gia của người nông dân và gia đình, ưu tiên cao su, mía đường, lâm nghiệp, cà phê, sắn, ngô, sử dụng cạnh tranh cho đất, khai thác mỏ, thủy điện, phát triển “chiến lược quốc gia về xoá đói và giảm nghèo” (gồm 47 huyện ưu tiên rất nghèo và 25 huyện nghèo .
Tôi lần đầu tham gia đào tạo và tập huấn ở Lào cùng với tiến sĩ Reinhardt Howeler về “phương pháp FPR chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn” năm 2001, lần kế tiếp họp lúa sắn ở thủ đô Viên Chăn với tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi, một lần khác tham gia hội thảo sắn châu Á năm 2008 với tiến sĩ Rod Lefroy, giám đốc vùng sắn châu Á của CIAT, giáo sư Trần Ngọc Ngoạn, thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Loan, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Lý, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hỷ và tiến sĩ Nguyễn Phương. Sau đó tôi cũng có ba lần tham gia học tập trao đổi, đánh giá khảo sát hiệu quả đầu tư với các tổ chức Quốc tế và với nhóm chuyên gia Hernan Ceballos CIAT, Keith Fahrney CIAT- Lào, VinayakaHegde CTCRI, Ấn Độ, Bernardo Ospina,CLAYUCA, Colombia, Tin Maung Aye CIAT- Lào, Tian Yinong GSCRI, Trung Quốc . Nhiều báo cáo power point, tài liệu làm việc và những câu chuyện lúa sắn chưa dịp kể. Tháp vàng hoa trăng nắng Mekong hóa ra lắng đọng nhất.
Tháp Vàng (That Luang), Hoa Trắng (Champa), nắng Mekong (golden light in Mekong River) là những ấn tượng khó quên về đất nước Lào. Tháp vàng là biểu tượng quốc gia. Hoa trắng là sắc hoa sứ thanh khiết mà người Lào rất mến chuộng. Nắng vàng rực rỡ trên sông Mekong tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo của Viên Chăn. Uống bia Lào, ăn mực và nhâm nhi cà phê Việt, ngắm nắng chiều dát vàng trên sông xanh mà bờ sông bên kia là Thái Lan, để lắng nghe nhịp sống chậm rãi và yên bình.Tôi vui được tham dự Hội nghị Nghiên cứu Sắn Quốc tế lần thứ Tám (8th Asian Cassava Research Workshop) tổ chức tại Viên Chăn, đã cảm khái viết bài thơ “Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong” và lưu lại một số hình ảnh đẹp về đất nước Lào.
Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
Ấn tượng Viên Chăn thật lạ lùng
Nơi đâu hối hả, đây trầm lắng
Một vùng đất Phật ở ven sông.
Nhớ thuở Nguyễn công gây nghiệp lớn
Ai Lao thường mở lối đi về
Trung Hưng thành tựu nhờ chung sức
Núi thẳm, lòng dân đã chở che.
Dân Việt ngàn năm xuôi lấn biển
Tựa lưng vào núi hướng về Nam
Thoáng chốc nghìn năm nhìn trở lại
Tháp vàng, hoa trắng, nắng Mekong.
LÚA SẮN CAMPUCHIA VÀ LÀO
Hoàng Kim
Lúa sắn Campuchia và Lào là điểm nhấn thú vị thật đáng suy ngẫm. Campuchia và Lào tôi đã đến thật nhiều lần, kể từ năm 1972 trong chuyện kể Câu cá bên dòng Sêrêpôk cho tới sau này được giảng dạy và nghiên cứu, dự hội thảo, du lịch sinh thái, giúp các chủ trang trại canh tác lúa sắn . Tôi có nhiều bạn ở nơi ấy. Hoàng Long con trai tôi cùng Nguyễn Văn Phu ở bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh vừa tham gia Giúp bà con cải thiện vụ mùa tại Champasak trong mùa hè xanh năm 2019 tại Lào https://www.facebook.com/watch/?v=845140395871560
Việt Nam Lào Cămpuchia chúng ta chung nôi bán đảo Đông Dương, chung một vận mệnh mật thiết của sự kết nối đất nước và con người. Lúa sắn Việt Nam, Campuchia và Lào trong sự so sánh bức tranh nông sản này thì Việt Nam năm 2016 có diện tích canh tác lúa là 7.783.113 ha, năng suất lúa 5,58 tấn/ ha, sản lượng 43,43 triệu tấn; diện tích sắn 579.898 ha, năng suất sắn 19,04 tấn/ha, sản lượng sắn 11,04 triệu tấn. Campuchia năm 2016 diện tích canh tác lúa là 2.866.973 ha, năng suất 3,42 tấn/ ha, sản lượng 9,82 triệu tấn; diện tích sắn 387.636 ha, năng suất 26,33 tấn/ha, sản lượng 10,20 triệu tấn. Lào năm 2016 diện tích canh tác lúa là 973.327 ha, năng suất 4,26 tấn/ ha, sản lượng 4,14 triệu tấn; diện tích sắn 94.726 ha, năng suất 32,68 tấn/ ha, sản lượng 3,09 triệu tấn. Đối chiếu với số liệu thống kê của năm 2014 thì Việt Nam có diện tích canh tác lúa là 7.816,476 ha, năng suất lúa 5,75 tấn/ ha, sản lượng 44,97 triệu tấn; diện tích sắn 552.760 ha, năng suất sắn 18,47 tấn/ha, sản lượng sắn 10,20 triệu tấn. Campuchia năm 2014 diện tích lúa là 2.856.703 ha, năng suất 3,26 tấn/ ha, sản lượng 9,32 triệu tấn; diện tích sắn 257.845 ha, năng suất 25,78 tấn/ha, sản lượng 8,58 triệu tấn. Lào năm 2014 diện tích canh tác lúa là 957.836 ha, năng suất 4,17 tấn/ ha, sản lượng 4,00 triệu tấn; diện tích sắn 60.475 ha, năng suất 26,95 tấn/ha, sản lượng 1,63 triệu tấn.
Video Lao Farmer Network thật thú vị . Hình ảnh sắn Lào ngày 10 tháng 7 năm 2019 tại https://www.facebook.com/laofarmernetwork/videos/619900718642916 Bức tranh nông sản được đúc kết, bảo tồn để cùng học hỏi trao đổi. Lúa sắn Việt Nam, Lào, Cămpuchia với các điển hình tiên tiến trong nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác và sản xuất. chế biến, tiêu thụ trong tầm nhìn hệ thống kinh tế văn hóa xã hội là điểm nhấn của bài viết này .
LÚA SẮN CĂMPUCHIA
Lúa, sắn Cămpuchia, chúng ta có thể dạy và học gì với nông dân? Tôi lưu lại đây một điểm nhấn hợp tác lúa sắn với nông nghiệp Căm pu chia để có dịp quay lại viết sâu hơn, kể câu chuyện tiếp nối các câu chuyện Hợp tác Bảo tồn và Phát triển. Đất nước Angkor nụ cười suy ngẫm .
Câu chuyện này tôi đã kể với Sango Mahanty giáo sư và chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Trường Đại học Úc. Tôi kết luận về sự trãi nghiệm và suy ngẫm của tôi với đất nước này.“Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển lúa sắn Việt Nam Căm pu-chia là rất to lớn. Điều này không chỉ đối với cây lúa, cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, nước, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng chúng ta không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển”.
Sự thay đổi xã hội, môi trường dọc biên giới Campuchia Việt Nam là thật nhanh chóng. Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Nhìn lại số liệu sắn Campuchia đầu năm 2011 khi tôi sang khảo sát bên đó thì năm 2010 Campuchia có tổng diện tích sắn là 20.230 ha, đạt sản lượng thu hoạch 4,24 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 20,99 tấn/ ha. So với Việt Nam cùng kỳ (năm 2010) có tổng diện tích sắn là 498.000 ha, đạt sản lượng thu hoạch 8,59 triệu tấn, năng suất sắn củ tươi bình quân là 17,26 tấn/ ha. (FAOSTAT 2015). Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Lý do vì: doanh nghiệp Việt Nam và Cămpuchia tổ chức trồng sắn kinh doanh tại những vùng đất dọc biên giới, nơi trồng sắn hầu hết là rừng mới khai phá đất tốt; Sư tổ chức canh tác phần lớn theo kiểu sản xuất kinh doanh khép kín để bán củ tươi về Việt Nam hoặc chế biến tại chỗ. Giống sắn Campuchia do các thương lái Việt Nam chuyển sang buôn bán cây giống để thu mua củ tươi, nên theo rất sát nhưng tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam. Hiện tại tổng diện tích sắn trồng của Cămpuchia có trên 90% được trồng là ba giống sắn tốt nhất KM419 ( khoảng 60%), KM98-5 (khoảng 10%) và KM94 (khoảng 20%) . Mười biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững theo kinh nghiệm đúc kết của Việt Nam và CIAT được bạn ứng dụng nhanh và tốt trong sản xuất.
Đến đất nước Cămpuchia nhiều lần trong các chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, cũng như giúp các doanh nghiệp Việt Nam, Cămpuchia và các bạn quốc tế canh tác sắn tại Cămpuchia. tôi thường thích mang theo tài liệu “Du lịch Cămpuchia” và cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết” (dịch từ Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư và các cửa khẩu khác dọc biên giới Việt _Cămpuchia, tôi chứng kiến nhiều lần những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt, gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn. Tôi khuyên Sango nên tìm lại những người sản xuất và kinh doanh lúa sắn Angkor là bạn cũ của tôi ở bên ấy. Họ sẽ giúp Sango và Bảo Chinh khám phá những điều mới mẻ trong nghiên cứu phát triển lúa sắn, những biến đổi xã hội và môi trường nhanh chóng dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam. Luật nhân quả và những minh triết sâu sắc của cuộc sống sẽ khai mở cho chúng ta nhiều điều để dạy và học.
Cămpuchia đất rừng bạt ngàn, phần lớn là đất xám khá bằng phẳng, khó thoát nước. Dân cư thưa thớt. Trẻ em nghèo ít học khá phổ biến ở vùng sâu vùng xa.
Những giống sắn phổ biến ở Căm pu chia là KM94, KM98-5 nhập từ Việt Nam. Giống sắn mới triển vọng KM419 (BKA900 x KM 98-5 lai tạo tại Việt Nam) và KM325 (nguồn gốc SC5 x SC5 lai tạo tại Việt Nam) cũng đã được trồng nhiều nơi khá rộng rãi.
Chị Soc Chia thôn Tờ Rôn, nhà cách Snua 15 km, chồng trước đi lính nay chủ yếu đi xẻ cây, có tám con, năm đứa đi học , trường xa 4-5 km có đất mì 4 ha, đất lúa 1 ha , nuôi 5 bò và một số gà vịt. Nhà chở nước uống xa đến 5 km.
Hộ ông Seng San trồng 4 ha sắn KM98-5 và KM94 làm thuê cho ông Kim Ren ở Snua, đầu tư giống mới, xịt phân bón qua lá, chưa dùng phân chuống và NPK.
Sắn KM94 trồng luống từ cuối tháng 10 nay sinh trưởng khá tốt, nếu bón phân đúng cách và sạch cỏ có thể đạt trên 30 tấn củ tươi/ha do đất mới khai phá còn giàu dinh dưỡng.
Cây giống sắn KM94 bảo quản tự nhiên gần rẫy từ tháng 11 để trồng lại đầu tháng 5 năm sau. (Ở Kampong Cham, Karatie và Mondulkiri những vùng trồng sắn chính của Căm pu chia cũng có hai vụ chính trồng sắn tương tự như Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam).
Tiềm năng phát triển sắn thật lớn từ Kam Pong Cham đến Karatia đến Sen Monorom. Giống chủ lực nay là KM94, KM419, KM98-5, KM325 những giống sắn tốt từ Việt Nam. Lòng chúng tôi xúc động tự hào vì cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam qua hệ thống doanh nhân của hai nước đã làm giàu cho nhiều người dân và góp phần mang lại thịnh vượng chung cho cộng đồng Việt Miên Lào.
Anh Phạm Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, cô Nguyễn Thị Mỵ, Tổng Giám đốc HAMICO đều tâm đắc với sự đánh giá và trao đổi của tôi: “Tiềm năng hợp tác nghiên cứu phát triển sắn Việt Nam – Căm pu-chia là rất to lớn, Điều này không chỉ đối với cây sắn mà với tất cả các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nông lâm ngư nghiệp, điện, du lịch và thương mại, đời sống dân sinh cũng đều như vậy. Nhưng không được ăn vào tiềm năng. Hãy nghĩ đến một sự hợp tác thân thiện, bền vững, khai mở được tiềm năng to lớn của hai dân tộc để cùng có lợi, cùng phát triển …”
Tôi đã có ít nhất tám lần đến Angkor, nhưng lần nào cũng chỉ kịp lưu lại một ít hình ảnh và ghi chép ngắn mà chưa kịp biên tập. Đất nước Angkor, nụ cười suy ngẫm Thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở Phnôm Pênh, nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap là ba việc thú vị nếu bạn chỉ có thời gian ngắn du lịch Campuchia.
Bạn nếu sang làm việc dài ngày thì nên dành thì giờ tìm hiểu sự chuyển biến kinh tế, xã hội, môi trường dọc theo biên giới Việt Miên Lào hoặc xuôi dòng Mekong bạn sẽ có rất nhiều điều kỳ thú. Lúa Cămpuchia đoạt chất lượng gạo ngon cao giá nhất hiện nay.Cây sắn Cămpuchia chuyển đổi sản lượng từ bốn triệu tấn năm 2010 tăng gấp đôi lên tám triệu tấn năm 2013, và vượt sản lượng năng suất Việt Nam từ năm 2016 chỉ sau sáu năm. Tôi không ngạc nhiên vì biết rõ những gì đã xảy ra và vì sao như vậy, nhưng thật khó lý giải. Nhiều năm giúp bạn trồng lúa sắn, đi trên đất nước Angkor, tôi hiểu mình đang đối thoại với một nền văn hóa lớn. Angkor nụ cười suy ngẫm. Lúa sắn Angkor.
Đền Banteay Srei thờ thần Shiva được thánh hóa ngày 22 tháng 4 năm 967 tại khu vực Angkor thuộc Campuchia ngày nay. Ngày huyền thoại này gợi cho tôi trở về ký ức lúa sắn Angkor.
Đền Banteay Srei thờ nữ thần Thánh Mẫu Shiva tại tọa độ 13,59 độ vĩ bắc,103,96 độ kinh đông, nằm gần đồi Phnom Dei, cách 25 km về phía đông bắc của nhóm các đền Angkor Thom của các kinh đô cổ đại .Đền Thành Mẫu Banteay Srei gợi sự đồng văn với Đạo Mẫu Việt Nam trong tư duy triết học Phương Đông của dịch lý truyền nhân mà người chồng nếu bị hủy diệt thì người vợ chính là nguồn gốc để truyền nhân, “còn da lông mọc, còn chồi nãy cây” vì người Mẹ là gốc sinh tồn của muôn loài, mà có dịp tôi sẽ bàn sâu hơn với bạn trong một chuyên khảo khác.
Shiva là là một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Shiva là hiện thân của sáng tạo và sự khởi đầu cái mới, đại diện cho sự hủy diệt cái cũ để phát triển. Shiva hợp chung cùng Trimurti, Vishnu thành ba vị thần sáng tạo, bảo quản và tiêu hủy. Shiva được xem như vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình vừa nhân từ vừa kinh sợ, được mô tả như là một vị thần toàn trí, bảo trợ của yoga và nghệ thuật. Shiva sống khổ hạnh trên núi Kailash với vợ và hai con nhưng ở khía cạnh kinh sợ, Shiva thường được mô tả như một ác thần hay chém giết. Shiva có các biểu tượng chính là có con mắt thứ ba trên trán, con rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (Sông Hằng) chảy từ mái tóc rối bù của mình, với vũ khí là đinh ba (Trishula) và nhạc cụ là một loại trống lắc (damaru). Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Shiva linga. Trong các ảnh tượng, thần được thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa điệu Tandava trên Maya.
Đền Banteay Srei là viên ngọc quý của nghệ thuật Khme được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ và chất pha màu đặc biệt được lưu dấu trên các bức điêu khắc trang trí tỉ mỉ trên tường đạt hình thức cực kỳ tinh xảo của tiêu chuẩn đặc biệt cao của các công trình Angkor cho ngôi đền đặc biệt nổi tiếng.Ngôi đền là là bức tranh tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc trên đá ong và sa thạch đỏ. Bản thân ngôi đền được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật trên đá với những bức phù điêu hoa văn tinh tế và đặc biệt khéo léo đến từng chi tiết nhỏ. Ngôi đền ban đầu thờ thần Shiva, trong khi đó ngôi đền phía Bắc lại thờ thần Vishnu, với nhiều bí mật lâu đài cổ, và các câu chuyện cổ xưa cần được khám phá. Tôi đến đây đã mấy lần nhưng nhiều sâu sắc vẫn chưa thấu tỏ.
Lúa Angkor, sắn Angkor và Du lịch sinh thái là ba ấn tượng yêu thích nhất.
LÚA SẮN LÀO
Lúa sắn ở Lào có một vị trí quan trọng. Khái quát về lịch sử và điều kiện sinh thái. Lào là một đất nước miền núi ở trung tâm bán đảo Đông Nam Á. Nước Lào có nguồn gốc lịch sử văn hoá từ Vương quốc Lan Xang (Vạn Tượng, Triệu Voi) được vua Lào Phà Ngừm khai sáng năm 1354. Vương quốc Lan Xang sau thời kỳ thịnh vương đến năm 1695 đã rơi vào khủng hoảng bởi tranh giành nội bộ và năm 1707 bị chia ba thành Vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, Vương quốc Viêng Chăn ở trung tâm, Vương quốc Champasak ở phía nam. Năm 1893, Pháp bảo hộ Liên bang Đông Dương đã hợp nhất ba vương quốc này thành lãnh thổ Lào. Sau khi Nhật chiếm đóng, Lào giành độc lập song người Pháp đã áp đặt lại quyền cai trị cho đến khi Lào được tự trị vào năm 1949. Lào độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến. Lào xẩy ra nội chiến trường kỳ kết thúc vào năm 1975 với phong trào Pathet Lào do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo đã lập nên chính thể hiện nay. Lào có điều kiện sinh thái tương tự vùng miền Trung và Tay Nguyên Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 2, mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 4. Lượng mưa hàng năm từ 1350mm đến 3700mm. Tổng diện tích đất đai Lào 23.080.000 ha trong đó đất nông nghiệp: 1.959.000 ha (8,5%), đất trồng trọt khoảng 1.000.000 ha (4.3%) đ 30% slope?”>ất dốc trên 30% chiếm 54%, đất dốc trên 8% slope “> 89% chiếm 8%. Lào là nước có mức sống người dân nghèo hơn so với Việt Nam và Cămpuchia. Nông nghiệp Lào chiếm 40% GDP, ngành công nghiệp chiếm 35% (chủ yếu là khai thác mỏ gổ và thủy điện) Dịch vụ 25% (chủ yếu là kinh doanh du lịch). 80% người dân tham gia các hoạt động nông nghiệp với hầu hết là nông dân sản xuất nhỏ. Lúa là cây trồng chính trong mùa mưa, đặc biệt là ở các nơi đất thấp dọc lưu vực sông Mêkông. Lúa nương, sắn, khoai lang, rau, ngô, cà phê, cao su, mía, thuốc lá, bông, chè, đậu phộng, là những cây trồng quan trọng đối với nhiều nông hộ ở vùng cao. Chiến lược quốc gia là thu hút đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào sản xuất, tiếp thị và chế biến nhằm mục đích tối đa hóa sự tham gia của người nông dân và gia đình, ưu tiên cao su, mía đường, lâm nghiệp, cà phê, sắn, ngô, sử dụng cạnh tranh cho đất, khai thác mỏ, thủy điện, phát triển “chiến lược quốc gia về xoá đói và giảm nghèo” (gồm 47 huyện ưu tiên rất nghèo và 25 huyện nghèo .
Tôi lần đầu tham gia đào tạo và tập huấn ở Lào cùng với tiến sĩ Reinhardt Howeler về “phương pháp FPR chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn” năm 2001, lần kế tiếp họp lúa sắn ở thủ đô Viên Chăn với tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi, một lần khác tham gia hội thảo sắn châu Á năm 2008 với tiến sĩ Rod Lefroy, giám đốc vùng sắn châu Á của CIAT, giáo sư Trần Ngọc Ngoạn, thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Loan, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Lý, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hỷ và tiến sĩ Nguyễn Phương. Sau đó tôi cũng có ba lần tham gia học tập trao đổi, đánh giá khảo sát hiệu quả đầu tư với các tổ chức Quốc tế và với nhóm chuyên gia Hernan Ceballos CIAT, Keith Fahrney CIAT- Lào, VinayakaHegde CTCRI, Ấn Độ, Bernardo Ospina,CLAYUCA, Colombia, Tin Maung Aye CIAT- Lào, Tian Yinong GSCRI, Trung Quốc . Nhiều báo cáo power point, tài liệu làm việc và những câu chuyện lúa sắn chưa dịp kể. Tháp vàng hoa trăng nắng Mekong hóa ra lắng đọng nhất.
Tháp Vàng (That Luang), Hoa Trắng (Champa), nắng Mekong (golden light in Mekong River) là những ấn tượng khó quên về đất nước Lào. Tháp vàng là biểu tượng quốc gia. Hoa trắng là sắc hoa sứ thanh khiết mà người Lào rất mến chuộng. Nắng vàng rực rỡ trên sông Mekong tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo của Viên Chăn. Uống bia Lào, ăn mực và nhâm nhi cà phê Việt, ngắm nắng chiều dát vàng trên sông xanh mà bờ sông bên kia là Thái Lan, để lắng nghe nhịp sống chậm rãi và yên bình.Tôi vui được tham dự Hội nghị Nghiên cứu Sắn Quốc tế lần thứ Tám (8th Asian Cassava Research Workshop) tổ chức tại Viên Chăn, đã cảm khái viết bài thơ “Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong” và lưu lại một số hình ảnh đẹp về đất nước Lào.